zalo
[Giải đáp] Trẻ sơ sinh ăn ngủ như thế nào là tốt?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp] Trẻ sơ sinh ăn ngủ như thế nào là tốt?

Phương Đặng
Phương Đặng

13/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ sơ sinh ăn ngủ như thế nào? Việc ăn ngủ điều độ khoa học không chỉ giúp bé đạt tiêu chuẩn chiều cao cân nặng mà còn hỗ trợ con phát triển trí não, các giác quan, tăng cường hệ miễn dịch, v.v… Chi tiết về những lợi ích và các phương pháp luyện trẻ ăn ngủ tốt ba mẹ có thể tham khảo trong bài viết này để áp dụng đúng cách cho bé nhà mình.

Trẻ sơ sinh ăn ngủ như thế nào trong 1 năm đầu?

Từ 0 - 12 tháng tuổi, cho trẻ sơ sinh ăn ngủ như thế nào luôn là thắc mắc, khó khăn chung của người làm ba mẹ lần đầu. Bởi vậy, các bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên gia viện dinh dưỡng đã phối hợp nghiên cứu, đưa ra số liệu tiêu chuẩn về bữa ăn - giấc ngủ của trẻ để ba mẹ có thể đối chiếu và đánh giá tình trạng của con mình.

Bảng dinh dưỡng - giấc ngủ của trẻ 0 - 12 tháng tuổi.

Tháng

Chế độ ăn

Thời gian ngủ

Bú sữa

Ăn dặm

Sơ sinh

1 lần bú: 30-35 ml

Ngày bú 8-12 lần

Mỗi cữ cách 2-3 tiếng

 

18 -20 tiếng

1 tháng

1 lần bú: 35-60 ml

Ngày bú 6-8 lần

Mỗi cữ cách 2-3 tiếng

 

18 -20 tiếng

2 tháng

1 lần bú: 60-90 ml

Ngày bú 5-7 lần

Mỗi cữ cách 3-4 tiếng

 

16 -18tiếng

3 tháng

1 lần bú: 60-90 ml

Ngày bú 5-7 lần

Mỗi cữ cách 3-4 tiếng

 

14 -15 tiếng

4 tháng

1 lần bú: 60- 120 ml

Ngày bú 5-6 lần

Mỗi cữ cách 4 tiếng

 

13-14 tiếng

5 tháng

1 lần bú: 120 -180 ml

Ngày bú 5 lần

Mỗi cữ cách 4 tiếng

 

13-14 tiếng

6 tháng

1 lần bú: 180 -240 ml

Ngày bú 3-4 lần

1 bữa ăn dặm bột ngọt + hoa quả bổ sung

13-14 tiếng

7 tháng

1 lần bú: 200 -240 ml

Ngày bú 3-4 lần

1-2 bữa ăn dặm bột ngọt,mặn + hoa quả bổ sung

13-14 tiếng

8 tháng

1 lần bú: 200 -240 ml

Ngày bú 3-4 lần

2 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

13-14 tiếng

9 tháng

1 lần bú: 240 ml

Ngày bú 2-3 lần

lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml

3 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 – 13 tiếng

10 tháng

1 lần bú: 240 ml

Ngày bú 2-3 lần

lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml

4 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 – 13 tiếng

11 tháng

1 lần bú: 240 ml

Ngày bú 2-3 lần

lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml

5 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 – 13 tiếng

12 tháng

1 lần bú: 240 ml

Ngày bú 2-3 lần

lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml

6 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung

12 tiếng

Lưu ý: 

Bảng dinh dưỡng và giấc ngủ của trẻ được nghiên cứu áp dụng cho trẻ sinh đủ tháng, không có bệnh lý bẩm sinh và phát triển bình thường. Nếu bé sinh non hoặc có dị tật thai nhi, bệnh lý thì số liệu bảng này có thể bị sai lệch.

Ngoài ra, các con số trên bảng chỉ mang tính tương đối nên ba mẹ hãy tham khảo kết hợp với nhu cầu của trẻ để xây dựng thời gian biểu các hoạt động của trẻ cho phù hợp.

Hiểu đúng về giấc ngủ trẻ sơ sinh như thế nào là tốt?

Trước tiên, để biết trẻ sơ sinh ăn ngủ như thế nào là tốt, ba mẹ cần hiểu đúng về giấc ngủ của bé sơ sinh theo tháng tuổi trong 1 năm đầu.

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh 

Chu kỳ giấc ngủ của bé trong 12 tháng đầu được chia thành giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM) và giấc ngủ không cử động mắt nhanh (Non-REM). Theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh cần trải qua 5 giai đoạn:

Chu kỳ 1 giấc ngủ của trẻ sơ sinh gồm 5 giai đoạn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giai đoạn 1: Buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật.

