zalo
Gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng công thức từ chuyên gia
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng công thức từ chuyên gia

Lê Hương
Lê Hương

27/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ăn dặm BLW là phương pháp ăn dặm mới đang được các mẹ bỉm Việt yêu thích. Với phương pháp này bé yêu sẽ được tự quyết định ăn món nào, ăn như thế nào mà không có sự can thiệp của cha mẹ. Từ đó giúp con chủ động và thêm hào hứng hơn trong mỗi bữa ăn. Trong bài viết này, Monkey Việt Nam sẽ chia sẻ thự đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng để các mẹ tham khảo, cùng theo dõi nhé!

Một số đặc điểm phát triển của bé 7 tháng tuổi

Bé 7 tháng tuổi có những đặc điểm phát triển như thế nào. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt về thể chất cũng như các hoạt động liên quan đến vận động. Và đây là điều rất quan trọng để mẹ biết rõ bé đã sẵn sàng thích ứng với phương pháp ăn dặm BLW hay chưa:

  • Khả năng cầm nắm kiểm soát tay: Lúc này đôi tay của con đã trở nên linh hoạt hơn và có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như: Cầm bình nước có 2 quai, ngón trỏ và ngón cái bốc nhón được thức ăn, vỗ tay theo người lớn…

  • Khả năng ngồi và làm chủ đầu: Phương pháp ăn dặm BLW chỉ nên thực hiện khi con đã ngồi vững và làm chủ cơ thể tốt, nhất là phần đầu và lưng. 7 tháng tuổi gần như mọi em bé đã có thể ngồi vữa và thẳng đầu với ghế ăn dặm. Và đây là dấu hiệu tốt để mẹ bắt đầu cho bé ăn BLW.

Tại sao nên cho bé ăn dặm BLW tháng thứ 7?

Tại sao nên cho bé ăn dặm BLW tháng thứ 7? (Ảnh: sưu tầm internet)

Với thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng, con sẽ rèn luyện được rất nhiều điều thú vị; bao gồm:

  • Giúp bé làm quen với các loại thực phẩm và hương vị khác nhau mà không bị lẫn lộn như phương pháp ăn dặm truyền thống. Nhờ đó con dễ dàng phân biệt được màu sắc, kết cấu, hương vị của từng loại thực phẩm mới.

  • Đề cao tính tự lập và giúp con vận động tốt hơn. Các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng đòi hỏi con phải có sự kết hợp giữa tay, mắt và não. Điều này sẽ kích thích sự phát triển cho cả thể chất và trí não của trẻ để con thêm nhanh nhẹn và thông minh hơn.

  • Khắc phục tình trạng biếng ăn do con được khám phá nhiều loại thực phẩm mới, được tự do làm chủ bữa ăn của mình mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.

10+ thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi

Bánh mì thịt bò dưa leo

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bánh mì sandwich hữu cơ: 4 lát

  • Thịt bò: 50gr

  • Dưa leo: 1 quả

Các bước thực hiện:

  • Bánh mì bạn cắt bỏ viền cứng bên ngoài

  • Thịt bò chọn loại nạc không có gân, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Áp chảo thịt bò với bơ lạt.

  • Dưa leo gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng thanh dài.

  • Xếp một lớp dưa leo lên bánh mì, sau đó đến thịt bò rồi lại 1 lớp dưa leo, cuối cùng cho 1 lát bánh mì lên trên rồi cắt đôi và cho bé thưởng thức.

Mì sợi thịt lợn và rau cải

Món mì sợi thịt lợn rau cải cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mì sợi hữu cơ: 50gr

  • Thịt thăn lợn: 30gr

  • Cải bó xôi: 20gr

Các bước thực hiện:

  • Mì sợi luộc chín, vớt ra để ráo nước

  • Thịt lợn rửa sạch, đập dập rồi thái lát mỏng, luộc chín

  • Cải bó xôi rửa sạch, luộc chín rồi mang đi xay nhuyễn cùng thịt lợn.

  • Cho hỗn hợp thịt lợn và cải bó xôi vào đun cùng nước, đến khi sôi cho mì sợi vào nấu cùng thêm 2 – 3 phút thì tắt bếp. Múc ra bát cho bé thưởng thức khi còn nóng.

