Các bậc phụ huynh lo lắng khi trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ. Bởi nó không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần, mà còn hạn chế khả năng phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ. Vì vậy họ luôn cố gắng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ cho các bé. Nếu vậy, bài viết sau đây chính là câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất có thể giúp ích rất nhiều cho các bậc phụ huynh.
Vì sao trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ?
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 1 tuổi chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:
-
Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên gặp phải các tình trạng như mọc răng, sắp đi, vận động nhiều,... khiến trẻ khó chịu trong người
-
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ăn quá no hoặc chưa được cho ăn no trước khi đi ngủ khiến hệ tiêu hóa của trẻ khó chịu, ức chế
-
Do thay đổi môi trường sống đột ngột, trẻ chưa kịp thích nghi và làm quen nên lạ chỗ, khó ngủ
-
Trẻ thiếu đi cảm giác an toàn khi ngủ hoặc trẻ sợ bóng tối, dẫn đến tâm trạng lo âu, căng thẳng, hụt hẫng
-
Trẻ đang bị cảm vặt, cảm mạo, sốt nhẹ,... ảnh hưởng đến đường hô hấp như khó thở, nghẹt mũi, sổ mũi khiến trẻ gặp khó khăn khi thở
-
Trẻ mắc phải các bệnh lý như viêm họng, nhiễm khuẩn tai, tim mạch, thừa calo,...
-
Cơ thể của trẻ thiếu đi những chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, magie, sắt, phốt pho, vitamin B12,..., làm giảm sức đề kháng, gây nên tình trạng khó chịu, mệt mỏi, ngủ không sâu giấc
-
Trẻ chưa ngủ đúng tư thế, dẫn đến cơ thể bị nhức mỏi, không thoải mái trong quá trình ngủ
-
Do các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ: tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ chưa thích hợp
-
Trang phục khi đi ngủ không thoải mái cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, gây ra hiện tượng rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc
Biểu hiện trẻ bị rối loạn giấc ngủ
Để nhận biết chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 1 tuổi, ba mẹ nên theo dõi và để ý xem trẻ có các biểu hiện sau đây hay không:
1. Cơn miên hành
Cơn miên hành được hiểu là những hành động trẻ thực hiện trong vô thức như đột nhiên choàng tỉnh giữa đêm, đi ra ngoài, ngồi và nhìn,... Thời gian thường xảy ra biểu hiện này rơi vào tầm khoảng 1 - 2 giờ sáng sau khi trẻ đã say giấc, kéo dài trong khoảng 30 phút.
Những hành động này diễn ra nhưng không để lại ấn tượng trong đầu trẻ. Trẻ sẽ vẫn ngủ tiếp sau đó nhưng sẽ không nhớ gì khi thức dậy vào ngày mai. Có nhiều trường hợp trẻ tự khỏi khi trưởng thành, nhưng vẫn có nhiều người tiếp tục tình trạng này đến một thời gian rất dài.
Lâu dần, cơn miên hành có thể gây mất cân bằng và mất ổn định của hệ thần kinh trung ương. Nếu nặng hơn có thể gây sang chấn tâm lý sau khi trưởng thành.
2. Hoảng sợ, giật mình
Trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ còn có trạng thái giật mình giữa đêm, vẻ mặt sợ hãi, trạng thái lo âu, căng thẳng, thở nhanh, vã mồ hôi,... Nguyên nhân có thể do trẻ gặp ác mộng hoặc bị ám ảnh bởi những điều không tốt vào ban ngày. Sau khi được ba mẹ vỗ về, trẻ sẽ ngủ tiếp và có thể không nhớ gì vào hôm sau, tương tự như cơn miên hành.
3. Mộng du
Mộng du cũng tương tự như hoảng sợ, giật mình. Chỉ có điều trong vô thức trẻ sẽ làm những hành động cụ thể hơn như mặc quần áo, đi bộ, mang giày,... Ba mẹ cần để ý kiểm soát hành động của trẻ để tránh gây nguy hiểm và tai nạn trong thời gian trẻ bị mộng du.
4. Đái dầm
Tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi trẻ còn nhỏ, đặc biệt là trẻ 1 tuổi. Trẻ vẫn chưa kiểm soát được hệ bài tiết trong khi ngủ, hoặc trong khoảng thời gian trước đó, trẻ chơi đùa quá vui, hay chứng kiến những chuyện không đúng ý cũng khiến trẻ đái dầm ban đêm.
5. Mê sảng
Những biểu hiện cho thấy trẻ mê sảng như nói lẩm bẩm, cười hoặc khóc trong vô thức, trở mình liên tục,... Tình trạng này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó trẻ sẽ lại chìm vào giấc ngủ
6. Chậm lớn, biếng ăn
Trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ dẫn đến giấc ngủ không được ngon và sâu, khiến tinh thần trẻ suy sụp, sức đề kháng giảm đáng kể. Cơ thể trẻ vì vậy mà chậm lớn, hạn chế khả năng tư duy và ghi nhớ.
7. Nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng là hiện tượng hàm răng của trẻ siết chặt trong vô thức, tạo áp lực phát ra tiếng ken két, gây khó chịu cho những người xung quanh.
Trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không?
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, khi trẻ mắc phải hội chứng rối loạn giấc ngủ, sức đề kháng của trẻ sẽ giảm đi đáng kể. Sau khi trẻ tỉnh dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi trong người, cơ thể rệu rạo, không có tinh thần cho các hoạt động vui chơi.
Trẻ không còn hoạt bát và nhanh nhẹn, thay vào đó, trẻ sẽ cảm thấy không còn hứng thú chơi đùa. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 1 tuổi cũng ảnh hưởng đến não bộ, làm suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tư duy nhạy bén.
Trẻ không có năng lượng sẽ biếng ăn, cơ thể khó hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. Lâu dần trẻ sẽ bị còi xương, suy dinh dưỡng, hay ốm đau, cảm vặt.
Những bé bị rối loạn giấc ngủ tâm lý sẽ thường rơi vào trạng thái trầm tư, căng thẳng, hay quấy khóc, cáu gắt, ngang bướng. Điều này không hề tốt cho thói quen và tính cách của trẻ. Nếu ba mẹ không khắc phục sớm, rất có thể những cảm xúc này sẽ ăn sâu vào não bộ và hình thành nên tính cách cực đoan ở trẻ.
Xem thêm: [BẬT MÍ] 11+ cách rèn cho trẻ 1 tuổi ngủ xuyên đêm
Mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ?
Ba mẹ đừng quá lo lắng vì chỉ cần ba mẹ chăm sóc bé thật kỹ lưỡng, chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 1 tuổi vẫn có thể khắc phục hoàn toàn bằng những cách sau đây:
-
Thiết lập thời gian ngủ cố định và tập cho trẻ thành thói quen.
-
Tạo nên không gian ngủ lý tưởng cho bé: cài đặt chế độ đèn ngủ nhẹ, ánh sáng vừa phải, màu ấm, xung quanh phải thật yên tĩnh và cách âm tốt, nhiệt độ phòng ở mức thích hợp với thân nhiệt của bé.
-
Bên cạnh đó, ba mẹ không nên đặt các thiết bị điện tử như điện thoại di động, tivi, máy tính,... trong phòng ngủ của bé. Hạn chế cho bé tiếp xúc những ánh sáng từ thiết bị trước khi đi ngủ để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ sâu.
-
Trước khi bé ngủ, ba mẹ có thể tắm cho bé bằng nước ấm, massage thư giãn cơ thể và tăng tuần hoàn máu giúp bé ngủ ngon
-
Lựa chọn trang phục thoải mái, chất liệu mát mẻ, mềm mại, chăn đệm sạch sẽ và êm ái. Mục đích để trẻ cảm thấy dễ chịu trong khi ngủ, trẻ sẽ không bị ngứa ngáy và trở mình liên tục trong đêm.
-
Không nên đùa nghịch quá nhiều trước khi ngủ. Thay vào đó, ba mẹ hãy tâm sự, trò chuyện cùng bé, chơi cùng bé những trò chơi nhẹ nhàng như xếp hình, câu cá,...
-
Ngoài ra, ba mẹ có thể giúp bé thư giãn đầu óc bằng cách đọc truyện và mở nhạc nhẹ nhàng cho bé nghe trước giờ đi ngủ
-
Khi trẻ gặp phải tình trạng mộng du, cơn miên hành hoặc bừng tỉnh do hoảng sợ, ba mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về, trấn an các con để các bé có thể tiếp tục an tâm khi ngủ
Những điều mẹ cần lưu ý
Bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo cho bé một giấc ngủ ngon và sâu:
-
Không cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ. Nếu trẻ đói vào giữa đêm, ba mẹ có thể cho trẻ bú sữa hoặc uống chút nước ấm rồi mới rủ trẻ ngủ
-
Tập cho trẻ đi ngủ và thức dậy vào những khung giờ cố định. Mỗi giấc ngủ ba mẹ cần canh đúng thời gian để có thể đánh thức bé, tranh cho bé ngủ quá giấc
-
Luôn tạo cho bé tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh những tác động tiêu cực đến cảm xúc của bé
-
Nếu chứng rối loạn giấc ngủ lâu mà vẫn chưa cải thiện, ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Trên đây là những biểu hiện và cách giải quyết triệt để tình trạng trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ. Hội chứng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Đặc biệt sẽ cản trở quá trình phát triển của trẻ sau này. Các bậc phụ huynh hãy tham khảo và chăm sóc thật tốt các bé nhà mình nhé!