zalo
7+ thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng từ chuyên gia
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

7+ thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng từ chuyên gia

Lê Hương
Lê Hương

03/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần chú trọng về việc cần bằng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, khác biệt về độ thô cũng như lượng thức ăn. Bài viết này, Monkey sẽ chia sẻ với ba mẹ về thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng từ chuyên gia nhé!

Dinh dưỡng cho bé 8 tháng 

Khi bé được 8 tháng tuổi, lúc này sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của con. Ở độ tuổi này, bé đã có những sự thay đổi nhất định về trí tuệ và thể chất, ví dụ như con bắt đầu tập nói, tập bò, do đó ba mẹ cần phải cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng thiết yếu để bé yêu có một ngày dài năng động.

Ngoài nguồn thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ cần phải cho bé ăn dặm với các loại thực phẩm xay nhuyễn, cháo bột. Mới đầu, mẹ hãy cho con ăn thức ăn dạng lỏng, sau đó chuyển dần sang đặc hơn để giúp hệ tiêu hóa của con thích nghi dần. 

Dinh dưỡng cho bé 8 tháng cần bổ sung những dưỡng chất gì. (Ảnh: sưu tầm internet)

Khi bước sang giai đoạn 8 tháng tuổi, thực đơn dinh dưỡng của con cũng cần phải đa dạng và đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất sau đây:

  • Protein: Protein có vai trò xây dựng cơ bắp, da, hormone và các cơ quan khác trong cơ thể. Cơ thể cũng cần protein để duy trì và sửa chữa mô. Các thực phẩm có chứa nhiều protein đó là: Trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, hạnh nhân, bông cải xanh, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, đậu hũ, sữa chua…
  • Sắt: Sắt là một khoáng chất thiết yếu, có vai trò trong quá trình sinh hóa của cơ thể con người, bao gồm vận chuyển oxy, hỗ trợ bảo vệ hệ miễn dịch và kích thích enzym hoạt động hiệu quả nhất. Sắt có trong các loại thực phẩm như: Động vật có vỏ (trai, sò, ốc..); Rau bina; nội tạng động vật (gan, tim, não, thận..); các loại đậu (đậu hà lan, đậu lăng); thịt đỏ; đậu phụ; cá…
  • Kẽm: Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe, tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, duy trì hệ thống miễn dịch tốt nhất, phát triển và sửa chữa các mô trong cơ thể. Các loại thực phẩm chứa kẽm bao gồm: Thịt; động vật có vỏ (hàu, cua, sò, hến); các loại hạt; ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng, rau củ và hoa quả…
  • Omega 3: Axit béo Omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và não bộ của bé.  Để cung cấp omega-3 cho con yêu, ba mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng các loại thực phẩm như: Cá thu, cá hồi, cá trích, hàu, cá mòi, cá cơm, trứng cá muối, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó,...
  • Các loại vitamin: Vitamin và chất khoáng là 1 trong các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ dễ xảy ra và ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch của bé. Các loại vitamin phổ biến và thực phẩm chứa 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể sau:
  1. Vitamin A: Rau màu xanh đậm, trứng, trái cây sẫm màu, sữa và các sản phẩm từ sữa, gan động vật....
  2. Vitamin C: Súp lơ trắng, cam quýt, Bắp cải, bông cải xanh, khoai tây, rau chân vịt, cà chua, dâu tây.....
  3. Vitamin D: Chủ yếu có trong các loại cá hồi, cá thu, cá trích...; gan cá, pho mát, bơ, sữa chua, kem....
  4. Vitamin E: Thực phẩm màu xanh đậm, dầu thực vật; bơ, đu đủ, xoài, lúa mì, quả hạch,...
  5. Vitamin K: Bắp cải, rau có lá màu thẫm, gan động vật, súp lơ trắng, ngũ cốc, thịt, cá, trứng....
  6. Vitamin B1: Bánh mì, các loại đậu, ngũ cốc, sữa, trứng, bột mì, thịt nạc,.....
  7. Vitamin B2: Thịt, trứng, pho mát, sữa chua, rau lá màu xanh, ngũ cốc nguyên hạt....
  8. Vitamin B3: Quả bơ, trứng, ngũ cốc, cá ngừ, thịt gia cầm, quả hạch, khoai tây, các loại đậu....
  9. Vitamin B5: Rau họ cải, trứng, quả bơ, các loại đậu, sữa, nội tạng động vật, nấm, thịt gia cầm, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt....
  10. Vitamin B6: Đậu, quả bơ, chuối, thịt gia cầm, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt....
  11. Vitamin B7: Ngũ cốc, trứng gà, sữa, quả hạch, các loại họ đậu, nội tạng động vật, thịt lợn....
  12. Vitamin B12: Thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật, thịt gia cầm, động vật có vỏ (sò, ốc, trai).....
  13. Vitamin B9: Hay còn gọi là acid folic, chúng có nhiều trong măng tây, bông cải xanh, các loại đậu, ngũ cốc, củ cải, rau có màu sậm, nước cam, lúa mì....