Ức gà bắp non và cà rốt

Ăn dặm với ức gà bắp non cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Ức gà: 50gr

  • Bắp non: 1 bắp

  • Cà rốt: nửa củ

Các bước thực hiện:

  • Ức gà rửa sạch mang đi luộc chín; sau đó cắt thành từng miếng dài.

  • Bắp non, cà rốt sơ chế sạch sẽ, hấp chín.

  • Cắt cà rốt, bắp non đã chín thành các thanh dài vừa ăn. Dọn lên đĩa cùng ức gà cho bé thưởng thức.

Cơm tôm và bông cải xanh

Cơm tôm bông cải xanh cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cơm nóng: 1 bát con

  • Tôm: 3 con

  • Bông cải xanh: 50gr

Các bước thực hiện:

  • Cơm chín tạo hình viên tròn hoặc bầu dục với kích thước bằng nắm tay em bé.

  • Tôm làm sạch, rút bỏ chỉ đất rồi hấp chín, bóc vỏ.

  • Bông cải xanh rửa sạch, cắt khúc cỡ ngón tay rồi hấp chín.

  • Cho bông cải xanh, tôm và cơm tạo hình lên đĩa cho bé thưởng thức.

Cá hồi bí đỏ cà rốt 

Cá hồi bí đỏ cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá hồi phi lê: 50gr

  • Bí đỏ: 50gr

  • Cà rốt: nửa củ

Các bước thực hiện:

  • Cá hồi phi lê mua về cạo sạch vảy, ngâm cá với sữa tươi khoảng 15 phút để khử mùi tanh. Sau khi vớt ra để ráo nước thì áp chảo 2 mặt chín vàng.

  • Bí đỏ, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cắt khúc dài cỡ đốt ngón tay, mang đi hấp chín.

  • Cho cá hồi, bí đỏ và cà rốt vào khay ăn của bé.

Gà xé măng tây

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt ức gà: 50gr

  • Măng tây: 30gr

Các bước thực hiện:

  • Ức gà rửa sạch, luộc hoặc hấp chín rồi xé thành từng miếng vừa ăn.

  • Măng tây cắt ngắn, rửa sạch rồi hấp chín.

  • Cho ức gà và măng tây vào khay ăn dặm của bé để bé thưởng thức.

Cơm nắm phô mai bí đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cơm nóng: 1 bát con

  • 1 lòng đỏ trứng gà

  • Phô mai tách muối dạng viên: 5 viên

  • Bó đỏ: 50gr

Các bước thực hiện:

  • Trộn cơm nóng với lòng đỏ trứng gà, sau đó xúc 1 thìa cơm dàn đều, cho 1 viên phô mai vào giữa rồi bao tròn lại. Làm tương tự đến khi hết nguyên liệu.

  • Làm nóng chảo, cho thêm chút dầu ăn rồi cho các viên cơm bọc phô mai vào áp chảo đều các mặt đến khi cơm hơi giòn, chuyển màu cánh gián.

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch cắt thành miếng vừa ăn rồi hấp chín.

  • Cho bí đỏ và cơm bọc phô mai vào khay ăn dặm cho bé.

Cơm nấu mướp hương luộc thịt lợn hấp 

Bổ sung dưỡng chất từ canh mướp. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cơm nóng: 1 bát con

  • Mướp hương: 50gr

  • Thịt thăn lợn: 50gr

Các bước thực hiện:

  • Cơm nóng viên thành các hình tròn nhỏ, có thể trộn thêm với gia vị rắc cơm cho bé để tăng hương vị.

  • Mướp hương gọt vỏ, cắt khoanh tròn mang đi hấp chín.

  • Thịt thăn lợn thái thành các dải vừa ăn, đập dập để tạo độ mềm rồi hấp chín.

  • Cho thịt lợn, mướp hương và cơm nắm ra đĩa cho bé thưởng thức.

Súp lơ nui 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Nui hữu cơ: 50gr

  • Súp lơ xanh: 30gr

Các bước thực hiện:

  • Nui luộc chín, vớt ra rửa lại vài lần với nước sạch để bớt nhớt.

  • Súp lơ xanh rửa sạch thái hạt lựu.

  • Đun sôi nước dashi/nước cốt gà/nước sạch rồi cho súp lơ xanh vào, sau khoảng 2 phút cho nui đã luộc vào nấu cùng. Khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, múc ra bát cho bé thưởng thức.