Giai đoạn 2: Giấc ngủ REM đầu tiên, trẻ có biểu hiện vặn mình, rặn è è, mắt chuyển động bên dưới mi mắt nhắm. Có thể xuất hiện chứng ngưng thở 5 - 10 giây, sau đó quay lại với nhịp thở không đều, nhanh với tần suất 50-60 lần/phút trong 10-15 giây. Cuối cùng, thở đều cho đến khi chu kỳ lặp lại.

Giai đoạn 3: Giấc ngủ không hoạt động, trẻ thở đều và ít trở mình.

Giai đoạn 4 - 5: Giấc ngủ non-REM (sâu, rất sâu và im lặng), trẻ nằm yên, không cử động và khó đánh thức.

Chu kỳ ngủ của bé sơ sinh thường kéo dài 50 phút, ngắn hơn người trưởng thành nên trẻ dễ thức giấc thường xuyên. Trong giai đoạn ngủ REM, nhịp thở của bé có thể nhanh và không đều. Trái lại, giấc ngủ REM khiến bé ngủ rất sâu, bé có thể phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn này.

Đặc điểm giấc ngủ trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Mỗi tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể thay đổi về số giấc, số giờ. Cụ thể có 5 giai đoạn chính cùng các đặc điểm khác biệt bao gồm:

Giai đoạn 1: 0 tháng (sơ sinh)

Tổng thời gian ngủ từ 18 - 20 giờ/ ngày. Đặc biệt, trong 10 - 14 ngày đầu tiên, cứ khoảng 2 - 2,5 giờ con sẽ thức dậy ăn và đi vệ sinh do dạ dày còn nhỏ, không thể tiêu hóa một lượng sữa lớn. Thậm chí, giấc đêm của trẻ cũng có thể chia thành 3 - 4 giấc vì con cần bú đủ no để ngủ tiếp.

Giai đoạn 2: 1 - 2 tháng tuổi

Qua 1 tháng đầu, thời gian ngủ giãn dần từ 2.5 - 3 tiếng mỗi giấc nên tổng số giờ ngủ 1 ngày chỉ còn khoảng 16 - 18 giờ. Từ tháng thứ 2 có thể giảm còn 15 - 16 tiếng. Tuy nhiên, giấc đêm của trẻ vẫn chưa thể trọn vẹn vì con vẫn thức dậy để ăn. Trẻ vẫn còn biểu hiện thở nhanh, không đều và vặn mình nhiều ở giai đoạn này.

Giai đoạn 3: 3 - 5 tháng

Từ tháng thứ 3, giấc đêm của bé sẽ kéo dài đến 6 tiếng tức là ba mẹ có thể nghỉ ngơi nhiều hơn. Một số bé vẫn có thể tỉnh dậy 1 - 2 lần để ăn nhưng bé có thể ngủ lại ngay và rất ít vặn mình, rặn è è khi ngủ.

Giai đoạn từ 3 tháng con có thể ngủ xuyên đêm. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giai đoạn 4: 6 - 8 tháng

Trẻ đã có thể ngủ đến 8 tiếng giấc đêm ở giai đoạn này, thay vào đó con có thể giảm bớt 1 giấc ngắn ban ngày. Trẻ sẽ thức chơi nhiều hơn và đây là cơ hội để ba mẹ tương tác, dạy con nhiều điều, chơi cùng con. 

Giai đoạn 5: 9 - 12 tháng

Em bé 9 tháng có thể coi là sắp qua độ tuổi sơ sinh, con có thể tự ngủ và ngủ liên tục mỗi đêm từ 9 - 12 tiếng, thời gian ngủ ngày chỉ còn 3 - 4 tiếng. Ở thời điểm này, trẻ đã bắt đầu mọc răng và điều đó khiến con bị đau lợi nên đôi khi con sẽ có biểu hiện khó ngủ vì sự khó chịu này.

Tham khảo thêm: Nhu cầu và lịch trình ăn uống vận động giấc ngủ của trẻ 11 tháng tuổi

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ đêm ngủ ngày đầy đủ?

Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ vì vậy ba mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp dân gian và khoa học cùng với nhu cầu thực tế để giúp con ngủ đêm, ngủ ngày đầy đủ và sâu giấc.

Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ ngon cả ngày lẫn đêm

Nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ, giúp con ngủ đủ đúng giờ và ngon giấc, ngoài các phương pháp tác động đến dinh dưỡng, vận động thông thường, ba mẹ có thể kết hợp áp dụng 1 số mẹo dân gian như:

  • Làm gối đinh lăng.

  • Đặt dao cùn ở đầu giường để tránh tà.

  • Treo tỏi đầu giường hoặc dùng cành dâu tằm.

  • Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng để tạo mùi hương dễ chịu.

  • Xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu.

