Giấc ngủ của trẻ 11 tháng tuổi như thế nào? Bé cần kết hợp ăn uống và vận động ra sao để ngủ ngon giấc, đủ và đúng giờ? Cùng Monkey tìm hiểu nhu cầu cũng như thời gian biểu cho các hoạt động, bữa ăn của bé 11 tháng tuổi và mẹo để con có giấc ngủ chất lượng.
Giấc ngủ của trẻ 11 tháng tuổi thế nào là tốt?
Trẻ sơ sinh có thể “lớn lên” từng giờ cả khi cơ thể của chúng đang nghỉ ngơi. Vì vậy, nếu trẻ ngủ đủ, con không chỉ đạt được các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng mà còn phát triển tốt về trí tuệ, các giác quan, sức khỏe v.v…
Theo đó, tổng số giấc ngủ bé 11 tháng tuổi trong 1 ngày gồm 3 giấc gồm 2 giấc ngắn ban ngày và giấc đêm. Thời gian mỗi giấc ngắn kéo dài từ 30 phút - 1 tiếng là đủ để bé có thể ngủ trọn vẹn giấc đêm trong 10 - 11 tiếng. Như vậy, số giờ ngủ của trẻ 11 tháng cần đạt khoảng 12 - 13 tiếng/24 giờ.
Nếu ba mẹ nào đang thắc mắc trẻ 11 tháng ngủ 11 tiếng có đủ hay không thì dựa theo những điều mà Monkey đã đề cập ở trên, con nhà bạn ngủ chưa đủ và cần tăng thêm 1 - 2 tiếng. Phương pháp cải thiện dựa vào chất lượng giấc ngủ ngày - đêm cụ thể của mỗi bé. Bên cạnh đó, yếu tố ăn uống, vận động cũng có sự ảnh hưởng đến việc trẻ ngủ ít hơn.
Các vấn đề thường gặp về giấc ngủ của bé 11 tháng
Đối với trẻ sơ sinh, vì chức năng các cơ quan chưa được hoàn thiện nên chất lượng giấc ngủ chưa ổn định. Bởi vậy, trẻ có thể gặp một số vấn đề trong khi ngủ.
Trẻ 11 tháng tuổi ngủ hay giật mình, khóc thét
Trẻ bị giật mình là tình trạng thường gặp khi ngủ và không nguy hiểm.Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên có biểu hiện tỉnh dậy khóc thét mỗi lần giật mình, ba mẹ cần nghĩ đến việc trẻ bị mệt mỏi vì hoạt động quá mức vào ban ngày hoặc trước giờ ngủ. Thậm chí, nếu trẻ được nghe nhạc quá to hoặc chứng kiến những sự vật, sự việc khiến bé sợ hãi thì con cũng có thể bị kích động khi ngủ.
Ngủ ngày cày đêm
Ngủ ngày cày đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sau sinh 0 - 3 tháng, cũng có thể lâu hơn. Nguyên nhân chính thường do ba mẹ cho trẻ ngủ vào ban ngày nhiều để tránh ảnh hưởng đến công việc trong khi nhu cầu ngủ giấc ngắn của con chỉ có giới hạn. Mặt khác, nhiều ba mẹ lại cố ngăn cản, không cho bé ngủ ngày khiến bé có cảm giác bồn chồn, mỏi mệt dẫn đến khó ngủ vào ban đêm. Lâu dần, trẻ sẽ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ.
Khóc dạ đề
Hội chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu, một số bé kéo dài đến tháng thứ 6 mới bắt đầu giảm dần. Trong tổng số các bé ở độ tuổi này, có khoảng 20 - 25% bé mắc phải hội chứng này. Con có biểu hiện khóc dữ dội vào 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày, thường là buổi tối hoặc đêm khiến bé khó vào giấc, ngủ không sâu.
Trẻ 11 tháng ăn bao nhiêu là đủ? Biết làm gì?
Theo WHO, trẻ 11 tháng tuổi được coi là phát triển thể chất tốt khi cân nặng, chiều cao nằm trong mức 1 (1SD). Để trẻ đạt được những tiêu chuẩn đó cùng với một cơ thể khỏe mạnh giúp bé ngủ ngon thì ba mẹ cần hiểu và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vui chơi, các hoạt động của bé một cách khoa học.
Xem thêm: [Hỏi - Đáp] Trẻ 11 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cao thế nào là chuẩn?
