zalo
[Chuyên gia giải đáp] Trẻ mọc răng có phát ban không
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Chuyên gia giải đáp] Trẻ mọc răng có phát ban không

Lê Hương
Lê Hương

29/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bước vào giai đoạn mọc răng, bé sẽ bắt đầu có một số dấu hiệu, triệu chứng như sốt, ho, tiêu chảy, … Trẻ mọc răng có phát ban không? Phát ban mọc răng có nguy hiểm không? Cùng Monkey tìm hiểu về vấn đề này nhé! 

Trẻ mọc răng có phát ban không? 

Khi bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng, bé có rất nhiều biểu hiện, trong đó có dấu hiệu phát ban mọc răng. Phát ban mọc răng là tình trạng sinh lý bình thường của trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần lưu ý khi tình trạng phát ban kèm các triệu chứng sốt, suy nhược cơ thể kéo dài. 

Bé bị phát ban trên da sẽ sốt, ho, nổi mẩn trên các vùng da. Mức độ nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. 

Trẻ mọc răng có phát ban không? (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên nhân bé mọc răng bị sốt phát ban

Trong giai đoạn mọc răng, bé hay khó chịu, gắt gỏng kèm theo sốt, ho. Sau khi khỏi sốt, bé sẽ chuyển sang hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ trên da. Hiện tượng này xuất phát từ 3 nguyên nhân chính đó là: 

Do sốt, nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi 

Khi bé bị sốt, nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi ra. Trẻ sốt nằm nhiều ly bì khiến mồ hôi ứ đọng lại, gây bít tắc lỗ chân lông, viêm da và khiến bé dễ bị phát ban. Thường nguyên nhân do sốt nóng khiến bé phát ban sẽ kết thúc sau 2 ngày. 

Bé bị nhiễm virus phát ban 

Sau khi sốt, có tới gần 80% trẻ bị nhiễm virus sốt phát ban. Những loại virus này thường lành tính, chủ yếu là virus hô hấp, sởi, adenovirus, echo virus, nhóm enterovirus… 

Sốt mọc răng kết thúc, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé yếu đi, vì thế càng dễ lây nhiễm virus gây sốt phát ban hơn. 

Sốt phát ban do virus sẽ kéo dài trong khoảng 5-7 ngày và có biểu hiện sốt nhẹ dưới 38 độ C, vài ngày sau sẽ đỡ sốt, trên người nổi mẩn đỏ hoặc hồng. Hiện tượng phát ban sau sốt này sẽ khỏi trong vòng 24 giờ. 

Bé sốt phát ban có những biểu hiện thường gặp là chán ăn, bỏ bú, tiêu chảy, quấy khóc, sưng mắt, thậm chí viêm kết mạc mắt. Bé phát ban do nguyên nhân này khá nguy hiểm, ba mẹ cần đem con thăm khám và điều trị kịp thời. 

Bé phát ban do nhiễm khuẩn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Sốt phát ban do nhiễm khuẩn 

Phát ban do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra, trẻ sẽ có các biểu hiện ho, đau họng, sốt cao, sưng hạch ở cổ. Sau khi đau họng vài ngày, các vết phát ban xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt, cổ sau đó lan ra lưng, bụng và toàn thân. 

Các triệu chứng phổ biến ba mẹ cần biết để có thể kịp thời điều trị cho con: sốt cao trên 38 độ, đau họng, đỏ họng, xuất hiện các vết mủ trắng sưng đỏ trên lưỡi, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, … 

Mỗi nguyên nhân gây ra phát ban sẽ dẫn đến các triệu chứng khác nhau ở trẻ. Ba mẹ cần quan sát con thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời nhé!

Bé sốt phát ban mọc răng nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng, mức độ nguy hiểm của hiện tượng sốt phát ban mọc răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây phát ban. 

  • Đối với trường hợp phát ban do nóng thì không đáng nguy hiểm và lo lắng. 