Hàm lượng dưỡng chất bổ sung cho bé mỗi ngày 

Bé 8 tháng tuổi vẫn đang phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ. Do vậy trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, mẹ cần bổ sung đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để bé tăng cân đều. Nguyên tắc dinh dưỡng trong mỗi thực đơn của con vẫn là đảm bảo đầy đủ Protein, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Lượng thực phẩm mà mẹ cần bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng bao gồm:

  • Sữa: 600ml sữa, có thể là sữa mẹ/ sữa công thức hoặc sữa bò…

  • Dầu: 15 – 20 gam

  • Rau xanh: 50  –  80 gam

  • Quả chín: 60 – 100 gam

  • Gạo (nấu cháo hoặc bột): 75 – 90 gam

  • Thịt (hoặc cá, tôm, trứng…): 45 – 50 gam, chú ý ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng gà để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng.

Để bé phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần, ngoài thực đơn dinh dưỡng thì mẹ cũng cần phải biết được lịch ăn dặm cho trẻ như sau:

  • Bữa sáng chính: 8 giờ sáng

  • Bữa phụ gần trưa: Khoảng 10 -11 giờ sáng

  • Bữa trưa chính: 13 giờ chiều

  • Bữa phụ gần tối: 15-16 giờ chiều

  • Bữa tối chính: 18 giờ tối

  • Bữa phụ khuya: 21 giờ tối.

Cân đối hàm lượng dưỡng chất cho bé mỗi ngày. (Ảnh: sưu tầm internet)

7+ thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng: mẹ nên lưu lại 

Cháo thịt heo nấm rơm

Nguyên liệu:

  • Bột gạo

  • Nấm rơm

  • Thịt lợn nạc

  • Dầu ăn

  • Nước

Cách chế biến:

  • Mẹ hãy cho bột gạo vào nước và trộn đều cho đến khi bột không còn vón cục

  • Nấm rơm, thịt lợn  rửa sạch, băm nhỏ và xào chín

  • Cho nồi bột lên bếp đun với lửa vừa, khi bột đã chín thì mrj cho hỗn hợp thịt và nấm rơm vừa xào vào và đun thêm trong khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp.

  • Múc bột ra bát, để nguội và cho thêm một chút dầu ăn dặm là bé có thể thưởng thức được rồi.

Cháo thịt gà nấm hương

Nguyên liệu:

  • Đùi gà

  • Nấm hương

  • Gạo

  • Dầu ăn

  • Nước

Cách chế biến:

  • Đùi gà rửa sạch, ninh để lấy nước nấu cháo. Mẹ hãy băm nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt gà.

  • Nấm hương rửa sạch và thái nhuyễn.

  • Khi cháo sôi, mẹ hãy cho nấm hương vào đun cho đến khi chín nhừ thì cho thịt gà vào nấu. Đun thêm khoảng 5 phút thì mẹ hãy tắt bếp và múc cháo ra bát để nguội cho bé ăn nhé.

Cháo thịt heo rau cải 

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng

  • Rau cải ngọt

  • Thịt heo

  • Dầu ăn dặm

Cách làm:

  • Thịt heo mẹ hãy rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn

  • Rau cải ngọt nhặt lấy phần lá, rửa sạch rồi băm nhỏ

  • Khi cháo chín mềm thì mẹ hãy cho thịt vào nấu trong khoảng 5 phút. Sau đó cho thêm rau cải ngọt vào đảo đều và nấu thêm 3 phút để các nguyên liệu chín nhừ là được.

  • Tắt bếp, múc cháo thịt heo rau cải ra bát. Khi cháo nguội thì mẹ hãy cho thêm 1 chút dầu ăn dặm. Vậy là mẹ đã hoàn thành thêm một món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng rồi nhé.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thơm ngon hấp dẫn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo tôm

Nguyên liệu:

  • Nõn tôm

  • Rau dền

  • Gạo

  • Dầu ăn

  • Nước

Cách làm:

  • Tôm bóc bỏ, loại bỏ chỉ đen rồi rửa sạch và giã nhuyễn.

  • Rau dền nhặt lấy phần lá rửa sạch và băm nhuyễn.

