zalo
5+ thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân gợi ý từ chuyên gia
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

5+ thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân gợi ý từ chuyên gia

Lê Hương
Lê Hương

17/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tăng cân là một trong những mục tiêu đầu tiên khi cho bé ăn dặm của các ba mẹ. Việc xây dựng thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân đóng vai trò đặc biệt quan trọng để đạt được mục tiêu ấy. Đây vừa là yếu tố cân bằng dinh dưỡng thiết yếu vừa đảm bảo bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Cùng Monkey tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân

5+ thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân gợi ý từ chuyên gia. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước khi tham khảo thông tin về thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân nhanh thì ba mẹ nên tìm hiểu một số nguyên nhân có thể giúp bé tăng cân chậm. Cụ thể đó là: 

Ăn nhiều nhưng thực đơn không đủ chất 

Lý do đầu tiên mà ba mẹ cần tham khảo khi thấy bé bị chậm tăng cân, suy dinh dưỡng đó chính là bé ăn nhiều thức ăn nhưng thực đơn không đủ chất dinh dưỡng để tăng cân. 

Cụ thể, quan điểm của nhiều ba mẹ là bé ăn càng nhiều càng dễ tăng cân và tăng cân nhanh. Tuy nhiên, điều này lại không có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. 

Tùy từng độ tuổi trẻ sẽ có nhu cầu về hàm lượng dinh dưỡng và thành phần các chất khác nhau. Điểm chung là đều tăng lên về số lượng và chất lượng tùy từng chất dinh dưỡng. Theo đó, ba mẹ nếu cho bé ăn quá nhiều rau xanh, trái cây mà bé không ăn đủ thịt cá, chất béo thì khả năng chậm tăng cân là chuyện dễ hiểu. 

Bé ăn quá nhiều dưỡng chất

Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ngược lại với việc thực đơn thiếu dưỡng chất khiến bé chậm tăng cân thì ngược lại, thực đơn giúp bé tăng cân lại không bao gồm các chất có quá nhiều chất đạm, dưỡng chất khó tiêu. 

Điều đó có nghĩa là khi ba mẹ bổ sung cho bé nguồn thực phẩm quá nhiều dưỡng chất thì bé ăn nhiều sẽ gây ra các vấn đề về đường ruột và hệ tiêu hóa vốn còn rất yếu ớt của trẻ khiến bé dễ mắc các bệnh như: Tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu…khiến bé bị chán ăn và mệt mỏi rồi dần dần sẽ khiến bé bị chậm tăng cân. 

Thực đơn có nhiều chất đạm 

Nguyên khiến bé bị chậm tăng cân nữa là do thực đơn chứa quá nhiều chất đạm, mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Theo đó, nhiều ba mẹ cho rằng bé ăn không đủ chất sẽ không thể lớn được. Vì thế, khẩu phần ăn hàng ngày của bé cần bổ sung càng nhiều chất đạm càng tốt. 

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định nếu bữa ăn của bé có quá nhiệt thịt, cá, chất nhiều đạm sẽ làm cho bé bị khó tiêu, dễ tiêu chảy, táo bón…làm cho bé bị chán ăn, sợ ăn, không hấp thu chất dinh dưỡng được nhiều làm cho bé bị chậm tăng cân. 

Đồng thời, hệ tiêu hóa của trẻ phải tiêu hóa quá nhiều chất phức tạp cũng làm cho cơ quan này trở nên quá tải, kiệt sức và mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. 

Nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho bé 

Nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Để đảm bảo xây dựng thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân thì ba mẹ cần biết các nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho bé. Cụ thể bao gồm: 

Nhóm chất bột đường

Nhóm chất bột đường là nhóm dinh dưỡng đầu tiên mà ba mẹ cần xây dựng cho con trong tháp dinh dưỡng với lượng thức ăn nhiều nhất. Chất bột đường có trong các thực phẩm bao gồm gạo, yến mạch, khoai, ngô, sắn…với thành phần tinh bột và đường thực vật tự nhiên.

Đây là nhóm chất có tác dụng cung cấp một lượng lớn năng lượng để cơ thể hoạt động và phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Nhóm chất bột đường không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Nhóm chất béo

Nhóm chất tiếp theo mà ba mẹ cần biết khi muốn chuẩn bị ăn dặm giúp bé tăng cân chính là chất béo. Nhóm chất dinh dưỡng này có trong các thực phẩm bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai... trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chất béo có tác dụng giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất cho trẻ lớn lên, tăng cân đều từng tháng. Chất này có công dụng giúp cho bé có làn da tốt, tăng khả năng hấp thu vitamin tan trong dầu tốt cũng như hỗ trợ phát triển tế bào não và hệ thần kinh giúp bé thông minh và khỏe mạnh hơn. 

Nhóm protein

Đây chính là một trong những thành phần không thể thiếu trong nhóm protein có mặt trong các loại thực phẩm như: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, ếch... trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chất này có tác dụng giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể bé được toàn diện hơn.

Thiếu protein sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn và dễ mắc các bệnh khác nhau ở trẻ em. Điều này khiến bé không thể tập trung học tập, nhận thức dẫn đến việc phát triển trí tuệ về sau. 

Nhóm vitamin và khoáng

Nhóm chất cuối cùng cần bổ sung trong thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân chính là vitamin và khoáng chất. Đó là nhóm chất có mặt trong các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau xanh, quả chín, trái cây tươi... có tác dụng điều hoà các hoạt động của cơ thể trẻ một cách hài hòa.

Theo đó, các loại thực phẩm này có đặc điểm chung là đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón hiệu quả giúp bé hấp thu thức ăn tốt cũng như ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa hiệu quả. 

Gợi ý thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân

Dưới đây là một số món ăn gợi ý trong thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân hiệu quả. Cụ thể công thức thực đơn ăn dặm bao gồm:

Gợi ý thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân. (Ảnh: sưu tầm internet)

Súp tôm bí đỏ

Đây là món ăn đầy đủ dưỡng chất mà ba mẹ nên chế biến cho bé tại nhà để bé tăng cân đều. Đây là món ăn nằm trong thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân nhanh với cách chế biến đơn giản. 

Nguyên liệu: Gạo, nước, bí đỏ, tôm.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Ngâm gạo với nước cho mềm rồi chế biến thành cháo trắng chín nhừ rồi rây cho cháo mịn là được.

  • Bước 2: Bí đỏ mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi hấp chín nghiền nhuyễn. 

  • Bước 3: Làm sạch tôm, bỏ vỏ, băm nhuyễn.

  • Bước 4: Nấu sôi lại cháo, cho thêm bí đỏ, cho tôm nấu chín rồi trộn đều. 

  • Bước 5: Múc cho bát cho bé ăn khi còn âm ấm. 

Với cách nấu như trên thì thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân sẽ vô cùng hiệu quả giúp bé cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất gồm: Chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo để bé tăng cân tốt trong những năm tháng đầu đời. 

Cháo lươn khoai môn

Món ăn giúp bé tăng cân nữa là món cháo lươn khoai môn với cách chế biến nhanh chóng, đủ chất, dễ tiêu và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Công thức cháo lươn khoai môn cụ thể như sau:

Nguyên liệu: Khoai tây/khoai lang, sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Ba mẹ làm sạch, rửa sạch khoai lang, khoai tây rồi cắt nhỏ rồi hấp chín nghiền nhuyễn. Nếu mẹ có lò nướng thì nướng chín khoai sẽ thơm ngon và hấp dẫn hơn. 

  • Bước 2: Sau đó mẹ cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào khoai rồi nấu lửa nhỏ rồi rây mịn và cho bé ăn. 

  • Bước 3: Múc ra bát và cho bé ăn khi còn ấm ấm. 

Cháo thịt bò nấu súp lơ 

Cháo thịt bò nấu súp lơ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân không thể thiếu được dành cho bé là cháo thịt bò nấu súp lơ. Món ăn cung cấp đủ các dưỡng chất cho bé phát triển toàn diện trong thực đơn hàng ngày. 

Nguyên liệu: Gạo, súp lơ, thịt bò, dầu ăn, hành tím, gia vị cho bé.

Cách chế biến như sau

  • Bước 1: Ngâm gạo với nước cho mềm rồi nấu cháo chín, rây mịn thành cháo.

  • Bước 2: Súp lơ cắt nhỏ rồi rửa sạch sau đó hấp chín rồi xay nhuyễn.

  • Bước 3: Thịt bò rửa sạch rồi xay nhuyễn sau đó ướp với gia vị cho bé. Sau đó cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành rồi xào thịt bò chín.

  • Bước 4: Cho cháo với thịt bò, súp lơ trộn với nhau sau đó múc ra bát cho bé ăn khi còn ấm ấm.

Bơ dầm sữa mẹ 

Để cung cấp lượng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng ở trẻ thì ba mẹ nên chế biến món bơ dầm sữa mẹ vừa thơm ngon lại dễ tiêu hóa. 

Nguyên liệu: Gạo, nước, bơ, sữa mẹ.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Gạo ngâm với nước sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn. 

  • Bước 2: Vắt sữa mẹ ra cốc. Bơ nghiền xay nhuyễn rồi trộn bơ với sữa mẹ.

  • Bước 3: Trộn các nguyên liệu với nhau rồi cho bé ăn trực tiếp. 

Xoài dầm sữa chua

Xoài dầm sữa chua. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân bao gồm món xoài dầm sữa chua chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng có tinh bột, vitamin và khoáng chất…đầy đủ để bé tăng cân hiệu quả, chiều cao theo từng độ tuổi. 

Nguyên liệu: Xoài, sữa chua.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Lấy thịt trong quả xoài, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn mịn.

  • Bước 2: Lấy sữa chua ra rồi trộn xoài trộn với sữa cho có độ sền sệt rồi cho bé ăn trực tiếp. 

Cháo cá rô phi rau cải

Món ăn dặm vừa đảm bảo chất đạm, chất xơ, tinh bột cho bé tăng cân đều đều cùng một tháng. Công thức nấu ăn đơn giản bao gồm các bước như sau. 

Nguyên liệu: Gạo, nước, cá rô phi, rau cải xanh, gia vị cho bé, dầu ăn.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Gạo ngâm với nước sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn.  

  • Bước 2: Cá rô phi lọc thịt rồi xay nhuyễn, lọc xương, ướp gia vị cho bé sau đó cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành rồi nấu cho chín.

  • Bước 3: Rau xanh rửa sạch rồi cắt nhỏ, xay nhuyễn. 

  • Bước 4: Cháo nấu chín rồi cho các nguyên liệu vào rồi trộn đều, nêm lại gia vị và múc ra bát rồi cho bé ăn khi còn ấm ấm. 

Súp gà nấm 

Món súp gà nấm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Từ những nguyên liệu đơn giản và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như gạo, thịt gà, nấm…để chế biến các món ăn trong thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân. Dưới đây là công thức đơn giản như sau: 

Nguyên liệu: Gạo, nước, gà, nấm, gia vị cho bé, dầu ăn. 

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Gạo ngâm với nước sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn. 

  • Bước 2: Thịt gà làm sạch, băm nhuyễn rồi sau đó dầu ăn phi thơm hành rồi cho thịt gà chín tới.

  • Bước 3: Nấm rửa sạch rồi băm nhuyễn rồi cho các nguyên liệu rồi múc ra bát sau đó cho nguội và cho bé ăn. 

Canh nấm đùi gà thịt băm 

Món ăn thơm ngon bổ dưỡng bao gồm các nguyên liệu cơ bản nhưng đủ chất phù hợp với khẩu vị của bé. Thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân bao gồm các nhóm chất đầy đủ như tinh bột, chất đạm, chất protein, vitamin và khoáng chất. 

Nguyên liệu: Gạo, nước, thịt gà, hành tím, dầu ăn. 

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Gạo ngâm với nước sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn. 

  • Bước 2: Thịt gà mẹ rửa sạch rồi lọc thịt, băm nhuyễn rồi sau đó ướp gia vị  sau đó phi thơm dầu ăn rồi xào thịt gà.

  • Bước 3: Cho cháo rồi cho thịt gà đã xào sau đó múc ra bát sau đó cho bé ăn khi còn ấm ấm. 

Cháo yến mạch 

Món ăn mà ba mẹ cần chuẩn bị cho bé trong các bữa ăn phụ hằng ngày là món cháo yến mạch cung cấp dưỡng chất, chất xơ…cung cấp chất dinh dưỡng để bé tăng cân và chiều cao đều đặn. 

Nguyên liệu: Gạo, nước, yến mạch.

Cách chế biến như sau

  • Bước 1: Gạo ngâm với nước sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn. 

  • Bước 2: Yến mạch rồi rửa sạch sau đó ngâm yến mạch cho mềm rồi xay nhuyễn sau đó rây cho mịn rồi nấu chín.

  • Bước 3: Trộn cháo với yến mạch đều đặn rồi múc ra bát và cho bé ăn. 

Ngũ cốc gạo 

Món ăn dặm cung cấp lượng tinh bột đầy đủ cho bé có nguồn năng lượng cho bé hoạt động và phát triển. Chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản như sau:

Nguyên liệu: Ngũ cốc gạo và nước.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Ngũ cốc ngâm với nước sau đó nấu chín rồi rây cho mịn. 

  • Bước 2: Múc ra bát rồi để nguội và cho bé thưởng thức. 

Rau xanh xay nhuyễn hỗn hợp 

Thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân không thể thiếu được món rau xanh xay nhuyễn hỗn hợp vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa cho trẻ. 

Nguyên liệu: Gạo, nước, rau xanh, hạt sen, gia vị cho bé.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Gạo ngâm với nước sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn. 

  • Bước 2: Các nguyên liệu làm sạch, rửa sạch rồi sau đó cắt nhỏ và xay nhuyễn. 

  • Bước 3: Trộn cháo với các nguyên liệu sau đó cho bé ăn khi đã nguội. 

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm 

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà ba mẹ cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân trong giai đoạn ăn dặm. 

Thời điểm ăn dặm khoa học và cố định 

Điều đầu tiên mà ba mẹ cần biết khi chuẩn bị hành trình ăn dặm cho bé chính là lựa chọn thời điểm ăn dặm khoa học và cố định. Các chuyên gia khuyên nên cho bé ăn từ 6 tháng tuổi trở lên để đảm bảo bé có đủ kỹ năng cầm nắm, nhai, nuốt tốt..để hệ tiêu hóa hoạt động tốt. 

Nên cho bé ăn  thử 1 bữa ăn dặm trước 

Lưu ý quan trọng tiếp theo mà ba mẹ cần áp dụng một cách nghiêm túc chính là nên cho bé ăn thử món ăn 1 bữa trước. Sau đó dần dần cho bé ăn tăng dần 2 bữa 1 ngày, 3 bữa 1 ngày cho bé có thói quen ăn dặm trở thành phản xạ có điều kiện giúp bé ăn tốt hơn và có hiệu quả hơn. 

Chế biến thức ăn từ loãng đến đặc 

Nguyên tắc mà ba mẹ cần nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân đều đặn chính là chế biến đồ ăn từ loãng đến đặc. Ban đầu bé đang quen uống sữa nên bé chưa nhai tốt nên đồ ăn từ loãng để dễ tiêu hóa và tránh bị nghẹn, sặc. Sau đó ba mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn để bé nhai dần dần tốt hơn.

Xem thêm: Ăn dặm BLW muộn: những nguyên tắc vàng mẹ cần nhớ

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin chi tiết và chính xác nhất về cách xây dựng thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân hiệu quả. Theo đó, ba mẹ có thể áp dụng để chế biến các món ăn ngon có đủ dưỡng chất giúp bé tăng cân và chiều cao một cách cân đối và toàn diện nhất. 

Weaning menu to help baby gain weight - truy cập ngày 17/7/2022

https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/pediatrics/weaning-menu-to-help-baby-gain-weight/?link_type=related_posts 

The Best Foods for Your Baby to Gain Weight - truy cập ngày 17/7/2022

 

https://www.healthline.com/nutrition/food-for-baby-to-gain-weight 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!