  • Tuy nhiên với trường hợp bé sốt do nhiễm vi khuẩn, virus sẽ rất nguy hiểm nếu con sốt trở lại và không được điều trị đúng cách. Cơn sốt kéo dài hơn, và có thể sốt cao lên 39 độ, kèm các trạng thái co giật, mệt mỏi hoặc ngủ li bì khó đánh thức. Khi ấy, bé sẽ bị virus, vi khuẩn làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi. 

  • Một số trường hợp khác, trẻ sốt mọc răng xong phát ban do nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng ngứa, lở loét ở vùng phát ban. Từ đó gây tổn thương da và kéo dài thời gian điều trị. Vết phát ban sẽ lan rộng ra và nặng hơn. Thậm chí còn khiến trẻ sốt trở lại khi bị nhiễm trùng da. 

Sốt và phát ban do mọc răng sẽ khá nguy hiểm, vì thế ba mẹ nên chú ý quan sát và theo dõi tình trạng của con thường xuyên, tránh để lại các di chứng nặng nề nhé! 

Những nguy hiểm tiềm ẩn của sốt phát ban mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Mẹ nên làm gì khi bé phát ban mọc răng?

Khi con có dấu hiệu phát ban mọc răng, ba mẹ lưu ý đến một số vấn đề sau đây nhé!

Cho bé mặc đồ thoáng mát 

Trước tiên, ba mẹ nên cho con mặc đồ thoáng mát, dễ chịu, hạn chế mồ hôi ngấm vào da của con. Đặc biệt khi con sốt quá cao, ba mẹ không cho con đắp chăn hay mặc quá nhiều quần áo dày. Điều này có thể sẽ khiến con bị cảm lạnh và làm bít lỗ chân lông da. Ngoài ra, quần áo quá dày, chật sẽ càng làm da bí bách, chà xát, làm tổn thương da của con ở vết phát ban nghiêm trọng hơn. 

Hạ sốt cho bé 

Khi thấy con sốt trên 38 độ, mẹ nên lau mát qua người cho con bằng khăn mềm, sau đó nhúng qua nước ấm, và lau toàn cơ thể con. Mẹ chú ý lau 2 bên nách, háng cách 2-3 tiếng 1 lần để hạt sốt. Nếu mẹ muốn cho con dùng thuốc hạ sốt, ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn cho con nhé! 

Không cho bé gãi vào vết phát ban 

Trẻ có thể bị ngứa khi xuất hiện vết phát ban, tuy nhiên mẹ nên để ý và không cho con gãi vào vết phát ban đó để tránh gây nhiễm trùng. Việc gãi làm lan vết ngứa có thể khiến tình trạng nặng hơn. Mẹ có thể cắt móng tay của con, đeo găng tay cho con để tránh ảnh hưởng đến việc con ngứa gãi. 

Mẹ nên làm gì khi con sốt phát ban mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bé 

Bé sẽ bị suy giảm đề kháng, yếu hơn khi bị sốt và nhiễm virus. Vì thế, mẹ cần bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho con, đặc biệt là các loại vitamin A, C, và chất xơ. Mẹ có thể bổ sung cho con thông qua hoa quả và các loại rau xanh. 

Ngoài ra, việc sốt mọc răng cũng khiến con bị mất nước. Mẹ có thể bù nước cho cơ thể con bằng các loại nước ép chanh, cam, …

Trong giai đoạn con mọc răng, nướu của con cũng xuất hiện vấn đề đau nhức và khó chịu. Để giảm cảm giác đau cho con, mẹ nên cho con ăn các loại thức ăn mềm, loãng như cháo, súp, sinh tố. Bên cạnh đó, không nên cho con ăn đồ ăn lạnh, uống nước có gia hay đồ cay nóng. 

Xem thêm: Trẻ rụng răng lâu mọc: nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Trẻ mọc răng có phát ban không, mức độ nguy hiểm như thế nào đã được Monkey giải đáp trong bài viết trên. Ba mẹ nên chăm sóc con, quan sát con chu đáo hơn trong giai đoạn con mọc răng nhé!

1. What teething rash looks like and how to treat - truy cập ngày 29/9/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/teething-rash 

2. Identifying and Treating Teething Rashes - truy cập ngày 29/9/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/rashes-with-teething 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!