  • Cháo nấu nhừ thì cho tôm, rau dền vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp.

Cháo thịt cua 

Nguyên liệu:

  • 1 nắm gạo tẻ

  • Cua

  • Rau ngót

  • Dầu ăn dặm

Cách làm:

  • Gạo vo sạch và nấu chín nhừ.

  • Cua làm sạch, hấp chín rồi gỡ thịt và giã nhỏ. 

  • Rau ngót rửa sạch, băm hoặc xay nhỏ.

  • Khi cháo chín nhừ thì mẹ hãy cho thịt cua, rau ngót vào đảo đều rồi đun thêm 5 phút thì tắt bếp.

  • Múc cháo thịt cua ra bát và cho ít giọt dầu ăn dặm vào để nguội là bé có thể ăn được rồi mẹ nhé.

Nui nấu thịt bò

Nguyên liệu:

  • Nui.

  • Thịt bò

  • Cà chua

  • Hành khô, dầu ăn.

Cách làm:

  • Nui rửa sạch, ngâm trong nước 10 phút rồi luộc chín mềm.

  • Thịt bò rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.

  • Cà chua rửa sạch, lột vỏ, bỏ hạt và băm nhỏ.

  • Đổ một chút dầu ăn lên chảo nóng, phi thơm hành thì cho cà chua, thịt bò vào xào chín.

  • Cuối cùng mẹ hãy cho nui ra đĩa, rưới nước sốt thịt bò cà chua lên trên.

Súp gà 

Nguyên liệu:

  • Ức gà

  • Xương gà

  • Nấm rơm

  • Ngô ngọt

  • Cà rốt

  • Rau mùi, hành lá.

  • Bột đao.

Cách chế biến:

  • Xương gà, ức gà rửa sạch rồi mẹ hãy cho vào nồi đun sôi để làm nước súp.

  • Khi ức gà chín thì mẹ vớt ra để nguội, xé và băm nhỏ.

  • Nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt chế biến rồi rửa sạch và băm nhỏ.

  • Rau mùi bỏ phần rễ, rửa sạch để ráo nước rồi băm nhỏ

  • Cho rau mùi, nấm rơm, ngô ngọt, cà rốt đã băm nhỏ vào nồi nước dùng đang sôi. Sau đó, cho bột bí đao vào nồi nước dùng để có độ sánh.

  • Cho thịt gà băm nhỏ vào đảo đều tay, nước dùng sôi lại là mẹ có thể tắt bếp được rồi.

  • Múc súp ra bát, để nguội là bé có thể thưởng thức được rồi.

Công thức nấu súp gà từ chuyên gia dinh dưỡng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thịt gà nấu nui 

Nguyên liệu:

  • Nui

  • Thịt gà

  • Khoai tây, cà rốt

Cách chế biến:

  • Khoai tây, cà rốt gọt vỏ rồi mẹ hãy rửa sạch và băm nhỏ.

  • Đun sôi nước thì mẹ hãy cho cho nui, cà rốt và khoai tây vào nấu chín. Khi tất cả các nguyên liệu đã chín mềm, mẹ hãy cho thịt gà băm và dầu oliu vào đảo đều. Đun tất cả các nguyên liệu đến khi thành súp thì tắt bếp.

Món thịt bò nấu nui thơm ngon hấp dẫn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo yến mạch cá hồi bí đỏ 

Nguyên liệu:

  • Yến mạch

  • Cá hồi phi lê

  • Bí đỏ

  • Dầu ăn

  • Gừng

Cách làm:

  • Yến mạch mẹ hãy ngâm với nước cho nở và rửa sạch nhớt, bụi bẩn. Sau đó để ráo nước thì đem nấu chín mềm.

  • Cá hồi rửa sạch, đem hấp chín cùng với chút gừng, Khi cá chín thì mẹ vớt ra để nguội, giã nhỏ.

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín và rây nhuyễn.

  • Khi yến mạch đã chín thì mẹ cho cá hồi, bí đỏ vào khuấy đều trong khoảng 3 phút thì tắt bếp.

  • Thêm 1 chút dầu ăn vào cháo và chờ nguội cho bé ăn.

Cháo chim bồ câu hạt sen

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ

  • Chim bồ câu

  • Hạt sen

  • Dầu ăn.

Cách làm:

  • Gạo vo sạch rồi để ráo nước

  • Chim bồ câu xát muối, thui qua lửa rồi rửa sạch. Lọc phần thịt rồi băm hoặc xay nhuyễn. Phần xương cho vào nồi nước ninh cùng với gạo.

  • Hạt sen bỏ vỏ, lấy tâm sen rồi cho vào nấu cùng cháo.

  • Khi cháo chín thì bỏ xương ra, cho phần thịt chim đã xay nhuyễn vào nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.

  • Cho thêm một chút dầu ăn dặm vào và để nguội là bé có thể ăn được.

Cháo tôm bí xanh 

Nguyên liệu: 

  • Gạo tẻ

  • Tôm tươi

  • Bí xanh

  • Hành, tỏi

  • Hành lá

  • Rau mùi tàu

  • Gia vị cho bé ăn dặm

Cách làm:

  • Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen rồi rửa sạch và băm nhỏ hoặc xay nhuyễn

  • Gọt vỏ bí xanh, bỏ hạt, rửa sạch rồi băm nhỏ.

  • Hành lá, mùi tàu rửa sạch rồi thái nhỏ.

  • Hành và tỏi băm nhỏ, phi thơm rồi cho phần vỏ tôm vào xào qua, sau đó đổ nước vào nấu để làm nước dùng. Khi nước sôi thì vớt bọt và vỏ tôm, cho gạo đã vo sạch vào ninh. 

  • Khi cháo chín nhừ thì mẹ hãy cho bí xanh, thịt tôm đã băm nhỏ vào nấu đến khi cháo chín sôi trở lại. Thêm hành lá thái nhỏ vào rồi khuấy đều và tắt bếp

  • Cuối cùng mẹ hãy múc cháo ra bát rồi thêm một chút dầu ăn dặm vào và trộn đều. 

Chế biến các loại cháo cho bé ăn dặm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo lươn 

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ

  • Lươn

  • Su su non

  • Dầu ăn dặm

Cách làm:

  • Gạo vo sạch và nấu thành cháo với lửa vừa.

  • Lươn rửa sạch, hấp chín và gỡ phần thịt rồi đem giã nhỏ.

  • Su su gọt vỏ, rửa sạch và hấp chín, nghiền nhuyễn.

  • Khi cháo đã chín thì mẹ cho lươn và su su vào đun sôi trong 5 phút thì tắt bếp.

  • Cuối cùng mẹ hãy múc cháo ra bát, để nguội à thêm một chút dầu ăn dặm, hành ngò.

Súp đậu hũ trứng sữa 

Nguyên liệu chế biến:

  • Đậu hũ non 

  • Sữa tươi

  • Lòng đỏ trứng gà

  • Bột gạo, đường

Cách chế biến:

  • Đầu tiên, mẹ hãy đổ sữa vào nồi và cho thêm trứng vào để đun sôi. Mẹ hãy lưu ý, chỉ đun với lửa vừa. Sau khi hỗn hợp sữa trứng sôi lên thì mẹ hãy cho thêm bột gạo vào để tạo độ sánh. 

  • Đổ hỗn hợp trứng và sữa vừa đun sôi ra bát để nguội. 

  • Đậu hũ non mẹ hãy nghiền hoặc xay nhuyễn, cuối cùng cho đậu hũ non vừa nghiền nhuyễn vào hỗn hợp trứng sữa. 

Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ 8 tháng tuổi, vì vậy mẹ không được cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, cần duy trì với lượng sữa khoảng 600-800ml/ ngày.

  • Ba mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đồ hải sản, để tránh gan, thận của con phải làm việc quá tải, ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận này.

  • Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, ba mẹ hãy để vị nguyên bản, không nên thêm mắm muối nhằm giúp trẻ phát triển vị giác, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn và đặc biệt là bảo vệ sức khoẻ và thận của bé.

  • Cuối cùng, mẹ hãy lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng đa dạng, phong phú với đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ăn ngon hơn.

Lưu ý mẹ cần nhớ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: 

Gợi ý 7+ thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng: công thức từ chuyên gia

Gợi ý 7+ thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé 8 tháng: công thức từ chuyên gia

Hy vọng với những thông tin trên của Monkey, mẹ có thể thực hiện được những món ăn phù hợp với thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, cũng như lịch ăn dặm khoa học, hỗ trợ bé phát triển toàn diện về mọi mặt. Ba mẹ đừng quên theo dõi Monkey thường xuyên để đón đọc các tin tức mới nhất về cách chăm sóc bé yêu nhé!

1. Top 10 baby-led weaning recipes - truy cập ngày 28/8/2022

https://www.annabelkarmel.com/top-10-baby-led-weaning-recipes/ 

2. Baby-Led Weaning: Healthy Meal Ideas for an 8 Month Old - truy cập ngày 28/8/2022

https://www.ahealthysliceoflife.com/baby-led-weaning-8-month-meals/ 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey