Ăn dặm truyền thống là phương pháp đơn giản, phù hợp với nhiều gia đình bởi tính tiện lợi và hiệu quả. Để giúp ba mẹ tiết kiệm tối đa thời gian chế biến cũng như đảm bảo bé có đủ dưỡng chất để phát triển, Monkey giới thiệu đến các mẹ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng với các món ăn chất lượng dưới đây!
Lợi ích của phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng?
Trước khi tham khảo các món ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng thì ba mẹ có thể tìm hiểu về lợi ích tuyệt vời của phương pháp ăn dặm phổ biến này. Ưu điểm đầu tiên mà ba mẹ áp dụng cách cho ăn dặm này là thời gian và các bước chế biến món ăn rất đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm công sức lẫn thời gian.
Điều này có tác động không nhỏ đến gia đình mà mẹ đã đi làm và không có quá nhiều thời gian chế biến bữa ăn dặm công phu cho bé trong ngày cũng như theo sát con ăn như ăn dặm chỉ huy hay ăn dặm kiểu Nhật. Với những gia đình bận rộn thì ăn dặm truyền thống là cách làm phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, lợi ích từ phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống mà ba mẹ nhận thấy chính là ăn dặm kiểu này có thể tạo điều kiện lý tưởng để bé làm quen với thực phẩm mới một cách dễ dàng hơn. Mọi nguyên liệu đều được nấu chín và xay nhuyễn trộn với nhau nên bé cũng dễ tiêu hóa hơn, dễ nhai và nuốt.
Điều này có tác động đến việc bé ít khi bị hóc hay nghẹn do thức ăn cứng hoặc đồ ăn quá to như ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm tự chỉ huy.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng cần dưỡng chất gì?
Vitamin
Đây là thành phần dưỡng chất quan trọng đầu tiên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và kỹ năng của bé 8 tháng. Lúc này bé bắt đầu bò thành thạo, có bé muốn tập đứng vịn nên cần cung cấp các chất xúc tác để hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn.
Các loại vitamin cần cung cấp trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng chính là vitamin A, C, E, D, B12,… với lượng vừa đủ để bé phát triển khỏe mạnh hơn.
Axit béo omega 3
Ngoài vitamin và khoáng chất thì axit béo Omega 3 đóng vai trò là vi chất không thể thiếu để bé có thể thông minh, nhanh nhẹn. Ngoài ra, chức năng của dưỡng chất này là hỗ trợ tế bào não bộ phát triển nhanh hơn, giúp bé ghi nhớ, phối hợp các giác quan như tay, chân, mắt và não tốt hơn.
Thực phẩm chứa nhiều chất này dành cho bé 8 tháng là cá hồi, các loại hạt dinh dưỡng, các loại cá biển như cá thu, các trích…
Kẽm
Bé ăn dặm truyền thống nếu bị thiếu kẽm trong khẩu phần ăn sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, kém hấp thu và ăn không ngon, ngủ không sâu giấc. Vì trong, thực đơn ăn dặm của bé không thể thiếu được kẽm để giúp bé tăng chiều cao, cân nặng và hệ miễn dịch tốt hơn.
Sắt
Thành phần dinh dưỡng không thể thiếu chính là sắt trong các bữa ăn dặm dành cho bé 8 tháng tuổi. Nếu thiếu sắt, bé sẽ có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch, bị thiếu máu và mất khả năng tập trung.
Các chuyên gia khẳng định nếu bé thiếu sắt thì sẽ rất hay bị ốm vặt và dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Sắt có nhiều trong các thực phẩm có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn…
Protein
Thành phần dinh dưỡng cuối cùng cần được bổ sung trong khẩu phần ăn của bé 8 tháng ăn dặm truyền thống chính là protein. Thực phẩm giàu chất này bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa, thủy hải sản… có chức năng cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động linh hoạt và tái tạo tế bào cũng như phát triển cơ bắp.
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 8 tháng
Bữa chính 1: 8h00 sáng
Lịch trình ăn dặm của bé 8 tháng theo phương pháp ăn dặm chính là ăn bữa chính đầu tiên vào lúc 8 giờ sáng sau khi thức dậy, vệ sinh cá nhân và bú cữ đầu tiên trong ngày.
Bữa phụ 1: 10h00 – 11h00
Bữa phụ đầu tiên trong ngày được áp dụng sau khi ăn bữa chính khoảng 2 giờ đồng hồ. Theo đó, mẹ có thể cho bé ăn các món như trái cây hoặc sữa chua, các loại bánh ăn dặm.
Bữa chính 2: 13h00
Bữa chính tiếp theo trong ngày trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng áp dụng vào lúc 13 giờ chiều. Lúc này bé đã tiêu hóa hết lượng thức ăn bữa phụ và sau cữ bú đầu tiên của buổi chiều.
