zalo
[Giải đáp từ chuyên gia] Trẻ mọc răng muộn có sao không?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp từ chuyên gia] Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Lê Hương
Lê Hương

02/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thời gian mọc răng của mỗi trẻ sẽ không giống nhau, sẽ có trẻ mọc răng sớm và cũng có trẻ mọc răng muộn. Thông thường, trong 12 tháng đầu đời, trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi, trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa chia đều cho hai hàm trên và dưới. Vậy trẻ mọc răng muộn có sao không? Có những ảnh hưởng như thế nào?

Bé bắt đầu mọc răng khi nào?

Quy trình mọc răng thông thường của trẻ sẽ kéo dài từ tháng tuổi thứ 6 đến khoảng 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt, con sẽ mọc răng muộn hoặc sớm hơn thông thường. Thông thường, các răng ở dưới cùng, hay còn gọi là chốt sẽ mọc trước, sau đó đến các răng ở giữa trên cùng. Đến khi 3 tuổi, con sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa chia đều cho hai hàm trên và dưới

Số răng của con theo quy luật bình thường sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Trẻ được 6 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng cửa hàm dưới đầu tiên, sau đó đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, răng nanh. Khi trẻ mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc răng sữa mọc đủ, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. 

Thời điểm bé bắt đầu mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thứ tự mọc răng của trẻ: 

  • 7 tháng tuổi: Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng cửa

  • 11 tháng tuổi: Trẻ mọc đủ 4 răng cửa giữa (gồm 2 răng hàm dưới và 2 răng hàm trên)

  • 15 tháng tuổi: Trẻ mọc thêm 4 răng cửa bên (trẻ đã mọc đủ 8 răng cửa)

  • 19 tháng tuổi: Trẻ mọc thêm 4 răng hàm nhỏ

  • 23 tháng tuổi: Trẻ mọc thêm 4 răng nanh

  • 27 tháng tuổi: Trẻ mọc thêm 4 răng số 5

  • Từ 6-12 tuổi: Trẻ sẽ mọc răng vĩnh viễn 

  • Khoảng sau 12 tuổi: Răng khôn sẽ bắt đầu mọc 

Như thế nào là chậm mọc răng?

Để giải đáp được câu hỏi “Trẻ em mọc răng muộn có sao không?” thì bố mẹ cần nắm được định nghĩa chậm mọc răng. 

Răng mọc chậm là tình trạng con ngoài 12 tháng tuổi mà răng sữa vẫn chưa mọc. Nếu trẻ chỉ bị mọc răng chậm mà cơ thể vẫn phát triển bình thường thì có thể do sinh lý của con. 

Tuy nhiên, nếu con vừa chậm mọc răng vừa có những triệu chứng như còi cọc, sút cân, không phát triển chiều cao, kén ăn, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm… thì ba mẹ nên đưa con đi khám ngay. Trẻ có thể bị mọc răng chậm do bệnh lý hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng. Bố mẹ tuyệt đối không được xem nhẹ việc chậm mọc răng ở trẻ vì nếu hiện tượng này diễn ra quá lâu có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển về sau của con.  

Thế nào gọi là trẻ chậm mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên nhân bé chậm mọc răng

Trẻ mọc răng muộn tốt hay xấu? Tùy theo cơ địa cũng như thể trạng khác nhau mỗi bé sẽ có lộ trình phát triển khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ cần tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm để có phương án can thiệp kịp thời. 

Di truyền

Yếu tố di truyền sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển trẻ. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đã từng chậm mọc răng thì con cháu cũng có thể thừa hưởng đặc điểm này. 

Thời điểm sinh

Những trẻ bị sinh non, thiếu tháng, thiếu cân thường mọc răng chậm hơn so với những bé sinh đủ ngày, đủ cân nặng. 

Nhiễm khuẩn khoang miệng 

Trẻ chưa mọc răng có thể do bị nhiễm khuẩn khoang miệng. Khi các vi khuẩn độc hại phát triển trong khoang miệng sẽ khiến lợi của con bị tổn thương, làm các mầm răng không thể mọc lên được. Khi đó, khoang miệng con sẽ có mùi hôi, con bị đau, dễ quấy khóc. 

Bên cạnh đó, nếu con mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nhiễm, đặc biệt tổn thương ở vùng nướu, lợi cũng dễ dẫn đến tình trạng chậm mọc răng. 

