zalo
[Giải đáp từ chuyên gia] Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp từ chuyên gia] Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg?

Phương Đặng
Phương Đặng

27/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg không chỉ là vấn đề đánh giá cân nặng mà còn thể hiện tình trạng sức khỏe chung của bé. Cùng Monkey tìm đáp án và một số kinh nghiệm chăm sóc để bé phát triển khỏe mạnh nhé!

Cân nặng trẻ 2 tháng bao nhiêu là đạt?

So sánh với mức tăng cân theo mỗi tháng và chỉ số theo bảng cân nặng chuẩn từ WHO, ba mẹ có thể nắm được sự phát triển của con đang tốt hay không.

Bé sơ sinh 1 tháng tăng bao nhiêu cân là chuẩn?

Theo tiêu chuẩn của WHO, trẻ sơ sinh trải qua 3 giai đoạn tăng trưởng cân nặng với 3 mức khác nhau. Càng về các tháng cuối, mức tăng cân của bé càng giảm để cơ thể trẻ ưu tiên phát triển chiều dài và trí não. 

Trong 3 tháng đầu tiên sau sinh, bé sẽ tăng 1 - 1.2kg/tháng tức là bé 2 tháng tuổi sẽ tăng 2 - 2.4kg. Giai đoạn tiếp theo mỗi tháng bé sẽ tăng từ 500 - 600g/tháng và 6 tháng cuối của năm sẽ tăng 200 - 300g/tháng.

Trẻ 2 tháng nặng bao nhiêu kg là vừa đủ?

Tương đương với mức tăng của trẻ 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là 5.1kg đối với bé gái và 5.6kg với bé trai. Thông thường, cân nặng của bé trai lớn hơn bé gái khoảng 300 - 500g.

Bảng cân nặng bé trai bé gái theo tiêu chuẩn WHO (Nguồn: https://www.who.int/)

Hầu hết cân nặng của bé 2 tháng chỉ gần bằng mức trung bình, rất ít trường hợp đạt chuẩn nên ở mỗi giới tính đều có giới hạn cân nặng an toàn. Cụ thể, theo bảng chỉ số WHO, khoảng cân nặng tốt cho bé gái là 4.5 - 5.8kg và bé trai từ 4.9 - 6.3kg. Tuy nhiên, đây là tiêu chuẩn mức độ 1, nếu nằm dưới hoặc vượt quá ngưỡng này thì ba mẹ nên cho con đi kiểm tra sức khỏe.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa cân nặng bé trai 1 tháng tuổi và bé gái? Làm thế nào để con tăng trưởng đều?

Sự phát triển của bé 2 tháng tuổi - Con đã biết làm gì?

Ba mẹ có tò mò em bé 2 tháng nhà mình đã biết làm những gì không? Sau 2 tháng chào đời, con yêu phát triển khá nhanh và đã có những thay đổi lớn. Thay vì nằm một chỗ, thời gian hầu hết là ăn, ngủ thì sang tháng thứ 2 con đã bắt đầu có những hoạt động mới và biết bộc lộ cảm xúc.

Về khả năng vận động, trẻ sơ sinh 2 tháng sẽ bắt đầu học cách phối hợp nhiều cử động thay vì các cử động giật cục khi mới sinh. Bé có thể đá mạnh, lăn lộn với những chuyển động nhịp nhàng, uyển chuyển hơn trước.

Đặc biệt, với những bé phát triển nhanh, cổ đã đủ cứng cáp thì ba mẹ có thể thấy con ngóc đầu hoặc quay sang 2 bên để nhìn theo sự vật có màu sắc hấp dẫn. Có đôi lúc là bé đang nhìn ba mẹ và mỉm cười nhẹ nhàng.

Khi cổ cứng cáp bé có thể ngóc đầu để quan sát mọi thứ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Về nhận thức, con đã nhận ra ba mẹ nhưng vì chưa thể nói nên thi thoảng sẽ phát ra tiếng gọi ê,a tuy ngắn nhưng rất dễ thương. Nếu ba mẹ trò chuyện cùng con mỗi ngày, bé sẽ biết phản ứng lại và nhanh biết nói hơn. 

Về các giác quan, tháng thứ 2 là thời điểm con có thể di chuyển đôi mắt linh hoạt để quan sát mọi thứ. Tai đã nghe được nhiều loại âm thanh và phân biệt được chúng. Lúc này, ba mẹ có thể cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, vừa giúp bé vui vẻ vừa giúp bé ngủ ngon hơn.

Xem thêm: [Gợi ý] Những thực đơn ăn dặm BLW cho bé 12 tháng tuổi

Những vấn đề sức khỏe của bé 2 tháng tuổi ba mẹ cần biết

Bước sang tháng thứ 2, một số vấn đề sức khỏe khi mới sinh vẫn còn tồn tại kèm các triệu chứng mới phát sinh mà ba mẹ cần chú ý.

