zalo
Ăn dặm BLW muộn: những nguyên tắc vàng mẹ cần nhớ
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Ăn dặm BLW muộn: những nguyên tắc vàng mẹ cần nhớ

Lê Hương
Lê Hương

16/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ăn dặm tự chỉ huy hay còn gọi là ăn dặm BLW là một trong những phương pháp ăn dặm phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Theo đó, nếu áp dụng phương pháp này bé sẽ học được những kỹ năng quan trọng trong ăn uống từ sớm như cầm, nắm, cầm đũa, cầm thìa, xúc ăn… Vậy ăn dặm BlW muộn là gì và những nguyên tắc bắt buộc phải biết khi cho ăn dặm BLW trong bài viết dưới đây nhé!

Ăn dặm BLW muộn là gì?

Ăn dặm BLW muộn: những nguyên tắc vàng mẹ cần nhớ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các nguyên tắc cần áp dụng ăn dặm blw muộn thì ba mẹ cần hiểu ăn dặm blw muộn là gì. Trước đó, mặc dù mới xuất hiện tại Việt Nam từ 4 năm trước nhưng mới phổ biến và được nhiều người áp dụng và đạt được thành công nhất định.

Nếu áp dụng ăn dặm tự chỉ hủy từ nhỏ tốt thì bé sẽ hoàn thiện được các kỹ năng cầm nắm, ăn, uống, dùng thìa, dùng đũa tốt từ nhỏ nhưng do không có quá nhiều tài liệu hướng dẫn chi tiết về cách tập cho con nên nhiều ba mẹ ngần ngại chưa cho bé làm quen từ đầu khi bắt đầu ăn dặm. 

Đến lúc bé đã bị biếng ăn sinh lý, chán, sợ ăn, thiếu cân kéo dài thì mới tìm đến áp dụng ăn dặm tự chỉ huy. Đó là ăn dặm blw muộn sau 6 tháng tuổi, thậm chí trẻ 2 - 3 tuổi mới bắt đầu cho bé ăn dặm BLW một cách độc lập hoàn toàn. 

Ăn dặm BLW muộn là gì?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cho rằng trẻ bắt đầu ăn dặm BLW ở thời điểm nào cũng được đánh giá là có chất lượng tốt mang lại hiệu quả cho hệ tiêu hóa, nhận thức và các kỹ năng khác của bé. Cách ăn dặm này khá đơn giản và không yêu cầu quá cầu kỳ. Chỉ cần ba mẹ kiên nhẫn quan sát và đáp ứng yêu cầu của con một cách khoa học là được. 

Khi bé làm quen với ăn dặm tự chỉ huy ở giai đoạn muộn hơn 6 tháng như khuyên dành cho các ba mẹ cần xây dựng kế hoạch thực hiện một cách bài bản và chi tiết. Cách làm này sẽ giúp ba mẹ chuẩn bị tốt nhất cho bé ăn dặm BLW cũng như có kế hoạch chế biến các món ăn dặm đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bé linh hoạt, khỏe mạnh và đáng yêu. 

Mục tiêu của mẹ khi áp dụng chế độ ăn dặm tự chỉ huy muộn

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa như thế nào là ăn dặm blw muộn thì đối với ba mẹ có thể hướng đến một số mục tiêu chính khi áp dụng phương pháp này nhưng muộn hơn so với khuyến cáo của các chuyên gia. 

Mục tiêu của mẹ khi áp dụng chế độ ăn dặm tự chỉ huy muộn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Muốn con tăng cân

Mục tiêu đầu tiên mà bất kỳ người mẹ nào bắt đầu cho con ăn dặm đều hướng đến chính là mong muốn bé có tốc độ tăng trưởng về cân nặng và chiều cao đúng chuẩn, cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý, chán ăn, sợ ăn …mà bé gặp phải ở hiện tại.

Khi bé biếng ăn kéo dài mà mẹ đã thử các phương pháp ăn dặm khác, phương pháp chế biến và cho ăn mà bé vẫn không hợp tác thì ba mẹ có thể nghĩ ngay đến tình trạng sai phương pháp ăn dặm. Ăn dặm tự chỉ huy rất dễ làm. Bé còn được tự ý ăn món mình thích, mình ăn như thế, ăn bao nhiêu có quyết định. 

Tâm lý thoải mái, được các món mà bé yêu thích một cách chủ động chính là cách để bé tăng cân tốt hơn. Đây cũng là mong muốn của ba mẹ khi áp dụng ăn dặm BLW muộn cho bé yêu từ sau 1 tuổi, thậm chí có gia đình sau khi thực hiện tất cả các biện pháp không cải thiện việc tăng cân mới tìm đến ăn dặm tự chỉ huy muộn.  

Tự chủ trong ăn uống 

Mục tiêu tiếp theo khiến mẹ đang bé đang ăn dặm kiểu Nhật, kiểu truyền thống chuyển sang ăn dặm tự chỉ huy tự chủ hơn chính là bé đang được chủ động ăn uống. Bé có quyền quyết định ăn món ăn nào mình thích, ăn món nào, ăn lượng thức ăn bao nhiêu thì no. 

