zalo
[Giải đáp] Trẻ 1 tuổi không ngủ ngày phải làm sao?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp] Trẻ 1 tuổi không ngủ ngày phải làm sao?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

30/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ngủ đủ giấc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Không chỉ quan trọng với giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ vào ban ngày cũng là điều mà ba mẹ cần phải quan tâm. Khi một giấc ngủ vào ban ngày của bé không đáp ứng được thời gian ngủ đủ hoặc gián đoạn trong quá trình ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ miễn dịch, tinh thần và cả giấc ngủ vào ban đêm của trẻ. Vậy đối với trẻ 1 tuổi không ngủ ngày phải làm sao? Ba mẹ cần có những giải pháp gì để giúp trẻ có giấc ngủ vào ban ngày? 

Trẻ 1 tuổi ngủ không đủ giấc (Ảnh: sưu tầm Internet)

Tại sao bé 1 tuổi không ngủ ngày?

Theo nghiên cứu của The Guardian về giấc ngủ của trẻ, trẻ 1 tuổi nên có thời gian ngủ tối đa một ngày là 13 tiếng, trong đó nên chia thành 9 tiếng ngủ ban đêm và khoảng 4 tiếng ngủ ban ngày. Thông thường với ngủ ngày, thời gian ngủ của bé lúc này sẽ là các giấc ngủ ngắn khoảng 2 tiếng, chia đều cho buổi sáng và chiều.

Nếu trước đó, bé nhà bạn có giấc ngủ đúng giờ giấc theo đúng quy trình bạn đã thiết lập cho cả ngày và đêm, nhưng khi bé bước vào 1 tuổi thì không còn chịu ngủ vào ban ngày nữa, rất có thể bé đã gặp phải những nguyên nhân dưới đây.

1. Sự phát triển vượt bậc của trẻ

1 tuổi là giai đoạn cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Lúc này bé đã có thể chủ động, có nhận thức với những điều xung quanh. Đồng thời, tứ chi của trẻ lúc này cũng trở nên cứng cáp hơn, các hoạt động như bò, đi sẽ làm bé thích thú, bé luôn muốn khám phá những điều đang diễn ra bên cạnh mình.

Khi cơ thể bé có nhiều biến đổi như vậy, bé chỉ tập trung cho các hoạt động như tập đi và di chuyển, nhiều bé sẽ mang tâm lý không muốn nằm yên một chỗ mà muốn đi khám phá những thứ mới lạ.

Sự phát triển vượt bậc của trẻ (Ảnh: sưu tầm poh.vn)

2. Sự gián đoạn trong thói quen

Sẽ không mất nhiều thời gian để thay đổi thói quen ngủ của trẻ. Những thói quen hàng ngày của trẻ có thể được thay đổi từng ngày nếu ba mẹ kiên trì theo dõi và chỉnh đổi cho bé. Những thách thức về cảm xúc chẳng hạn như làm quen với người trông trẻ mới cũng sẽ thay đổi thói quen ngủ của bé.

Đi du lịch là cũng một trong những yếu tố phá vỡ lịch trình giấc ngủ chắc chắn khác và những cột mốc quan trọng như bò hoặc tập đi cũng có thể bị tạm thời cản trở giấc ngủ.

Sự gián đoạn trong thói quen ( Ảnh: sưu tầm du lịch)

Việc thay đổi thói quen ngủ sẽ làm trẻ dễ quấy khóc, vì vậy ba mẹ cần phải chuẩn bị cho bé trong những quá trình chuyển đổi này. Làm những gì ba mẹ có thể để an ủi bé thông qua việc gián đoạn lịch trình của chúng.

Cuối cùng, cố gắng trở lại với những thói quen sinh hoạt bình thường, theo cùng một thói quen thoải mái trước đó khi đi ngủ theo trình tự như bình thường (tắm, cho ăn, sau đó kể chuyện cho bé, …).

Xem thêm: Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ

3. Trẻ không ngủ đủ giấc

Khi con bạn không được ngủ đủ giấc, chúng có thể trở nên mệt mỏi, bị kiệt sức và tinh thần ủ rũ.

Đó là một trường hợp phổ biến về những gì có thể xảy ra nếu trẻ ngủ không đủ giấc: Con bạn cáu kỉnh, khó chịu, có thể sẽ quấy khóc và có những dấu hiệu khác cho thấy trẻ đã sẵn sàng đi ngủ. Tuy nhiên, trẻ sẽ không thực sự vào giấc ngủ.

Đặt bé ngủ trưa hoặc đi ngủ khi bé muốn ngủ, có thể lúc này bé đã cảm thấy mệt. Khi bạn bắt đầu phát hiện ra những dấu hiệu như dụi mắt, ngáp, nhìn bạn hoặc quấy khóc nhiều, đó là dấu hiệu của bạn phải để đưa con vào cũi hoặc nôi.

Trẻ không ngủ đủ giấc ( Ảnh: sưu tầm H&H Nutrition)

Ngoài ra, hãy đảm bảo bé ngủ đủ thời gian mà chúng cần. Ví dụ, nếu trẻ thức dậy vào thời điểm rất sớm, hãy đưa trẻ đi ngủ sớm hơn một chút để bù đắp cho việc ngủ đã mất. Nếu trẻ có một đêm ngủ khó khăn hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng, hãy cho trẻ ngủ nhiều hơn vào buổi trưa ngày hôm đó.