Thịt lợn cà rốt hấp 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt lợn: 50gr

  • Cá rốt: nửa củ

Các bước thực hiện:

  • Thịt lợn chọn loại nạc thăn, không có gân rồi rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng mang đi hấp chín.

  • Cà rốt gọt vỏ và rửa sạch, dùng dao lượn sóng cắt thành hình chữ nhật dài, hấp chín.

  • Cho cà rốt và thịt lợn vào khay ăn dặm cho bé thưởng thức.

Bánh mì cà chua bí đỏ 

Bánh mì cà chua bí đỏ cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bánh mì sandwich: 3 miếng cắt ½

  • Cà chua: 1 quả

  • Bí đỏ: 50gr

Các bước thực hiện:

  • Bánh mì cắt bỏ các viền cứng, áp chảo vàng đều 2 mặt cho giòn.

  • Cà chua bỏ vỏ và hạt thái hạt lựu

  • Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt sau đó rửa sạch rồi thái hạt lựu

  • Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, cho cà chua vào đảo khoảng 2 phút thì cho bí đỏ vào đảo cùng. Thêm 20ml đun đến khi thu được hỗn hợp sệt thì tắt bếp, múc ra bát.

  • Chấm sandwich vào hỗn hợp cà chua, bí đỏ cho bé thưởng thức.

Yến mạch dâu tây 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Yến mạch: 100gr

  • Dâu tây: 200gr

  • 200ml sữa mẹ/sữa công thức

  • Bột quế: 5gr

Các bước thực hiện:

  • Dâu tây vỏ cuống, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra cắt dâu tây làm bốn.

  • Cho dâu tây đã sơ chế vào nồi cùng một chút nước sên khoảng 5 – 7 phút. Sau đó cho dâu tây vào máy xay xay nhuyễn.

  • Yến mạch ngâm với nước khoảng 30 phút đến khi mềm, vớt ra để ráo nước.

  • Cho sữa vào nồi nấu sôi rồi cho yến mạch vào nấu thêm 5 phút ở lửa nhỏ. Tiếp đến cho hỗn hợp dâu tây xay nhuyễn vào, thêm chút bột quế tăng mùi vị cho món ăn.

  • Đảo đều chờ hỗn hợp sôi trở lại thì tắt bếp, múc ra bát cho bé thưởng thức.

Lưu ý khi cho bé 7 tháng ăn dặm BLW

Lưu ý ba mẹ nên nhớ khi cho bé ăn dặm BLW 7 tháng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Giai đoạn 7 tháng tuổi bé mới chỉ đang làm quen với thức ăn và tập các kỹ năng nhai, bóc nhón bằng tay. Vì thế mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo các bữa ăn luôn được diễn ra suôn sẻ và hào hứng:

  • Hàm lượng đồ ăn mỗi ngày: Không ép con ăn quá nhiều, thay vào đó nên tôn trọng sự lựa chọn của con trong mỗi bữa ăn. Khi con có những biểu hiện như không muốn ngồi ăn nữa, không tập trung vào thức ăn… mời thêm 2 – 3 lần, nếu bé vẫn không hào hứng thì kết thúc bữa ăn.

  • Theo dõi đảm bảo an toàn khi con ăn: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng chủ yếu là củ quả và các loại thực phẩm mềm. Do vậy mẹ nên học cách quan sát và hỗ trợ con ngay khi con bị hóc, nghẹn. Đây là điều cơ bản nhất khi cho bé ăn theo phương pháp BLW, vừa giúp con học các kỹ năng cần thiết lại vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.   

Xem thêm: 

20+ thực đơn ăn dặm BLW cho bé 2 tuổi từ chuyên gia

10+ món ăn dặm BLW cho bé 10 tháng tuổi

Trên đây là những gợi ý về thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng để các mẹ tham khảo và có thêm những công thức nấu ăn mới. Hãy trau dồi kiến thức thật kỹ, tôn trọng con, học cách hiểu con để ăn dặm không còn là cuộc chiến. Chúc các mẹ thành công! 

1. Baby-Led Weaning - truy cập ngày 27/8/2022 

https://www.whattoexpect.com/first-year/feeding-baby/baby-led-weaning/ 

2. What is Baby-Led Weaning? - truy cập ngày 27/8/2022

 

https://solidstarts.com/baby-led-weaning/ 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey