Bước sang tháng thứ 8, chắc hẳn nhiều bé đã được làm quen với phương pháp ăn dặm BLW rồi phải không? Tuy nhiên thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé 8 tháng sẽ có nhiều khác biệt so với giai đoạn 6 – 7 tháng. Vì vậy mẹ cần tham khảo thêm kiến thức cũng như các công thức chế biến món ăn mới để giúp con vừa hấp thụ đủ dưỡng chất, lại đảm bảo duy trì tốt các kỹ năng đã được học.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi
Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm trẻ sẽ có những sự phát triển khác nhau để phù hợp với độ tuổi. Đó là lý do vì sao mẹ cần quan sát thật kỹ để biết được khi sang tháng thứ 8, bé yêu đã đạt được những mốc vận động nào.
-
Sự phát triển hành động:
Đây là thời điểm bé trở nên hiếu động hơn nhiều so với thời ký trước. Trừ lúc ngủ thì gần như bé hoạt động liên tục và không chịu ngồi im một chỗ quá lâu. Những cảm xúc vui, buồn, quấy khóc, nhõng nhẽo… cũng rõ ràng hơn.
Mẹ cần quan sát con thật kỹ để có thể hiểu được bé đang muốn lấy gì, muốn thể hiện cảm xúc gì. Sự tương tác, giao tiếp qua lại giữa 2 mẹ con sẽ là cầu nối để bé có thể phát triển các kỹ năng một cách hoàn thiện nhất.
-
Nhu cầu dinh dưỡng:
Dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển của bé yêu. Vì vậy dù bạn chuẩn bị thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng như thế nào thì vẫn phải đảm bảo duy trì khoảng 500ml sữa cho con mỗi ngày (bất kể sữa mẹ hay sữa công thức).
Ngoài 3 – 4 cữ sữa, mẹ nên cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm thêm từ 2 – 3 bữa/ngày bao gồm cả bữa chính và bữa phụ. Các món ăn nên cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất là đạm – chất béo – tinh bột – vitamin và khoáng chất. Ưu tiên các món ăn hấp, luộc để bé học kỹ năng cầm nắm và nhai nuốt thức ăn. Ngoài ra các bữa phụ nên bổ sung thêm sữa chua, váng sữa, phô mai… để hệ tiêu hoá của con được khoẻ mạnh.
Thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé 8 tháng tuổi
Sandwich bông cải luộc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Bánh sandwich: 2 cái
-
Bông cải xanh: 50gr
-
Thịt ức gà: 50gr
-
Phô mai tách muối: 1 miếng
Các bước thực hiện:
-
Bánh sandwich cán mỏng.
-
Bông cải xanh rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi luộc/hấp chín.
-
Thịt ức gà làm sạch, lát thành từng miếng mỏng rồi hấp chín.
-
Đặt 1 miếng sandwich ở dưới cùng, sau đó cho bông cải xanh, thịt ức gà, phô mai tách muối, bông cải xanh và cuối cùng là sandwich lên trên. Cắt đôi miếng bánh thành hình tam giác và cho bé thưởng thức.
Khoai tây thịt bò hành lá
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Khoai tây: 1 củ vừa
-
Thịt bò: 40gr
-
Hành lá
-
Cà rốt: 1/3 củ
Các bước thực hiện:
-
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch mang đi hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
-
Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn.
-
Hành lá rửa sạch thái nhỏ; cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu.
-
Trộn khoai tây, hành lá, thịt bò và cà rốt lại với nhau thành hỗn hợp đồng nhất.
-
Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, múc từng thìa hỗn hợp ở trên vào áp cháo 2 mặt đến khi chín. Cho bé ăn khi còn nóng.
Khoai tây cá hồi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Cá hồi: 50gr
-
Tôm: 2 con
-
Khoai tây: 1 củ vừa
-
Ớt chuông: ½ quả
-
Thì là, dầu ăn
Các bước thực hiện:
-
Cá hồi mua loại phi lê sẵn về cạo sạch vảy, ngâm sữa tươi cho hết tanh rồi hấp chín, nghiền nhuyễn.
-
Tôm làm sạch, bỏ chỉ đất sau đó băm nhuyễn.
-
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch hấp chín rồi mang đi nghiền nhuyễn.