4. Khó ngủ sau khi ốm

Các vấn đề đau, sốt, viêm họng, nghẹt mũi... đều ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bé. Cơ thể của bé khó chịu sẽ không thể nào giúp bé ngủ ngon giấc được.

Nếu thói quen ngủ của bé bị gián đoạn sau khi bị ốm, nhưng khi con đã khỏe mạnh trở lại vẫn bị đánh thức và khóc đòi bạn suốt đêm bạn cần chú ý và theo dõi các hành động của con để giải quyết vấn đề. Thói quen ngủ vào ban ngày cũng có thể bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ ban đêm, trẻ có thể ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn, chính vì vậy khi con bạn đã trở lại khỏe mạnh, đã đến lúc bạn nên tập cho bé quay trở lại thói quen ngủ bình thường. Trẻ có thể mất vài đêm để làm quen lại với thói quen bình thường trước đây, vì vậy bố mẹ hãy kiên trì.

Giải pháp giúp trẻ 1 tuổi ngủ ngày đúng giấc

Đối với trẻ 12 tháng – 18 tháng, giấc ngủ cần ngủ đủ là khoảng 12 tiếng đến 13 tiếng một ngày. Ban đêm giấc ngủ của bé nên kéo dài từ 8-9 tiếng.Giấc ngủ ban ngày của bé khoảng 3 tiếng đến 4 tiếng (mỗi bé có thể có thời gian ngủ khác nhau, do vậy bé có thể  ngủ ít hơn hay nhiều hơn 3 tiếng mỗi giấc ngủ ban ngày).

Giấc ngủ ngày cũng quan trọng không kém giấc ngủ ban đêm, chính vì vậy mà bố mẹ nên quan tâm vào giấc ngủ vào ban ngày của con nhiều hơn. Dưới đây là một số cách giúp cho bố mẹ kiểm soát và quản lý được giấc ngủ của bé:

Duy trì thói quen ngủ ngày của trẻ

Bé ở độ tuổi này đã biết nhiều hơn và ham chơi hơn trước rất nhiều, vì thế nên bé sẽ chưa chịu đi ngủ ngay. Mẹ phải dỗ dành bé và đưa bé lên giường trong khoảng thời gian quy định. Đối với các bé chỉ thường ngủ một giấc một ngày thì mẹ có thể quy định thời gian ngủ cho bé là 12-14h, với các bé ngủ 2 giấc một ngày thì nên chia giấc ngủ vào 9-11h và 13h-15h. Hãy duy trì cho bé thói quen ngủ hằng ngày như vậy, sau thời gian dài bé sẽ tự chủ động để có giấc ngủ trưa dễ dàng hơn.

Đảm bảo bé được ngủ đủ giấc

Trước hết hãy đảm bảo con bạn được ngủ đủ giấc vào ban đêm. Vào ban ngày, chú ý quan sát nếu thấy bé có biểu hiện như ngáp, dụi mắt,... hãy đặt bé vào cũi trước khoảng 5 – 10 phút để bé có thể thoải mái cơ thể trước, sau đó dễ ngủ đúng giờ mẹ yêu cầu.

Một số giải pháp đáng chú ý khác

  • Bên cạnh bé trước khi bé ngủ: Với các bé ở độ tuổi này, có thể bé sẽ phản kháng lại việc đi ngủ. Trước khi đi ngủ, ba mẹ có thể kể chuyện cổ tích cho bé nghe, giọng điệu kể nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ. Hoặc cùng với bé nghe những bài hát nhẹ nhàng, dễ đưa bé vào giấc ngủ. Ba mẹ có thể đọc cho bé những quyển truyện tranh của VMonkey để giúp bé vừa dễ dàng đi vào giấc ngủ lại vừa giúp phát triển vốn từ tiếng Việt của trẻ.

  • Tạo cho bé lịch sinh hoạt hợp lý cả ngày: Thói quen của bé rất dễ thay đổi,  giấc ngủ của bé cũng đi theo một chuỗi mắt xích những sinh hoạt khác như: ăn, chơi, vệ sinh… Chỉ cần mẹ nên sắp xếp một sinh hoạt biểu cho bé, như vậy thói quen đi ngủ của bé sẽ được hình thành, và thời gian dài cứ đến khoảng đó bé sẽ tự động buồn ngủ.

  • Tạo cho bé cảm giác an toàn khi ngủ: Muốn bé ngủ ngon cả đêm, bố mẹ cần phải tạo cho bé cảm giác an toàn và môi trường yên tĩnh khi ngủ. Muốn bé có giấc ngủ sâu và ngon bố hãy chúc bé trước khi ngủ và để đèn ngủ mờ nếu bé sợ bóng tối.

  • Quần áo phải thoải mái: Mặc quần áo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông để đảm bảo bé không bị quá nóng hoặc quá lạnh. Lựa chọn tã phù hợp cho bé, không gây cảm giác khó chịu để làm gián đoạn quá trình ngủ.

Cho bé mặc quần áo thoáng mát để bé có giấc ngủ thoải mái hơn ( Ảnh: sưu tầm Internet)

Để tránh tình trạng trẻ 1 tuổi không ngủ ngày, điều quan trọng nhất chính là sự kiên nhẫn và quyết tâm của bố mẹ. Dù là ban ngày hay ban đêm, giấc ngủ nào của con cũng đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Luôn theo dõi và để ý con nhiều hơn để con có thể lớn lên mạnh khỏe các mẹ nhé.

 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!