zalo
Ăn dặm cho bé: kiến thức vàng mẹ cần nắm vững
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Ăn dặm cho bé: kiến thức vàng mẹ cần nắm vững

Lê Hương
Lê Hương

16/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên được các chuyên gia khuyên nên cho ăn dặm và làm quen với thực phẩm đa dạng ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ hoàn thiện kỹ năng ăn uống từ đơn giản đến phức tạp. Cùng Monkey tham khảo những kiến thức cơ bản nhất về ăn dặm cho bé đúng cách nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Ăn dặm cho bé: kiến thức vàng mẹ cần nắm vững. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vấn đề đầu tiên mà ba mẹ nên tìm hiểu về ăn dặm ở trẻ chính là thời điểm nào cho bé ăn dặm là tốt nhất. Đây là yếu tố quan trọng giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả, ăn uống tích cực và tự lập ngay từ đầu.

Để trả lời câu hỏi khi nào nên cho bé ăn dặm của nhiều ba mẹ có con ở độ tuổi này, các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất nên cho bé ăn dặm khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Bởi vì thời điểm này ngoài sữa, bé còn có nhu cầu năng lượng tăng lên so với thời điểm trước để phát triển các kỹ năng mới. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định khi bé đạt từ 6 tháng tuổi thì sữa mẹ chỉ đáp ứng được khoảng 450kcal/ngày trong khi đó, bé cần đến gần 700kcal/ngày để có năng lượng hoạt động. 

Do vậy, đồ ăn dặm cho bé sẽ đóng vai trò bù đắp vào phần năng lượng đang còn thiếu này. Dần dần các món ăn dặm cũng tăng dần về lượng và độ đặc đảm bảo ăn dặm đúng cách giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng đúng chuẩn hỗ trợ bé thông minh và khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, thiếu nhận thức. 

Bên cạnh đó, thời điểm từ 6 tháng tuổi thì lượng sắt trong cơ thể bé dự trữ đã hết, bé rất dễ bị thiếu sắt nếu chỉ bú mẹ hoặc dùng sữa công thức. Chỉ có những loại thực phẩm ăn dặm mới bù đắp được lượng sắt này. Trường hợp bé bị thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu ở trẻ em. Thống kê cho thấy nhóm trẻ ở độ tuổi từ 6 -12 tháng  sẽ có nguy cơ bị thiếu máu cao nhất.

Lý do để ba mẹ bắt đầu bữa ăn dặm đầu tiên cho bé từ 6 tháng mà không phải từ 4 tháng chính là khi 4 tháng, cơ thể chưa có đủ lượng men amylase để tiêu hóa chất tinh bột nên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó, ăn dặm quá sớm khiến bé bú ít sữa đi, thiếu chất khiến suy giảm hệ miễn dịch. Bé dễ bị dị ứng thực phẩm và các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,...do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Khi nào nên cho bé ăn dặm?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngược lại, nếu ba mẹ cho bé làm quen với đồ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi thì bé dễ bị béo phì, tăng cân chậm vì sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển các kỹ năng lẫn chiều cao và cân nặng. Vì thế, thời điểm lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm đúng cách chính là từ 6 tháng tuổi. 

Các nguyên tắc ăn dặm đúng cách cần biết

Các nguyên tắc ăn dặm đúng cách cần biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số các nguyên tắc cơ bản trong ăn dặm cho bé mà ba mẹ nên tham khảo và áp dụng trên thực tế:

Ưu tiên thức ăn gần sữa mẹ

Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi, trước đó bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn. Vì thế, hệ tiêu hóa và khẩu vị của bé gần như đã quen với sữa. Vì thế, cách tốt nhất để bắt đầu quá trình ăn dặm cho bé chính là từ thức ăn gần sữa mẹ hay tương tự như sữa mẹ và sữa công thức mà bé đang uống.

Tốt nhất, ba mẹ nên cho bé làm quen vị ngọt rồi đến mặn. Ban đầu là chế biến ăn dặm cho bé từ bột ngọt vì có mùi vị tương tự sữa sau đó với các món ăn có vị mặn hơn, nhiều chất dinh dưỡng và cấu trúc phức tạp hơn. Đó là cách cho bé ăn dặm an toàn và hiệu quả nhất. 

Thực hiện theo nguyên tắc “ít-nhiều”

Nguyên tắc này có mục đích giúp hệ tiêu hóa và đường ruột của bé quen dần với món ăn ngoài sữa từ chất lượng đến số lượng. Theo đó, ban đầu khi bé ăn dặm thì mẹ chỉ nên cho vài thìa bột với thành phần đơn giản dễ tiêu hóa và bé dễ hấp thu sau dần tăng lên.

Cụ thể, lượng thức ăn cho bé khi bé làm quen với ăn dặm là gì ít rồi tăng lên khoảng 10g bột, 10g rau xanh, thịt đạt khoảng 10g sau khi xay nhuyễn,, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5ml mỗi bữa ăn dặm cho bé ... giúp bé có đủ năng lượng phát triển và hoàn thiện các kỹ năng phức tạp. 

Thực hiện đúng nguyên tắc “loãng - đặc”

Điều tiếp theo mà ba mẹ nên nhớ khi tìm hiểu về ăn dặm cho bé từ 6 tháng trở lên là đảm bảo nghiêm túc nguyên tắc loãng đến đặc. Điều này có nghĩa là bé ăn loãng như sữa sau đó đặc dần và có nguồn thực phẩm phong phú hơn để hệ tiêu hóa của bé làm quen dần dần. 

Đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thức ăn

Việc tiếp theo sau khi ba mẹ hiểu ăn dặm là ăn gì cần biết để áp dụng cho bé chính là đảm bảo các món ăn của bé phải đủ 4 nhóm bao gồm: Chất đạm, chất béo, bột đường và chất xơ

Khi chế biến các món ăn dặm đầy đủ chất này sẽ đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, tăng cân và chiều cao đều, trí tuệ thông minh và ít ốm vặt. 

Không ép bé ăn 

Nhắc đến ăn dặm thì bạn có thể hiểu là ăn thêm, ngoài khẩu phần sữa thì “dặm” thêm những thực phẩm khác chứa nhiều chất hơn, phức tạp và phong phú hơn. Bởi vậy, bé đang làm quen nên tốt nhất không ép bé ăn. Bé đang thử mùi vị thực phẩm nên chưa thể ăn nhiều cùng một lúc từ ban đầu. Cần tăng dần lượng thức ăn cho bé trong khẩu phần hàng ngày. 

Trường hợp bé không hợp tác với việc ăn dặm thì cách tốt nhất là ba mẹ không nên ép mà nên dừng lại từ 5 - 7 ngày sau đó tập cho bé ăn dặm lại từ đầu. Đây là cách đơn giản để không gây ra tâm lý căng thẳng, sợ hãi khiến trẻ bị biếng ăn sinh lý sau này. 

Các nhóm thực phẩm ăn dặm cho trẻ 

Khi bắt đầu chế biến đồ ăn dặm cho bé thì ba mẹ cần nhớ các nhóm thực phẩm nhất định phải có trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày. Cụ thể đó là:

Các nhóm thực phẩm ăn dặm cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhóm bột đường

Nhóm thực phẩm đầu tiên mà ba mẹ cần chuẩn bị cho bé ăn dặm chính là nhóm bột đường. Đây chính là món ăn dặm có lượng nhiều nhất trong bảng thành phần cần chuẩn cho bé từ 6 tháng tuổi. 

Những món ăn dặm nhóm nà bao gồm cháo nghiền, khoai nghiền, yến mạch …giàu chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt. Cách nấu ăn dặm cho bé bằng gạo tẻ tám mới, tuyệt đối không nên trộn gạo nếp và gạo tẻ, ý dĩ, hạt sen, đậu xanh khiến bé khó tiêu hóa, đầy bụng, chậm tiêu. 

Tốt nhất đối với các bé từ 12 tháng trở lên nên đa dạng phong phú khẩu phần ăn để tránh làm trẻ biếng ăn sinh lý do khẩu phần ăn chỉ gồm cháo trong thời gian dài. Ba mẹ cũng nên thay đổi chế độ ăn bao gồm: súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa... giúp bé ăn dặm tốt hơn, có đủ chất để phát triển toàn diện. 

Nhóm đạm

Lưu ý khi ăn dặm tiếp theo chính là nhóm chất đạm cung cấp năng lượng để bé hoạt động và phát triển các kỹ năng quan trọng như bò, trườn…vô cùng quan trọng. 

Chất đạm có trong các loại thực phẩm bao gồm: Thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gà nạc, lòng đỏ trứng gà là những món ăn dặm dễ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Chất này có tác dụng cung cấp chất axit amin giúp trẻ tăng trưởng và phục hồi của tế bào sống. 

Tuy nhiên, ba mẹ không nên chế biến các món ăn dặm cho bé quá nhiều chất đạm vì hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ không thể hấp thụ quá nhiều chất bao gồm cả đạm động vật (gồm thịt, cá...) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ...). Tốt nhất ba mẹ kết hợp cho bé đạm động vật và đạm thực vật để bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh. 

Nhóm xơ và khoáng chất

Theo đó, khi ba mẹ chế biến các món ăn dặm cho bé không thể thiếu được nhóm chất xơ và khoáng chất cần thiết. Theo đó, đây là yếu tố hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, toàn diện. Chất xơ có nhiều trong các loại hoa quả tươi như chuối, cam, xoài, đu đủ..cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp bé khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, khi chế biến đồ ăn dặm cho bé các mẹ nhớ chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như rửa rau dưới vòi nước sạch, chọn hoa quả theo mùa, không  bảo quản rau củ quả quá lâu trong tủ lạnh…đảm bảo an toàn cho bé cũng như không làm mất đi chất dinh dưỡng trong thực phẩm. 

Nhóm chất béo

Nhóm chất tiếp theo mà ba mẹ nhất định cần bổ sung đầy đủ trong khẩu phần ăn của các bé chính là chất béo. Đây là yếu tố cung cấp năng lượng, giúp màng tế bào và mô não hoạt động khỏe mạnh. 

Ngoài ra, chất béo còn là dung môi hỗ trợ cơ thể hấp thụ các vitamin vào cơ thể bao gồm: Vitamin A,D,E,K... hòa tan hấp thu vào cơ thể. trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn...), với tỷ lệ 1:1 xe kẽ hằng ngày.

Các chuyên gia khuyên rằng lưu ý khi ăn dặm cho bé là xen dầu và mỡ, dầu thực vật gồm nhiều loại như: Dầu đậu nành, mè, dầu cá hồi...dầu gấc, dầu ô liu riêng dầu gấc chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A trong cơ thể có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn. 

Ba mẹ nên sử dụng dụng cụ ăn dặm nào cho bé?

Ba mẹ nên sử dụng dụng cụ ăn dặm nào cho bé?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bát muỗng ăn dặm 

Trong các dụng cụ để cho bé ăn dặm thì bắt buộc cần chuẩn bị bát muỗng ăn dặm dành cho bé. Đây là dụng cụ để bé tự ăn cũng như người lớn chế biến cho bé ăn đảm bảo vệ sinh thực phẩm và an toàn. Một số loại thìa ăn dặm báo nóng giúp ba mẹ nhận biết khi nào đồ ăn đã nguội để cho bé ăn.

Ngoài ra, bát và muỗng còn được dùng để đo lượng đồ ăn dặm của bé mỗi ngày. Khi bắt đầu ăn dặm đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé nửa muỗng thức ăn sau dần dần tăng lên. Tuyệt đối không nên cho bé ăn nhiều cùng một lúc khiến bé chán hoặc biếng ăn sinh lý. 

Ghế ăn dặm

Nếu ba mẹ chuẩn bị ghế ăn dặm cho bé thì ăn dặm chỉ là chuyện nhỏ đối với mọi thành viên trong gia đình. Đây là dụng cụ thiết yếu bắt buộc để bé tự ngồi thẳng ăn, vừa giúp bé tự lập vừa rèn luyện kỹ năng ngồi thẳng lưng cho trẻ giai đoạn này.

Ngoài ra, ghế ăn dặm còn phù hợp để mẹ áp dụng các phương pháp ăn dặm hiệu quả bao gồm ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm kết hợp, ăn dặm kiểu Nhật một cách tự lập. Từ đó, bé hoàn thiện các kỹ năng tốt hơn, kiểm soát dạ dày chủ động hơn. 

