Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi thế nào? Ăn uống vui chơi ra sao? 10 tháng tuổi là khoảng thời gian đủ dài để ba mẹ có thể sắp xếp thời gian ăn ngủ, vận động 1 ngày của bé theo lịch trình cố định vì con đã hiểu tương đối lời nói của người lớn và làm theo. Việc này vừa giúp con hình thành nề nếp khoa học vừa giúp con khỏe mạnh, phát triển tốt và giảm gánh nặng cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con.
Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi thế nào là tốt?
Đối với trẻ sơ sinh trong 1 năm đầu, giấc ngủ đặc biệt quan trọng bởi trong vài giờ ngủ con đã có cao thêm vài mm, nặng thêm vài gam đồng thời tăng cường miễn dịch thông qua quá trình hồi phục chức năng các cơ quan. Bởi vậy, bé 10 tháng tuổi cần đảm bảo giấc ngủ chất lượng với:
-
3 giấc gồm 2 giấc ngày và giấc đêm
-
Tổng thời gian ngủ 1 ngày là 12 - 13 tiếng, trong đó mỗi giấc ngắn ban ngày kéo dài 30 phút - 1 tiếng và giấc đêm khoảng 11 - 12 tiếng.
-
Trong khi ngủ, trẻ không có các biểu hiện thở mạnh, khò khè, xoay mình nhiều, thi thoảng bật khóc nhỏ nhẹ hoặc tỉnh giấc rồi ngủ lại.
Ba mẹ có thể tham khảo thời gian ngủ theo tháng tuổi của trẻ ở bảng dưới đây:
Tổng số giờ ngủ (h) |
Số giờ ngủ đêm |
18 - 20 |
8 - 9 |
18 - 20 |
8 - 9 |
16 - 18 |
9 - 10 |
14 - 15 |
9 - 10 |
13 - 14 |
10 |
13 - 14 |
10 |
13 - 14 |
10 - 11 |
13 - 14 |
10 - 11 |
13 - 14 |
10 - 11 |
12 - 13 |
10 - 11 |
12 - 13 |
10 - 12 |
12 - 13 |
10 - 12 |
12 |
10 - 11 |
Các vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của bé 10 tháng tuổi
Theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, giấc ngủ của trẻ trong 12 tháng đầu chưa ổn định. Bé 10 tháng ngủ bao nhiêu là đủ, chất lượng giấc ngủ có tốt còn phụ thuộc vào việc con có gặp một số vấn đề khi ngủ dưới đây hay không.
Vì sao trẻ 10 tháng tuổi ngủ hay giật mình?
Giật mình, tỉnh giấc giữa đêm là tình trạng phổ biến nhất. Trẻ thường xuyên có biểu hiện này do cơ thể mệt mỏi vì hoạt động quá mức vào ban ngày hoặc trước giờ ngủ. Ngoài ra, nếu con từng xem những cảnh phim kinh dị cùng ba mẹ, nghe nhạc quá to thì bộ não bé cũng có thể bị kích thích sự sợ hãi khiến con giật mình khi ngủ.
Trẻ ngủ ngày thức đêm
Ngủ ngày thức đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sau sinh vài tháng, cũng có thể kéo dài đến khi 1 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do người lớn cho trẻ ngủ vào ban ngày để dành thời gian làm việc khác trong khi nhu cầu ngủ giấc ngắn của con chỉ có giới hạn. Trái lại, 1 số ba mẹ lại cố gắng để con thức càng nhiều càng tốt vào buổi sáng, chiều khiến cơ thể con bồn chồn, mỏi mệt dẫn đến khó vào giấc đêm.
Khóc thét giữa đêm
Bé có tình trạng đang ngủ thì bật dậy khóc lớn thường xuất phát từ việc bộ não của trẻ nhớ lại những hoạt động khiến con sợ hãi, đôi khi là bé vừa gặp ác mộng. Hiện tượng này còn được coi là dấu hiệu của khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Bởi vậy, có thể bé sẽ khó ngủ lại ngay và cách tốt nhất là ba mẹ nên ôm ấp, vỗ về để trẻ ngủ trở lại.
Khóc dạ đề (Hội chứng Colic)
Hội chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng, một số bé kéo dài đến 6 tháng mới kết thúc hoặc bắt đầu giảm dần tần suất. Cứ 10 trẻ thì có 2 bé gặp phải, con có biểu hiện khóc dữ dội vào 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày, thường là buổi tối hoặc đêm khiến bé ngủ không đủ.
Xem thêm: [Bật mí] Trẻ 9 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Thế nào là khoa học?
Giải pháp cải thiện giấc ngủ trẻ 10 tháng tuổi ngủ không ngon giấc
Theo đó, để giúp trẻ ngủ ngon, ba mẹ có thể áp dụng 1 số phương pháp như:
-
Xây dựng và duy trì lịch ngủ đều đặn cho bé.
-
Hướng dẫn bé tự ngủ độc lập.
-
Dạy bé phân biệt ngày - đêm để nhận biết thời điểm cần đi ngủ.
-
Đặt bé nằm ngủ đúng tư thế, tránh cảm giác khó chịu khiến bé trở mình nhiều hoặc tỉnh giấc.
-
Đảm bảo chất lượng không gian phòng ngủ, giường ngủ, quần áo.
-
Cho trẻ ăn đủ no trước giấc ngủ và tránh các hoạt động mạnh kích thích não bộ hoạt động quá mức.
Gợi ý lịch sinh hoạt cho bé ăn ngon - ngủ đủ - chơi vui
Ba mẹ cần nắm được nhu cầu ăn uống, vận động của bé 10 tháng để sắp xếp thời gian biểu với lịch ngủ sao cho phù hợp.
Nhu cầu ăn uống vận động của trẻ 10 tháng tuổi
Bên cạnh các yếu tố môi trường, sức khỏe, việc ăn uống của trẻ 10 tháng cũng cần đáp ứng đủ nhu cầu để con ngủ ngon giấc, không tỉnh dậy giữa đêm hoặc khó ngủ vào ban ngày. Cụ thể,bé 10 tháng cần ăn đủ 3 - 4 cữ sữa, mỗi lần 170 - 250ml. Tổng lượng sữa trong ngày là 500 - 700ml, kết hợp với 3 - 4 bữa ăn dặm bột mặn, hoa quả hoặc sữa chua bổ sung.
Mặt khác, để tăng chất lượng giấc ngủ, trẻ cần vận động phù hợp trong ngày. Đối với trẻ 10 tháng, con cần dành từ 5 - 6 tiếng mỗi ngày để vui chơi, học hỏi, vệ sinh tắm rửa và tương tác với người lớn. Đôi khi, bé cũng cần thời gian để chơi một mình, tự khám phá thêm điều mới.
Mẫu thời gian biểu khoa học cho bé 10 - 12 tháng
Ba mẹ có thể tham khảo mẫu lịch hoạt động ăn ngủ, vận động, vệ sinh, v.v… trong 1 ngày theo mẫu dưới đây:
Hoạt động của bé |
Bé thức dậy, làm vệ sinh cá nhân |
Ăn sữa |
Hoạt động thể chất Chơi tự lập |
Ngủ giấc ngắn |
Ăn trưa |
Chơi tự lập Tương tác cùng ba mẹ |
Ngủ trưa |
Chơi tự lập Tương tác cùng ba mẹ |
Tắm rửa, vệ sinh |
Ăn tối |
Hoạt động nhẹ nhàng + trình tự ngủ đêm |
Ngủ tối |
Biết cách sắp xếp hợp lý giữa các giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi cùng lịch trình ăn uống, vui chơi, vận động của bé sẽ giúp con phát triển đạt chuẩn. Nhờ đó, ba mẹ cũng sẽ dạy trẻ được nhiều hơn, tương tác với con nhiều hơn mà vẫn có đủ thời gian nghỉ ngơi. Hi vọng, những thông tin Monkey chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ thực hiện thành công việc xây dựng thời gian biểu cho bé và cho chính mình.