Hội chứng colic - Cơn khóc co thắt

Đây là hiện tượng trẻ quấy khóc không lý do và gần như không thể dỗ. Thường xảy ra vào khung giờ nhất đinh, đa số là buổi tối và nguyên nhân được xác định là do 1 trong các yếu tố: đầy hơi, hormon làm co thắt dạ dày hoặc do hệ tiêu hóa của bé đang phát triển. Ngoài ra, sự kích thích ánh sáng, âm thanh cũng là 1 nguyên do. Nếu trẻ có hiện tượng này, ba mẹ nên cố gắng ôm ấp và an ủi để con cảm thấy an toàn.

Chướng bụng

Khi bạn sờ vào bụng bé có cảm giác chướng to và căng cứng thì có thể bé đã nuốt phải nhiều khí khi bú sữa bình hoặc bé bị táo bón, khó tiêu. Tuy nhiên, ba mẹ có thể sử dụng men vi sinh để giúp con dễ chịu hơn. Nếu con có biểu hiện sốt hoặc tình trạng chướng bụng kéo dài, ba mẹ nên cho con đi khám chuyên khoa.

Nôn trớ

1 trong những vấn đề thường gặp khi trẻ bú là ọc sữa. Tuy không nguy hiểm nhưng để hạn chế tình trạng này, ba mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé ngay sau khi bú, không để bé nằm ngay mà hãy bế con một lúc để hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Trường hợp, trẻ nôn trớ kèm dịch xanh lục hoặc vàng thì nên cho con đi điều trị càng sớm càng tốt.

Các vấn đề về da

Vảy da đầu hay cứt trâu là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hăm tã và vảy da đầu (cứt trâu) là hai hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hai tình trạng này đều không nguy hiểm, ba mẹ chỉ cần tắm rửa và vệ sinh sạch cho bé thì mọi vấn đề sẽ được cải thiện.

Nấm miệng

Nấm miệng là hiện tượng các mảng trắng xuất hiện trên lưỡi hoặc cả 2 bên máng. Bạn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách rơ lưỡi hàng ngày bằng nước muối. Mặt khác, bạn cần sử dụng thuốc phù hợp nếu việc vệ sinh miệng không hiệu quả.

Một số lưu ý chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi giúp con phát triển khỏe mạnh

Với 7 lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé 2 tháng tuổi khỏe mạnh và phát triển tốt ở giai đoạn tiếp theo.

  • Cho bé bú đủ theo nhu cầu giúp bé luôn no bụng, không quấy khóc và dễ vào giấc ngủ. Ngoài ra, bú đủ cữ với lượng vừa phải sẽ giúp tối ưu quá trình tiêu hóa ngăn ngừa các tình trạng táo bón, đầy hơi, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

  • Sắp lịch và thời gian ngủ khoa học nhằm đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Khi con tỉnh táo, ngủ đủ, bé sẽ hạn chế quấy nhiều cha mẹ và chơi ngoan hơn.

  • Theo dõi và chú ý phát hiện sớm các hiện tượng sức khỏe, bệnh lý kể trên để đưa con đi khám, điều trị kịp thời. Chú ý lịch tiêm phòng, đảm bảo các mũi tiêm đầy đủ để tăng sức đề kháng giúp bé tăng trưởng tốt.

  • Trò chuyện, giao tiếp cùng bé để con phát triển các giác quan, đặc biệt là thị giác và thính giác. Hành động này sẽ hỗ trợ bé nhận biết được nhiều loại âm thành và quan sát được nhiều sự vật đa dạng, làm quen và phản ứng với bố mẹ.

  • Chọn đồ chơi phù hợp để con có cơ hội cầm nắm, tăng cường khả năng vận động toàn thân.

  • Massage không chỉ giúp bé thư giãn, vui vẻ, dễ ngủ mà còn cải thiện các vấn đề miễn dịch và tiêu hóa. Mẹ hãy thực hiện massage cho bé trước khi tắm và trước khi ngủ đêm nhé!

Massage giúp bé thư giãn và khỏe mạnh hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg là vấn đề được hầu hết phụ huynh quan tâm. Ngoài đạt chỉ số chuẩn thì các vấn đề sức khỏe và cách chăm sóc cũng cần được chú trọng để con phát triển toàn diện hơn. Nếu ba mẹ đang muốn con tiếp xúc với phương pháp học ngôn ngữ mới ngay từ nhỏ một cách hiệu quả, có thể tham khảo qua các sản phẩm ứng dụng của Monkey như: Monkey Junior, Monkey Stories, VMonkey ngay nhé! Hy vọng những thông tin mà Monkey chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ nhẹ nhàng và bớt lo lắng hơn trong quá trình chăm sóc bé.

1. Your Baby's Growth: 2 Months - truy cập ngày 4/11/2022

https://kidshealth.org/en/parents/growth-2mos.html

2. Average Weight Gain For Babies - truy cập ngày 4/11/2022

https://www.babycareadvice.com/blogs/growth/average-weight-gain-for-babies

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!