Yếm ăn dặm

Dụng cụ cuối cùng mà ba mẹ cần chuẩn bị cho bé trong giai đoạn ăn dặm chính là yếm ăn dặm. Đây là phương tiện giúp bé ăn uống sạch sẽ và chủ động hơn. Nhờ có yếm ăn dặm mà việc dọn dẹp bàn ăn và giữ vệ sinh cho cơ thể được đảm bảo tốt hơn. 

Yếm ăn dặm nên chọn loại dễ vệ sinh, tiện lợi thông minh và có độ bền cao, có màu sắc phù hợp với giới tính của trẻ cũng như sở thích. Chất liệu nên chọn loại chống thấm nước. Và kích cỡ yếm ăn dặm thì ba mẹ nên chọn loại yếm vừa vặn với độ tuổi để việc ăn dặm cho bé được đảm bảo thuận tiện hơn. 

Một số phương pháp ăn dặm mẹ cần biết

Một số phương pháp ăn dặm mẹ cần biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số phương pháp ăn dặm phổ biến mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên:

Ăn dặm truyền thống

Khi nhắc đến ăn dặm truyền thống thì bạn có thể hiểu ý nghĩa của từ ăn dặm tiếng Anh là gì. Theo đó, ăn dặm kiểu này có nghĩa là toàn bộ đồ ăn sẽ được mẹ xay nhuyễn ra rồi dùng thìa để đút cho bé ăn

Ưu điểm của ăn dặm truyền thống là đơn giản, chế biến nhanh, ai cũng áp dụng được, kiểm soát thời gian và lượng ăn của bé. Ba mẹ tăng dần lượng ăn và độ thô từ cháo xay, cháo nghiền rồi cháo hạt và thành cơm như ăn cùng người lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý khi ăn dặm kiểu truyền thống dễ gây béo phì, thừa cân và kén ăn. Tốt nhất ba mẹ nên tập cho bé ăn món ăn đa dạng khẩu vị để giúp bé hào hứng hơn, ăn nhanh hơn và hiệu quả hơn. 

Ăn dặm BLW

Khác hẳn với cách ăn truyền thống, khi áp dụng ăn dặm cho bé theo kiểu ăn dặm BLW tức là bé sẽ tự ăn, ba mẹ không cần đút thức ăn vào miệng cho bé. Nhiệm vụ của ba mẹ khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là ba mẹ chế biến, bày sẵn đồ ăn chín và cắt đúng độ dài để bé tự cầm bằng tay và cho lên việc một cách độc lập. 

Cách tập cho bé ăn phương pháp này là ba mẹ nấu dạng dài, kích thước bằng đầu ngón tay trỏ của bé để bé dễ dàng cầm, nắm và bốc ăn. Nếu bé ngồi thẳng, kiểm soát đầu tốt, biết cầm nắm, cho bé ăn cùng gia đình..thì phương pháp ăn dặm cho bé này rất phù hợp. 

Ăn dặm 3 day wait

Phương pháp ăn dặm tiếp theo chính là ăn dặm 3 day wait tức là cho bé ăn từng bước 1 từ ít đến nhiều nhằm tránh nguy cơ bị dị ứng ở trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Anh. 

Theo đó, nguyên tắc là cho bé ăn món mới từ ít đến nhiều từ 3 -4 muỗng rồi lên 5 -6 muỗng và cứ thế tăng dần để bé làm quen. Bé làm quen dần dần với những món ăn mà bé yêu thích thì không quá 36 - 40 muỗng là tốt nhất. Cách ăn dặm này khá mới ở Việt Nam nhưng cũng đang dần dần phổ biến hơn. 

Ăn dặm 3 in 1

Đây là phương pháp ăn dặm kết hợp ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật. Cách ăn này hạn chế tối đa khuyết điểm của các phương pháp và tận dụng tối đa ưu điểm của phương pháp này nhằm giúp bé ăn dặm hiệu quả hơn. 

Cách tập cho bé ăn dặm 3in1 ban đầu như ăn dặm truyền thống, sau đó dần dần cho bé tự cầm nắm ăn và chọn đồ ăn theo sở thích theo kiểu của Nhật Bản.

Nếu áp dụng phương pháp này sẽ mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ trong quá trình ăn dặm của bé. 

Ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm cho bé cuối cùng mà ba mẹ nên tham khảo là ăn dặm kiểu Nhật xuất xứ từ đất nước hoa anh đào. Cụ thể, đó là phương pháp bé tự ăn bằng tay và không cần đút. Cách chế biến món ăn cũng khác biệt, thường là chế biến riêng từng món và bé sẽ chọn món bé thích để ăn.