Trẻ 11 tháng ăn uống như thế nào?
Bé 11 tháng tuổi ngủ bao nhiêu giờ một ngày, có đủ hay không phụ thuộc vào dinh dưỡng của bé. Ở giai đoạn này, trẻ cần kết hợp ăn 3 - 4 cữ sữa (~ 900 - 1000ml) và ăn 2 - 3 bữa cháo bột được làm từ thịt, cá, v.v… cùng các loại rau củ. Vì con có thể ăn đa dạng thực phẩm nên ba mẹ hãy chú ý thay đổi thực đơn để con được hấp thu đầy đủ các chất, nếm được đầy đủ các hương vị.
Bé 11 tháng biết làm gì: Khả năng vận động của con
Vận động hợp lý sẽ làm tăng sức đề kháng, khỏe mạnh giúp bé ngủ sâu giấc, tránh giật mình khóc thét giữa giấc. Khi trẻ được 11 tháng, con có thể đã đạt được các kỹ năng cơ bản như tự đứng, đứng vững mà không cần trợ giúp, trườn bò nhanh, có thể tập đi và bắt chước hành động của người lớn. Trò chơi, các món đồ chơi yêu thích của bé có thể là lục lạc, xe đẩy tập đi, thú nhồi bông, đồ chơi bằng gỗ, v.v…
Tham khảo thêm: Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi thế nào? Ăn uống vui chơi ra sao?
Gợi ý lịch trình ăn ngủ vận động khoa học cho bé 11 tháng tuổi
Ngoài đáp ứng nhu cầu, ba mẹ cần xây dựng lịch ăn uống, vận động, ngủ nghỉ của trẻ sao cho khoa học, hợp lý. Ba mẹ có thể tham khảo mẫu và sắp xếp thời gian biểu 1 ngày cho bé dựa trên nhu cầu thực tế.
Thời gian biểu 1:
07:00 -Thức dậy và cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
09:00 – Ăn sáng (ăn dặm)
10:00 hoặc 10:30 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
11:00 – Cho bú (sữa mẹ/sữa bột) và có thể ăn thêm thức ăn vặt
13:00 – Ăn trưa (ăn dặm)
14:00 hoặc 14:30 – Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ)
15:00 – Cho bú (sữa mẹ/sữa bột) và có thể cho bé ăn thức ăn vặt
17:00 – Ăn tối (ăn dặm)
18:15 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
19:00 – Cho bé bú (sữa mẹ/sữa bột) và ngủ
Thời gian biểu 2 (Cho các bé ăn sữa mẹ)
7:00 - 7:30: Thức dậy và cho con bú.
7:30 - 8:00: Chơi cùng bố mẹ.
8:00: Đặt bé ngồi chơi trong khi mẹ làm bữa sáng.
8:15: Ăn sáng với đầy đủ nhóm chất.
8:45 - 9:30: Giờ chơi tự lập của trẻ.
9:30 - 11:00: Ngủ giấc ngắn buổi sáng.
11:00: Thay tã, chơi tự lập khi mẹ nấu bữa trưa.
11: 15 - 12:00: Bữa trưa với đầy đủ nhóm chất.
12:00 - 14:00: Chơi tự lập, tương tác cùng ba mẹ
14:00 - 14:30: Cho bé bú mẹ rồi ngủ trưa.
14:30 - 15:00: Bé thức dậy.
15:00 - 16:30: Mẹ và bé đi chơi cùng nhau. Cho bé đọc sách, xem tranh, nghe nhạc. Cho bé đi dạo, chỉ cho bé các đồ vật, sự vật xung quanh và gọi tên để con tăng khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ.
16:30 - 17:00: Tắm rửa, vệ sinh
17:30 - 18:00: Ăn bữa tối nhẹ.
18:30 - 19:00: Mẹ cho trẻ bú lần cuối kết hợp hát ru, chúc bé ngủ ngon.
19:00: Đi ngủ. Bé có thể ngủ suốt đêm, nhưng vài lần một tuần sẽ thức giấc và mẹ cần cho bé bú để ngủ lại.
Giấc ngủ của trẻ 11 tháng tuổi có đủ và tốt hay không phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, vận động và sức khỏe. Mặt khác, chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, các giác quan của bé. Bởi vậy, cha mẹ hãy tham khảo nguồn thông tin uy tín để giúp con đạt được tiêu chuẩn phát triển tốt nhất của WHO và các tổ chức, bệnh viện quốc tế.