Điều này tăng tính tự chủ và độc lập cho bé, ba mẹ không cần phải đút mà để bé tự cầm thìa xúc ăn một cách chủ động. Bé có quyền kiểm soát bữa ăn của mình giúp bé cảm thấy hứng thú và cảm nhận mình là người lớn hơn. Điều này còn hỗ trợ người lớn tiết kiệm thời gian và công sức để chăm sóc trẻ trong việc ăn uống.

Con ăn nhiều hơn 

Mặc dù khi bé biếng ăn và gặp các vấn đề tiêu cực về việc hấp thu thức ăn nhưng khi ba mẹ biết cách áp dụng cách ăn dặm blw muộn thì sẽ kích thích bé ăn nhiều hơn. Từ phương pháp bị động, phải ăn theo kiểu bị đút thì bé tự xúc đồ ăn bé thích sẽ thú vị hơn nhiều.

Bên cạnh cách thức ăn uống thì phương pháp ăn dặm tự chỉ huy còn hướng đến việc bé hoàn thiện các kỹ năng cầm, nắm, xúc, dùng đũa, dùng thìa, các món ăn được chế biến theo cách khác hoàn toàn. Bé nhận thấy hình dáng và kết cấu từng loại thực phẩm với mùi vị, màu sắc và hình thức khác nhau giúp bé khám phá những điều mới lạ mà trước đây bé không biết. 

Giảm áp lực khi cho con ăn dặm 

Khác hẳn với các phương pháp ăn khác, bé phải ăn theo sự kiểm soát của bố mẹ về lượng ăn và đồ ăn thì ăn dặm blw lại hỗ trợ bé cảm thấy thoải mái hơn khi ăn. Bé tự chọn các món, khi nào bé chán thì bé dừng không ai ép bé ăn tiếp.

Chính sự thoải mái trong tâm lý đó đã hỗ trợ bé hấp thu tốt hơn, áp lực ăn uống để tăng cân, để khỏe mạnh sẽ giảm đi. Bản thân bé tự cảm nhận và thưởng thức đồ ăn theo cách riêng. Điều này tạo ra môi trường lý tưởng để bé ăn thử các món ăn mới cũng như tăng khả năng hấp thụ các chất vào cơ thể.

Nguyên tắc áp dụng phương pháp ăn dặm BLW muộn

Để đạt được những mục tiêu khi cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm blw muộn trên đây thì ba mẹ nên nhớ một số nguyên tắc “vàng” bắt buộc phải biết và áp dụng như sau:

Nguyên tắc áp dụng phương pháp ăn dặm BLW muộn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều chỉnh giờ ăn uống phù hợp

Phương pháp đầu tiên để áp dụng ăn dặm tự chỉ huy chính là điều chỉnh giờ ăn hợp lý với lịch sinh hoạt của bé và cả gia đình. Đó là giờ mà bé có thể ăn cùng tất cả các thành viên khác trên bàn ăn để bé cảm nhận không khí ăn uống vui vẻ, đầm ấm.

Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn giờ cố định trong ngày, cách các bữa khoảng 4 tiếng để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn giúp bé hấp thu và cảm thấy đói để thử các món ăn. Trước các bữa ăn mẹ không nên cho con ăn đồ ăn vặt làm cho dạ dày của con cảm thấy no và không muốn ăn.

Điều chỉnh giờ giấc phù hợp là giải pháp giúp cho bé hứng thú trong việc ăn uống, phù hợp với nề nếp sinh hoạt trong ngày cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc này không chỉ hỗ trợ bé hấp thu tốt mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh về đường ruột như đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu…ở trẻ em.

Tôn trọng con nếu con không chịu ăn 

Tôn trọng con nếu con không chịu ăn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên tắc quan trọng tiếp theo mà ba mẹ muốn cho con ăn dặm BLW muộn cần nhớ là tôn trọng con nếu con không chịu ăn. Nguyên nhân để ba mẹ chuyển sang ăn dặm tự chỉ huy ở giai đoạn muộn hầu hết là do bé biếng ăn, chán ăn, sợ ăn kéo dài khiến cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng… nên việc bé không muốn ăn những ngày đầu tiên là dễ hiểu.

Bởi thế, khi chuyển sang phương pháp này, tốt nhất ba mẹ nên tôn trọng quyết định của bé. Không nên kiểm soát hay can thiệp quá sâu vào bữa ăn của bé từ chọn món cho đến lượng ăn và món ăn. 

Cung cấp đủ đồ ăn và để con tự quyết định ăn món nào 

Từ việc được mẹ đút món nào phải ăn món đó, khi cho bé ăn dặm blw muộn thì tốt nhất ba mẹ cần đáp ứng nguyên tắc cơ bản là nhiệm vụ chỉ là chế biến và bày đồ ăn lên bàn cho bé. Bé sẽ là người chủ động chọn món ăn, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào (bằng thìa, bằng tay hay bằng đũa).

Đây là điểm khác biệt cơ bản lớn nhất của ăn dặm tự chỉ huy với các phương pháp ăn khác. Nếu đáp ứng đủ nguyên tắc này, bé sẽ ăn vui vẻ hơn, ăn nhiều hơn và hứng thú hơn với những bữa ăn khi bản thân được quyền quyết định món ăn.

Mở đầu bằng những món con thích ăn 

Cách tốt nhất để bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy Blw chính là cho bé làm quen với những món ăn quen thuộc bé yêu thích nhưng với cách thức khách hoàn toàn. Ví dụ: Một trẻ thích ăn trứng nhưng mẹ nấu với cháo rồi đút cho bé ăn từng muỗng đến hết bát theo kiểu truyền thống.

Khi chuyển sang ăn dặm blw muộn thì bé sẽ ăn cơm với trứng khác biệt ở hai khay khác nhau. Và mẹ không đút nữa mà mẹ tự để cho bé xúc ăn. Điều này thú vị hơn nhiều so với cách ăn trước đó khiến bé cảm thấy việc ăn uống hấp dẫn, hứng thú và bé sẽ ăn ngon hơn, nhiều hơn.

Không ép con ăn 

Ba mẹ không nên ép con ăn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu để ba mẹ áp dụng cho bé ăn dặm chỉ huy là không ép con ăn. Mọi việc trong bữa ăn đều là quyền quyết định của con. Đến giờ ăn, ba mẹ chỉ có nhiệm vụ chế biến các món ăn, để nguội và cho vào khay ăn dặm cho bé.

Việc ăn hay không ăn các món do bé quyết định, việc ăn bao nhiêu thức ăn cũng do bé chủ động. Khi bé chán, không muốn ăn thì ba mẹ dọn ngay, đợi đến bữa sau cho bé ăn tiếp. Tuyệt đối không ép con ăn hết thức ăn cũng như thử các món mới. Đồng thời không cho bé ăn các thức ăn khác giữa các cữ ăn chính. Đó là phương pháp ăn dặm blw muộn giảm áp lực tối đa cho ba mẹ và bé giúp việc ăn uống trở nên thú vị và vui vẻ hơn. 

Không cho con ăn vặt 

Ăn dặm tự chỉ huy giúp bé có nề nếp, giờ giấc sinh hoạt như người lớn. Bé chỉ được phép ăn trong các bữa ăn chính gồm ngày 3 bữa: Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Giữa các bữa này ba mẹ và người lớn tuyệt đối không cho con ăn vặt như sữa chua, hoa quả, bánh, chè…vv

Cách làm này có tác dụng để cho bé nhận thức chỉ được ăn trong bữa chính và bé sẽ tập trung hơn vào các bữa ăn đó thay vì chờ đến bữa phụ để ăn các món mình thích. Bên cạnh đó, nguyên tắc này cũng để cho con đói, bé ăn nhiều hơn, ngon hơn và nhanh hơn.

Kiên nhẫn với con 

Khi đã chuyển sang ăn dặm blw muộn thì ba mẹ cần xác định cần kiên nhẫn với con hơn so với các bạn bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy sớm hơn. Bởi vì, hầu hết các bé chuyển sang đều chán ăn, biếng ăn hay không muốn ăn.

Ngay lập tức bé từ chán ăn sang muốn ăn là điều không dễ dàng và nhanh chóng được. Vì thế, cách tốt nhất là nên kiên nhẫn, động viên và đồng hành cùng con. Ba mẹ không nên quá kỳ vọng dẫn đến gây áp lực cho bé. Từng bữa ăn cứ dần dần cho bé làm quen từng món một và không nên sợ con đói. Hãy để bé đói để cảm nhận vị ngon từ thực phẩm và đồ ăn.

Tác dụng của việc này là giúp bé có động lực để làm quen với cách ăn mới cũng như có tinh thần thoải mái để ăn được nhiều hơn, ăn ngon hơn. Từ đó khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm cũng tốt hơn.

Xem thêm: Ăn dặm cho bé: kiến thức vàng mẹ cần nắm vững

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin cơ bản nhất về ăn dặm blw muộn từ định nghĩa, mục tiêu và một số nguyên tắc cơ bản để áp dụng để con hợp tác hơn, ăn ngon và nhiều hơn. Hy vọng bài viết trên đã gợi ý giúp ba mẹ tìm ra phương pháp giúp bé ăn uống vui vẻ và hiệu quả hơn.

Is 10 months too late for baby led weaning? - truy cập ngày 16/7/2022

https://www.quora.com/Is-10-months-too-late-for-baby-led-weaning 

Baby-led weaning: what a systematic review of the literature adds on - truy cập 16/7/2022

https://ijponline.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13052-018-0487-8  

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!