Sử dụng gối đinh lăng giúp bé ngủ ngon. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thực phẩm giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon chóng lớn 

Một bữa ăn ngon, đủ chất, đủ no không chỉ giúp bé tăng trưởng tốt mà còn giúp bé ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng tỉnh giấc giữa đêm hoặc rối loạn giấc ngủ. Trong 6 tháng đầu, vì trẻ chỉ bú sữa mẹ nên cần tập trung xây dựng chế độ ăn tốt cho mẹ. Về cơ bản, người mẹ cần ăn đủ các nhóm chất, đa dạng thực phẩm, trừ các loại cá biển, rau sống, các loại nước có gas, có cồn.

Từ 7 - 12 tháng, khi trẻ đã ăn dặm và làm quen với thức ăn thô, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bé, giúp con ngủ ngon: các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, v.v…), cá, các món từ trứng, lúa mì, yến mạch, thịt gà, chuối, rau lá xanh.

Cách tập bé sơ sinh ngủ đêm như thế nào?

Thời gian khi mới chào đời, đặc biệt trong tháng đầu giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể chưa ổn định. Vì vậy, ba mẹ có thể tập cho bé sơ sinh ngủ đêm từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3 - thời điểm con đã quen với môi trường sống ngoài bụng mẹ. 

Để luyện ngủ cho bé, ba mẹ cần kết hợp thay đổi giờ ngủ khi cần thiết và tập trình tự ngủ đêm với các hoạt động lặp đi lặp lại. Một số mẹ thắc mắc có nên để trẻ sơ sinh ngủ theo nhu cầu không? Đáp án là có và mẹ cần phối hợp cả 2 vấn đề đã đề cập ở trên. Sắp xếp thói quen và lịch ngủ khoa học sẽ giúp trẻ ngủ tốt, ba mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi.

Thực hiện trình tự ngủ bế ru giúp con ngủ đúng giờ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ba mẹ có thể thay đổi giờ ngủ bằng cách quan sát dấu hiệu buồn ngủ và thực hiện trình tự ngủ ngày với các hoạt động: kéo rèm che bớt ánh sáng, cất đồ chơi, bế và hát ru, đặt bé ngủ khi đã nhắm mắt. Sau mỗi 30 phút - 2 tiếng (tùy tháng tuổi) hãy đánh thức khi con ngủ quá lâu.

Khi nào trẻ ổn định giấc ngủ? Thông thường từ 6 tuần tuổi trẻ đã có thể ngủ liền 5 6 tiếng trong đêm nhưng nếu tập cho bé ngủ đêm tốt thì thời điểm bé tự ngủ xuyên đêm có thể sớm hơn. Ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp như: 

  • Dạy con phân biệt ngày - đêm bằng cách điều chỉnh ánh sáng trong phòng.

  • Thay đổi tần suất hoạt động vui chơi, tương tác cùng bé.

  • Thực hiện trình tự ngủ lặp lại theo chu kỳ với các hoạt động như tắt đèn, bế bé lên, hát ru, đặt nằm khi con bắt đầu nhắm mắt, v.v…

Nên để trẻ sơ sinh nằm ngủ như thế nào?

Tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé thoải mái, ngủ ngon hơn mà còn hạn chế nguy cơ vẹo cột sống, tê tay chân, chứng ngưng thở khi ngủ. Theo ý kiến từ chuyên gia khoa nhi, trẻ sơ sinh nên được đặt nằm ở tử thế nghiêng 1 bên. Điều này giúp cho đường thở của trẻ an toàn, thức ăn không đi ngược trở lại đường thở gây sặc. Ngoài ra, nằm nghiêng cũng cải thiện chứng ngủ ngáy, khò khè khi ngủ ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, khi đặt nằm ngủ, ba mẹ cần cuốn thêm một tấm chăn mỏng để giữ tay chân bé dọc theo ổ cuốn, tạo cảm giác an toàn và ấm cúng. Trong khi ngủ, hãy giúp con đổi bên sau mỗi 1 - 2 giờ để tránh lép ở vùng thái dương, biến dạng tai.

Tư thế nằm nghiêng tốt cho hơi thở của bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

 

Trẻ sơ sinh ăn ngủ như thế nào là tốt? Làm thế nào để bé ăn ngon, ngủ đủ, đúng thời gian biểu luôn là băn khoăn của nhiều bà mẹ trẻ. Dù vậy, Monkey tin rằng với sự nỗ lực đem đến thông tin hữu hữu ích cùng với sự cố gắng đồng hành cùng con của ba mẹ, trẻ sẽ được nuôi dạy tốt nhất ở mọi khía cạnh, không riêng vấn đề ăn ngủ. Con sẽ ngoan ngoãn và phát triển đạt chuẩn như điều ba mẹ mong muốn.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey