Chăm sóc một em bé trong giai đoạn sơ sinh quả không phải là điều dễ dàng đối với các bậc cha mẹ. Chỉ số chiều cao cân nặng đạt chuẩn luôn là điều cha mẹ quan tâm nhất trong giai đoạn sơ sinh nói chung cũng như giai đoạn 6 tháng tuổi nói riêng. Vậy làm sao để biết được cân nặng bé 6 tháng đạt chuẩn và cách chăm sóc bé như nào là tốt nhất, hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Chiều cao cân nặng bé 6 tháng bao nhiêu là đủ chuẩn?
Để xác định sức khỏe cũng như sự phát triển ổn định của trẻ sơ sinh 6 tháng, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra bảng chỉ số về chiều cao cân nặng theo từng giới tính và giai đoạn thích hợp.
Đối với bé gái 6 tháng tuổi, cân nặng tiêu chuẩn rơi vào khoảng từ 6,5kg đến 8,3kg, còn cân nặng bé trai sẽ từ 7,1kg đến 8,9kg. Đa phần chỉ số cân nặng và chiều cao sẽ tăng trưởng song song với nhau. Nếu bé trai 6 tháng tuổi cao từ 63,3cm đến 71,9cm thì bé gái sẽ nằm trong khoảng 61,2cm đến 70,3cm.
Một em bé sơ sinh 6 tháng tuổi nếu có các chỉ số về cân nặng thấp hơn chỉ số tiêu chuẩn chung sẽ nằm trong nhóm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu chỉ số cân nặng của trẻ cao hơn chỉ số tiêu chuẩn chung, tức là em bé có khả năng bị thừa cân và dễ mắc triệu chứng nguy hiểm như: ngưng thở khi ngủ, bệnh tim mạch,...
Dựa trên thể trạng của từng bé, cha mẹ nên có những phương pháp điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý hơn để bảo đảm quá trình phát triển toàn diện của bé.
Sau tháng thứ 6 trở đi, các chỉ số phát triển của con sẽ tăng chậm lại bởi các chất dinh dưỡng lúc này sẽ tập trung đi nuôi cơ thể và phát triển sức đề kháng trong con nhiều hơn. Nếu chỉ số chiều cao cân nặng của bé yêu nhà bạn đang ở trong mức tiêu chuẩn theo WHO, đừng lo lắng vì trẻ đang phát triển rất tốt cha mẹ nhé!
Xem thêm: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 5 tháng không tăng cân
2. 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi
Cha mẹ có biết rằng những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển trọng lượng của con không, hãy cùng Monkey giải đáp thắc mắc này ngay bây giờ!
2.1. Em bé 6 tháng nặng bao nhiêu kg do gen di truyền
Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là gen di truyền của cha mẹ bởi theo như các nhà nghiên cứu khoa học, em bé được thừa hưởng rất nhiều từ bộ gen của cha và mẹ. Sự di truyền được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến cân nặng và chiều cao khi nó quyết định khoảng 23% chiều cao của trẻ.
Ngoài ra, nhóm máu hay lượng mỡ thừa trong cơ thể cha mẹ cũng có thể tác động đến sự phát triển thể chất của con nữa đó. Vậy nên, để con yêu có một sức khỏe toàn diện, cha mẹ cũng nên tập thể dục và xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
2.2. Cân nặng và sức khỏe của trẻ khi chào đời
Ngay khi vừa mới chào đời, nếu trẻ mắc phải các bệnh lý mãn tính nghiêm trọng hay từng trải qua những ca phẫu thuật thì đây là những nguyên nhân sẽ tác động tiêu cực tới thể chất của trẻ sau này. Điển hình là việc sức đề kháng, hệ miễn dịch,... của con sẽ bị giảm khiến trẻ không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.
Nếu em bé của bạn từng gặp phải trường hợp này, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như bồi dưỡng đời sống tinh thần của con nhiều hơn để bé yêu được phát triển toàn diện.
2.3. Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ sau sinh
Em bé trong giai đoạn sơ sinh chủ yếu được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ vậy nên chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ sau sinh là một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của trẻ.
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nếu tâm trạng người mẹ sau sinh luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe em bé. Vậy nên, trước khi em bé được khỏe mạnh và tăng cân đúng chuẩn thì sức khỏe và tâm trạng của mẹ phải thật ổn định trước tiên.
Để đảm bảo nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, thực đơn ăn uống của mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, sắt, axit folic, các axit béo cần thiết như DHA,... Các dưỡng chất này giúp con yêu phát triển tốt hệ cơ xương và nâng cao sức đề kháng để con luôn khỏe mạnh, phát triển chiều cao cân nặng đạt chuẩn.
2.4. Môi trường sống
Yếu tố về môi trường sống thật sự rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh bởi làn da nhạy cảm hay sức đề kháng non nớt của con có thể bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn,... Trên thực tế, trẻ sơ sinh cần một không gian đủ yên tĩnh và sạch sẽ để phát triển vậy nên cha mẹ hãy thật lưu ý đến yếu tố về môi trường sống này nhé.
2.5. Sự chăm sóc của bố mẹ
Sự kết nối tiếp xúc da kề da hay những cử chỉ, hành vi âu yếm bé từ cha mẹ có thể khơi gợi những xúc cảm đầu đời cho con. Em bé sẽ vui vẻ, hoạt bát nếu đón nhận được nhiều sự tương tác, chăm sóc ân cần từ gia đình của mình. Vậy nên, sự phát triển về cân nặng và chiều cao của bé cũng phụ thuộc nhiều vào tình yêu của cha mẹ.
3. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi giúp con phát triển tốt
Vậy rốt cuộc chế độ chăm sóc trẻ 6 tháng cụ thể là gì, cùng Monkey tìm hiểu trong từng chế độ cụ thể về: dinh dưỡng, giấc ngủ và nâng cao hệ miễn dịch dưới đây.
3.1. Dinh dưỡng: Trẻ 6 tháng bú bao nhiêu? Ăn dặm như thế nào?
Đối với chế độ dinh dưỡng: em bé 6 tháng tuổi sẽ cần bú khoảng 750 – 900ml sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 120 – 180ml. Lượng sữa này có thể chia thành 3 – 4 lần bú mỗi ngày tùy thuộc vào lịch sinh hoạt của bé.
Bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ 6 tháng nên có từ 1 – 2 bữa ăn dặm mỗi ngày để con có thể tập làm quen với các hương vị từ rau củ quả thịt cá. Các bữa ăn dặm nên diễn ra sau mỗi cữ bú ban ngày tầm 2 – 3 giờ với các món được chế biến mềm, dễ nuốt, chẳng hạn như trái cây, rau củ được nghiền kỹ. Trong thực đơn ăn dặm của trẻ 6 tháng nên bắt đầu bằng một bữa bột, cơm nát, cháo ngũ cốc hoặc trái cây xay nhuyễn.
Để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ thì bổ sung kẽm là rất cần thiết bởi thành phần này đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất cần thiết khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cũng sẽ giúp con tăng cường đề kháng và ít ốm vặt.
Đối với giai đoạn tập làm quen với thức ăn này, cha mẹ hãy thật kiên nhẫn và không nên ép con phải ăn bởi điều này sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ ăn và biếng ăn sau này. Lượng thức ăn nên tăng dần từ một loại đến nhiều loại, cách chế biến cũng từ loãng đến đặc dần, tránh cho trẻ sơ sinh sử dụng các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, bột nêm… vì bé chưa có nhu cầu.
3.2. Giấc ngủ ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 6 tháng
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chế độ ngủ nghỉ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển của bé. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, thời gian cho giấc ngủ chiếm khoảng 12 – 15 giờ mỗi ngày. Trong đó chia là làm 2 – 3 giấc ngủ ngắn trong ngày (mỗi giấc khoảng 1 – 3 giờ) và giấc ngủ xuyên đêm (9 – 11 giờ).
Để bé yêu có thể sinh hoạt ăn ngủ đúng giờ, mẹ nên rèn cho con ngủ thời gian cố định, tập cho bé tự đi ngủ đúng giờ, có nề nếp, mẹ có thể thử các biện pháp phương pháp luyện ngủ như phương pháp luyện ngủ không nước mắt, phương pháp Cry It Out…
3.3. Nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ 6 tháng?
Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh rất non nớt nên nếu cha mẹ không có các biện pháp nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả thì bé yêu rất dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Ngoài một lịch sinh hoạt hợp lý, cha mẹ hãy bảo vệ con bằng cách đưa con đi tiêm chủng đúng lịch bởi các loại vaccine sẽ giúp con chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể.
Sau những mũi vacxin, trẻ có thể bị sốt nhẹ - đây là phản ứng hết sức bình thường nên cha mẹ đừng quá lo lắng. Nếu con có dấu hiệu sốt cao hay sốt li bì khó tỉnh, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Để hiểu rõ về các loại vaccine cho trẻ sơ sinh và lịch khám cụ thể, cha mẹ hãy thường xuyên cho con đi khám định kỳ.
Trẻ sơ sinh là những thiên thần đáng yêu và mỏng manh nên cần được cha mẹ bao bọc và che chở. Hãy yêu thương con thật đúng cách cha mẹ nhé! Trên đây là những kiến thức bổ ích xoay quanh vấn đề phát triển cân nặng bé 6 tháng, hy vọng bài viết của Monkey đã đem đến cho cha mẹ những lời khuyên cần thiết.