Thiếu dinh dưỡng 

Bé chậm mọc răng có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là MK7, vitamin, canxi… Nếu thể chất của con kém phát triển, con không có đủ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động cũng sẽ khiến răng mọc chậm hơn những bé có đầy đủ dinh dưỡng. 

Bé bị thiếu canxi sẽ khiến các mầm răng kém phát triển, không thể nhú dài ra được. Thiếu MK7 và vitamin D cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi. Canxi là thành phần vô cùng cần thiết giúp con có một hàm răng chắc khỏe. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung đầy đủ canxi cho con nhé!

Bệnh lý

Ngoài ra, con mắc các bệnh lý như hội chứng Down hoặc có bất cứ vấn đề bất thường về tuyến yên cũng sẽ khiến răng của trẻ mọc chậm hơn. 

Nguyên nhân bé chậm mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Bé mọc răng muộn có sao không? Về cơ bản, trẻ mọc răng muộn là hiện tượng khá phổ biến và không gây nguy hiểm cho con. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không được xem nhẹ việc trẻ mọc răng chậm vì nếu tình trạng này diễn ra quá lâu có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của con về sau như: 

  • Răng vĩnh viễn bị mọc lệch

  • Răng vĩnh viễn mọc cùng lúc răng sữa thành răng hàm đôi, tạo thành "hàm răng đôi", Từ đó dẫn đến việc trẻ có 2 hàm khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, gây mất thẩm mỹ.

  • Viêm quanh thân răng do răng của con vẫn nằm dưới bề mặt nướu.

  • Sâu răng: Trẻ dễ bị sâu răng ngay khi răng còn đang nằm ở bề mặt nước. Vì khi đó, vi khuẩn có hại gây sâu răng vẫn có thể phát triển. 

Ba mẹ nên làm gì khi bé chậm mọc răng?

Bổ sung dinh dưỡng cho con

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con cũng là một trong những phương pháp quan trọng giúp tránh tình trạng mọc răng ở trẻ. Bố mẹ hãy bỏ túi một số lưu ý sau: 

  • Cải thiện khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho bé, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa, nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất béo, thức ăn động vật…

  • Thực đơn cho bé cần đảm bảo có đủ các yếu tố tinh bột, chất béo, đạm, chất đường, nhất là đạm động vật. Mẹ cũng có thể thêm dầu ăn trong cháo hoặc bột của trẻ.

  • Mẹ hãy cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc ép thành nước uống hay xay cả bã. 

  • Hãy cho bé ăn thêm phomai và sữa chua mẹ nhé!

  • Bố mẹ nên tăng cường 500-800ml sữa mỗi ngày cho trẻ. Đặc biệt không pha sữa bằng các loại nước bột, nước khoáng, nước rau củ… bởi nó có thể làm giảm việc hấp thụ canxi của trẻ. 

Hạn chế những đồ ăn làm ảnh hưởng nướu răng của con 

Lượng đường có trong thực phẩm khiến cho vi khuẩn tích tụ tạo thành những mảng bám lớn. Từ đó tạo ra môi trường phát triển cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây ra sâu răng và viêm nướu.

Chính vì vậy, bố mẹ nên hạn chế những đồ ăn làm ảnh hưởng đến nướu răng của con như tinh bột, đường, bánh ngọt, kẹo,... 

Bé mọc răng chậm, ba mẹ nên làm gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ 

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển răng miệng của con. 

Xem thêm:

[Chuyên gia giải đáp] Trẻ mọc răng có phát ban không

Trẻ mọc răng không đúng thứ tự: nguyên nhân và giải pháp

Hy vọng các thông tin chi tiết Monkey chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp được câu hỏi “trẻ mọc răng muộn có sao không?” Tuy không gây nguy hiểm cho con, nhưng để tránh nguy cơ biến chứng xấu về sau này, bố mẹ nên đưa con thăm khám nha sĩ khi ngoài 12 tháng tuổi mà con chưa mọc răng. 

1. How Long Does It Take For The Teeth To Grow? - truy cập ngày 30/9/2022

https://www.sterlingsmilesazle.com/how-long-does-it-take-for-the-teeth-to-grow/ 

2. How long is too long: Are you worried about your child’s adult teeth being delayed? - truy cập ngày 30/9/2022

https://www.bhandaldentistry.co.uk/news/how-long-is-too-long-are-you-worried-about-your-childs-adult-teeth-being-delayed

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!