Bữa phụ 2: 15h00 – 16h00
Tiếp tục bữa phụ thứ hai trong ngày sẽ được ăn sau bữa ăn chính 2 tiếng đồng hồ là phù hợp nhất. Bé sẽ ăn bữa ăn này vào lúc 15 - 16h mỗi ngày với các món ăn nhẹ nhàng, không cần quá no và quá nhiều năng lượng.
Bữa chính 3: 18h00
Bữa chính cuối cùng trong ngày dành cho bé 8 tháng tuổi sẽ ăn vào lúc 18 giờ sau khi bé đã được vệ sinh, tắm sạch sẽ. Theo đó, bữa chính này gồm các món ăn hấp dẫn và đủ chất.
Bữa phụ 3: 20h30 – 21h30
Cuối cùng đối với lịch ăn dặm truyền thống thì bé 8 tháng sẽ ăn phụ bữa thứ 3 trong ngày vào lúc 20h30 đến 21h30 khi bé ăn bữa chính lúc 18h. Lúc này bé nên ăn ít, nhẹ và không nên quá no nếu không sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng
Cháo thịt bò rau muống
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ, thịt bò, rau muống, đậu cove hoặc đậu Hà Lan.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Thịt bò mẹ rửa sạch, băm nhỏ rồi hấp chín rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
-
Bước 2: Mẹ nhặt rau sạch, lấy phần lá non rồi rửa sạch với vòi nước sau đó hấp chín và xay nhuyễn. Còn đậu cove thì mẹ ngâm với nước tầm 20 phút sau đó rồi xay nhuyễn bằng máy xay.
-
Bước 3: Mẹ cho gạo vào nồi sau đó nấu chín thành cháo rồi cho hỗn hợp gồm các nguyên liệu gồm thịt bò, rau muống, đậu cove đã xay vào cháo rồi trộn đều lên.
-
Bước 4: Cho thêm dầu ô liu vào cháo rồi múc ra bát chờ nguội để cho bé ăn.
Cháo lươn nấu bí đỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thịt lươn đồng, bột gạo, bí đỏ, dầu ô liu cho bé, gừng, rau mùi.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Thịt lươn mẹ đem làm sạch với gừng rồi đem rửa sạch lại với nước sau đó hấp chín lươn lọc lấy thịt riêng. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím rồi xào lươn săn.
-
Bước 2: Bí đỏ mẹ đem gọt sạch, rửa sau đó đem cắt thành miếng nhỏ, đem hấp chín rồi tiếp tục nghiền nhuyễn khi còn nóng.
-
Bước 3: Bột gạo mẹ đem nấu cháo, cho đến khi cháo chín thì mẹ cho thịt lươn và bí đỏ đã sơ chế như trên vào khuấy đều lên rồi cho thêm dầu ô liu.
-
Bước 4: Múc cháo ra bát ăn dặm rồi chờ nguội để cho bé thưởng thức
Cháo thịt gà, ngô non và khoai tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thịt ức gà, gạo, nước, ngô non, khoai tây, hành lá, dầu ăn.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi rồi sau đó nấu thành cháo chín mềm.
-
Bước 2: Thịt gà mẹ đem rửa sạch với nước rồi sau đó băm nhuyễn và ướp gia vị của bé.
-
Bước 3: Ngôn non mẹ đem rửa sạch rồi sau đó hấp chín rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
-
Bước 4: Sử dụng nước dùng gà để luộc khoai tây đã gọt sạch vỏ và rửa sạch , khi chín tiến hành nghiền nhuyễn.
-
Bước 5: Mẹ cho hỗn hợp các nguyên liệu trên đây vào nồi cháo đã nấu chín nhừ sau đó nấu đều rồi cho bé ăn trực tiếp khi đã nguội bớt. Đây là món ăn đủ dưỡng chất thường có mặt trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng của nhiều gia đình Việt Nam.
Cháo tôm đậu xanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, nước, tôm, đậu xanh.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ ngâm gạo rồi nấu chín cháo sau đó cho thêm đậu xanh vào ninh nhừ.
-
Bước 2: Mẹ sơ chế tôm sau đó rửa sạch, lọc vỏ, bỏ chỉ lưng, băm nhuyễn.
-
Bước 3: Khi cháo chín thì mẹ cho tôm vào nồi cháo rồi trộn đều lên sau đó nấu chín tôm thì mẹ tắt bếp.
-
Bước 4: Mẹ múc cháo tôm, đậu xanh ra bát cho bé ăn khi còn ấm ấm.
Cháo sườn lợn
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, nước, sườn lợn, dầu ăn của bé.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ sơ chế sạch sườn lợn sau đó chặt miếng nhỏ rồi cho vào nồi nước ninh chín nhừ. Mẹ tách riêng phần thịt ở sườn ra rồi băm nhỏ.
-
Bước 2: Mẹ lấy nước ninh sườn để nấu cháo chín nhừ. Sau đó, cho phần thịt sườn đã băm nhỏ vào nồi cháo sau đó trộn đều lên.
-
Bước 3: Mẹ múc cháo sườn lợn ra bát ăn dặm của bé sau đó cho bé thưởng thức.
Cháo tim lợn súp lơ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, nước, tim lợn, súp lơ, hành tím, dầu ăn của bé.
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Mẹ ninh gạo thành cháo chín nhừ, còn súp lơ làm sạch, thái miếng nhỏ rồi đem hấp chín rồi xay nhuyễn.
Bước 2: Mẹ rửa sạch tim lợn rồi băm nhỏ. Cho dầu ăn vào phi thơm hành tím rồi cho tim đã băm nhỏ vào xào chín.
Bước 3: Cho súp lơ và tim đã xào vào nồi cháo khuấy đều, nấu sôi lại rồi tắt bếp.
Bước 4: Mẹ múc cháo ra cho bé ăn khi đã nguội bớt và vẫn còn ấm ấm là được. Tim lợn là loại thực phẩm giàu dưỡng chất thường xuất hiện trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng.
Cháo cá hồi măng tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, nước, cá hồi, măng tây, sữa, chanh, dầu ăn, tỏi.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ nấu cháo sẵn từ gạo, cá hồi rửa sạch với sữa hoặc chanh cho hết tanh rồi phi lê, tách xương, lấy phần thịt xay nhuyễn rồi đem hấp chín. Sau đó, mẹ cho dầu ăn và tỏi phi thơm rồi cho cá hồi vào xào đều.
-
Bước 2: Măng tây mẹ đem rửa sạch, nhặt xong thì cắt miếng nhỏ, hấp chín rồi đem xay nhuyễn.
-
Bước 3: Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi cháo rồi sau đó cho bé ăn trực tiếp.
Cháo trứng gà khoai tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, trứng gà, khoai tây và dầu ăn của bé.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo và nồi nấu thành cháo chín rồi xay nhuyễn. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi đem hấp chín rồi sau đó lấy ra nghiền nhuyễn.
-
Bước 2: Trứng gà mẹ tách lấy lòng đỏ rồi đánh tan. Sau khi cháo chín, mẹ cho khoai tây nghiền và lòng đỏ trứng gà vào nấu chín rồi tắt bếp.
-
Bước 3: Mẹ múc cháo ra bát rồi chờ nguội bớt và cho bé ăn.
Cháo ếch
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, ếch, hành tím, dầu ăn.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi sau đó nấu thành cháo chín nhừ rồi xay nhuyễn.
-
Bước 2: Mẹ sơ chế thịt ếch rồi tác lấy phần thịt, băm nhỏ sau đó phi thơm hành tỏi và cho thịt vào xào săn.
-
Bước 3: Cho thịt ếch đã sào vào cháo rồi trộn đều. Múc cháo ra bát và chờ nguội sau đó mẹ cho bé thưởng thức.
Cháo thịt vịt
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, thịt vịt, hành tím, dầu ăn.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo và nồi nước nấu thành cháo chín rồi xay nhuyễn.
-
Bước 2: Thịt vịt sau khi đã sơ chế, rửa sạch thì mang đi lọc thịt riêng rồi băm nhuyễn sau đó phi thơm hành với dầu ăn và xào thịt chín.
-
Bước 3: Cho thịt vịt vào cháo rồi trộn đều lên, nấu sôi lại rồi cho ra bát và cho bé ăn khi đã nguội.
Cháo cua
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, cua đồng, dầu ăn, hành tím.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ chế biến món cháo bằng cách ninh nhừ gạo và nước. Sau đó, mẹ xay nhuyễn cháo chín.
-
Bước 2: Cua đồng, mẹ sơ chế sau đó rửa sạch sau đó lọc lấy phần thịt cua qua rây vài lần sau đó phi thơm hành tím với dầu ăn rồi cho nước cua vào nấu chín.
-
Bước 3: Cho cua vào phần cháo đã xay nhuyễn rồi nấu sôi lại và cho bé ăn khi còn ấm ấm.
Xem thêm: [Gợi ý] Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin về thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi. Bài viết đã cung cấp đến ba mẹ những thông tin về các chất dinh dưỡng mà bé cần cùng hàm lượng khoa học mà bé 8 tháng cần khi ăn dặm truyền thống. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đến ba mẹ thông tin hữu ích về công thức chế biến các món ăn dặm kiểu truyền thống vừa thơm ngon lại đủ chất cho bé.
1. What to feed your baby - truy cập ngày 31/7/2022
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/7-9-months/
2. 8 Months Old Baby Food Ideas - truy cập ngày 31/7/2022
https://parenting.firstcry.com/articles/8-month-old-baby-food-ideas-chart-recipes-and-feeding-tips/