-
Ớt chuông hấp chín, vỏ vỏ và hạt rồi nghiền nhuyễn.
-
Thì là thái nhỏ sau đó mang đi trộn cùng tôm, cá hồi, khoai tây và ớt chuông để tạo hỗn hợp đồng nhất.
-
Làm nóng chảo với 1 chút dầu ăn, cho từng thìa hỗn hợp ở trên vào áp chảo chín đều 2 mặt. Cho bé ăn ngay khi còn ấm.
Bánh thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Thịt bò: 50gr
-
Rau ngót: 20gr
-
Bột mì hữu cơ: 50gr
-
Bột bắp: 1 thìa
Các bước thực hiện:
-
Thịt bò chọn loại nạc thăn không có gân, rửa sạch rồi băm nhỏ.
-
Rau ngót tuốt lá, rửa sạch rồi xay nhuyễn.
-
Trộn bột mì hữu cơ, bột bắp cùng nước đến khi thành 1 khối dẻo mịn không dính tay. Cho thịt bò và rau ngót xay nhuyễn vào nhào cùng.
-
Chia bột mì thành từng viên nhỏ rồi cán dẹt, áp chảo 2 mặt đến khi chín vàng và cho bé thưởng thức.
Tôm hấp rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Tôm: 3 con
-
Cà rốt: nửa củ
-
Su su: nửa củ
-
Mướp đắng: 1 quả nhỏ
Các bước thực hiện:
-
Tôm làm sạch, bỏ chỉ đất rồi mang đi hấp chín.
-
Cà rốt, su su, mướp đắng sơ chế sạch, cắt thành khúc vừa ăn mang đi hấp chín.
-
Cho tôm và các loại rau củ đã hấp chín vào khay ăn dặm cho bé thưởng thức.
Bánh khoai
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Khoai lang: 1 củ vừa
-
1 lòng đỏ trứng gà
-
Rau dền
Các bước thực hiện:
-
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng mang đi hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
-
Rau dền nhặt sạch, rửa với nước rồi xay nhuyễn.
-
Trộn đều hỗn hợp khoai lang, rau dền và lòng đỏ trứng gà.
-
Áp chảo hỗn hợp trên đến khi chín đều 2 mặt và cho bé thưởng thức.
Cơm trứng thịt gà
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Cơm chín: 1 bát
-
1 lòng đỏ trứng gà
-
Thịt gà: 30gr
-
Bí đao: 50gr
Các bước thực hiện:
-
Trộn lòng đỏ trứng gà với cơm nóng, sau đó cho vào chảo rang đến khi trứng gà chín, hạt cơm tơi thì tắt bếp.
-
Thịt gà chọn phần ức hoặc đùi, rửa sạch, hấp chín rồi lọc xé thịt vừa ăn.
-
Bí đao gọt vỏ, rửa sạch cắt khúc dài 1 đốt ngón tay, hấp chín.
-
Cho bí đao và thịt gà ra khay, cơm trứng cho vào bát cho bé thưởng thức.
Cơm nắm cá hồi rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Cơm chín: 1 bát
-
Cá hồi: 50gr
-
Cà rốt: nửa củ
-
Cải thìa
Các bước thực hiện:
-
Cơm chín tạo hình viên tròn hoặc hình các con vật.
-
Cá hồi ngâm sữa tươi cho hết tanh, cạo sạch vảy rồi mang đi áp chảo 2 mặt cho chín vàng.
-
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cắt khúc 2x4cm. Cải thìa nhặt sạch rồi mang đi hấp chín cùng cà rốt.
-
Bỏ cơm, cá hồi và rau củ vào khay ăn dặm của bé để bé thưởng thức.
Cháo thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Gạo: 100gr
-
Thịt bò: 50gr
-
Rau mồng tơi: 3 lá to
Các bước thực hiện:
-
Gạo ngâm với nước khoảng 30 phút cho mềm, sau đó cho vào nồi cùng nước ninh thành cháo.
-
Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ rồi xào chín với một chút bột tỏi.
-
Rau mồng tơi rửa sạch, thái chỉ.
-
Khi cháo đã chín cho thịt bò, rau mồng tơi vào khuấy đều, nấu thêm 3 – 4 phút thì tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn khi nóng ấm.
Bánh mì sữa thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Bánh mì hữu cơ: 1 cái
-
Thịt bò: 100gr
-
Sữa mẹ/sữa công thức: 100ml
-
Xà lách: 2 lá
Các bước thực hiện:
-
Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng rồi áp chảo cùng bơ lạt.
-
Xà lách rửa sạch, luộc chín.
-
Cắt bánh mì cho thịt bò và xà lách vào giữa, có thể kèm thêm chút phô mai tách muối. Ăn kèm với sữa.
Thịt cua nấu măng tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Cua biển: 1 con
-
Măng tây: 50gr
-
Gạo: 100gr
Các bước thực hiện:
-
Cua biển mua về làm sạch, cho vào nồi hấp cách thuỷ. Sau đó gỡ thịt cua ra chia làm 2 phần cho bé ăn 2 bữa.
-
Gạo ngâm mềm khoảng 1 tiếng, sau đó cho vào nồi cùng lượng nước phù hợp nấu thành cháo.
-
Măng tây làm sạch, hấp chín rồi thái nhỏ.
-
Cháo chín cho măng tây và thịt cua vào đảo đều, nấu thêm 3 phút thì tắt bếp cho ra bát. Trước khi cho bé ăn thêm 1 thìa dầu oliu hoặc dầu gấc để tăng hương vị.
Lưu ý khi khi cho bé 8 tháng ăn dặm BLW
Ăn dặm BLW cho bé 8 tháng chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. Nhiều gia đình sợ con ăn BLW dễ bị hóc, không cung cấp đủ dinh dưỡng, con còi cọc… Vì vậy trong quá trình áp dụng phương pháp ăn dặm này cho bé 8 tháng, hãy lưu ý những điều sau:
-
Duy trì cho bé bú mẹ: Dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, vì thế vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé trong ngày. Nếu sữa mẹ không đủ, bạn có thể dặm thêm sữa công thức cho con.
-
Đa dạng thực đơn ăn dặm: 8 tháng tuổi bé đã có thể ăn da dạng thực phẩm hơn như các loại củ quả, rau xanh, thịt cá các loại… Mẹ nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau để làm đa dạng bữa ăn kích thích con ăn ngon miệng.
-
Đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất: Dù bạn dùng loại thực phẩm nào thì vẫn cần cân đối 4 nhóm thực phẩm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để con được phát triển toàn diện.
-
Đồ ăn nên cắt miếng và có thể cầm nắm dễ: Sử dụng dao lượn sóng để tăng độ bám dính khi con cầm thức ăn. Nên cắt thức ăn thành thanh dài cỡ 1 đốt ngón tay.
-
Không lạm dụng xay nhuyễn thức ăn: Tăng thô theo giai đoạn cho con để con học kỹ năng nhai nuốt. Nếu con ăn đồ ăn xay nhuyễn quá lâu sẽ mất khả năng nhai và không cảm nhận được hương vị của từng loại thực phẩm.
-
Không nấu lại đồ ăn quá nhiều lần: Đồ ăn đun lại nhiều lần không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến mùi vị. Do vậy mẹ nên chia khẩu phần ăn phù hợp với lượng thức ăn bé có thể hấp thụ. Đặc biệt không sử dụng đồ ăn đã chế biến để qua đêm cho bé.
-
Theo dõi bé sát sao để biết con có hứng thú với những món ăn nào. Đồng thời kịp thời xử lý khi chẳng may con bị hóc, nghẹn thức ăn.
Xem thêm:
10+ món ăn dặm BLW cho bé 10 tháng tuổi
Gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng công thức từ chuyên gia
Ăn dặm BLW cho bé 8 tháng đã có sự đa dạng hơn về nguồn thực phẩm và cách chế biến. Các mẹ hãy thay đổi thực đơn hàng ngày và tăng thô đúng thời điểm để giúp bé hào hứng hơn trong mỗi bữa ăn nhé. Chúc bé luôn khoẻ mạnh và phát triển toàn diện!
1. 11 Foods for Baby-Led Weaning and What Foods to Avoid - truy cập ngày 28/8/2022
https://www.healthline.com/nutrition/best-and-worst-baby-led-weaning-foods
2. The best first foods for baby led weaning - truy cập ngày 28/8/2022
https://childrensnutrition.co.uk/full-blog/baby-led-weaning-first-foods/