Cách tập ăn dặm cho bé kiểu này tức là ba mẹ chuẩn bị đồ ăn nguyên, chỉ luộc hoặc hấp chín, không xay nhuyễn hay trộn với nhau. Các món ăn đều cắt thành miếng để bé cầm, bốc ăn. Khi bé ăn, bé tự ăn và chọn các món bé thích để ăn. 

Một số lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé

Một số lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi

Lưu ý quan trọng mà bất kỳ ba mẹ nào đầu tiên ăn dặm cho bé cần biết là tuyệt đối không nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi. Đây là điều tối kỵ trong chế biến đồ ăn dặm nhằm đảm bảo sức khỏe của bé sau này.

Theo đó, tốt nhất không nêm muối, mắm, hay đường vào đồ ăn cho bé. Vì muối sẽ gây ra các bệnh thận, tim mạch, huyết áp cao. Còn đường sẽ gây ra tiểu đường, sâu răng và các bệnh lý nguy hiểm khác. 

Đảm bảo nguyên liệu sạch và an toàn

Hệ tiêu hóa của bé đang ở độ tuổi ăn dặm rất yếu, bé cần thời gian để làm quen với thực phẩm khác sữa. Vì thế, bé rất dễ gặp các vấn đề về đường ruột nếu không được ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh. Cách tốt nhất là ba mẹ nên chọn thực phẩm theo màu để đảm bảo an toàn.

Ngoài tra, lưu ý các mẹ trước khi chế biến món ăn cho các bé cần rửa tay thật sạch và đeo bao tay nếu cần. Những loại thực phẩm có xương như cá, tôm, cua… nên gỡ hết xương rồi băm nhuyễn để bé ăn dễ ăn. Tránh nguy cơ bé bị hóc, nghẹn rất nguy hiểm. 

Ngoài ra, dụng cụ chế biến đồ ăn dặm, dụng cụ cho bé ăn dặm, yếm ăn dặm, ghế ăn dặm,...đều phải đảm bảo sạch sẽ khô ráo để bé có món ăn dặm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tránh nguy cơ nhiễm giun sán hay vi khuẩn khác. 

Tăng cường bổ sung vitamin cho trẻ 

Điều quan trọng tiếp theo trong việc cho bé ăn dặm để bé tăng cân đều, chiều cao chuẩn và trí tuệ thông minh đó là tăng cường bổ sung các loại vitamin cần thiết cho trẻ. Đó là vitamin D3 giúp bé tăng chiều cao tối ưu, canxi giúp xương chắc khỏe và cải thiện vóc dáng, các vitamin A, B, C….tăng cường hệ miễn dịch cho bé phát triển tốt hơn. 

Chế biến thực phẩm mềm dễ ăn

Lưu ý cuối cùng mà ba mẹ cần nhớ trước khi áp dụng cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi chính là cần chế biến thực phẩm cho bé mềm, chín và dễ ăn, dễ tiêu hóa. Cách chế biến phổ biến nhất cho bé đang ăn dặm là luộc, hấp, rán, xào, ninh…bằng dụng cụ chuyên dụng vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo mềm và không bị mất chất dinh dưỡng.

Đố ăn dặm cho bé cần từ loãng đến đặc vừa phải để bé dễ ăn. Các món ăn cần đảm bảo mềm, không quá cứng vì bé vẫn chưa thể nhai nuốt nên cần chế biến cẩn thận và an toàn hơn nhiều so với đồ ăn của người lớn.

Xem thêm: Gợi ý 10+ món ăn dặm măng tây công thức từ chuyên gia

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin về ăn dặm cho bé từ thời điểm lý tưởng cho đến các dụng cụ, các nhóm chất cần thiết và các phương pháp ăn dặm hiện tại. Hy vọng bài viết trên đây đã hỗ trợ giúp ba mẹ có kiến thức cơ bản trong quá trình nuôi dạy con khỏe mạnh và thông minh. 

Weaning Your Child - truy cập ngày 16/7/2022

https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html

Weaning your child from breastfeeding - truy cập ngày 16/7/2022

https://caringforkids.cps.ca/handouts/pregnancy-and-babies/weaning_breastfeeding 

 



Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!