Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, trẻ bắt đầu mọc răng hàm sau khi đã mọc các răng cửa hoàn chỉnh. Vậy ba mẹ có biết bé mọc răng hàm vào thời điểm nào và trình tự mọc như thế nào mới chuẩn? Trường hợp bé mọc răng hàm trên trước có sao không? Cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bé mọc răng hàm khi nào?
Bé sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng hàm đầu tiên trong khoảng 13 đến 19 tháng - với răng hàm trên. Trong khoảng 14 đến 18 tháng - bé sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng hàm dưới. Khoảng 25 đến 33 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc răng hàm trên thứ 2 và 23 đến 31 tháng sẽ mọc răng hàm dưới.
Khi bắt đầu quy trình mọc răng, bé thường lười ăn, hay chảy dãi, sốt, hay cắn nhai mọi vật xung quanh và quấy khóc.
Cụ thể dưới đây là lịch trình mọc răng hàm chi tiết của bé:
-
Răng hàm sữa nhỏ số 1 khoảng 13 đến 19 tháng.
-
Răng hàm sữa nhỏ số 2 trong khoảng từ 23 - 33 tháng.
-
Răng hàm cối lớn thứ 1 mọc khi bé 6-7 tuổi.
-
Răng hàm cối lớn thứ 2 mọc khi bé 11 đến 13 tuổi.
-
Răng hàm vĩnh viễn số 4 mọc khi bé 9 đến 11 tuổi.
-
Răng hàm vĩnh viễn số 5 mọc khi bé 10 đến 12 tuổi.
Thứ tự vị trí mọc răng của bé và những điều mẹ cần biết
[Hỏi đáp] Bé mọc răng có nên uống thuốc giảm đau không?
[Hỏi đáp chuyên gia] Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?
Bé mọc răng hàm nào trước?
Chiếc răng hàm đầu tiên là răng hàm số 4 hàm trên trước. Bé sẽ bắt đầu mọc chiếc răng hàm này vào khoảng tháng 13 tới tháng 19. Sau đó tiếp theo sẽ là răng hàm số 4 dưới, bắt đầu mọc vào tháng thứ 14 đến tháng thứ 18.
Thứ tự mọc răng ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, theo lịch trình chuẩn, bé sẽ mọc răng theo thứ tự nêu trên.
Bé mọc răng hàm trên trước có sao không?
Bé mọc răng hàm trước có sao không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Mọc răng hàm trên trước là hiện tượng bình thường. Bởi vì đa phần các bé đều mọc răng hàm trên trước, sau đó mới mọc răng hàm dưới. Vì thế, ba mẹ không cần lo lắng về vấn đề này.
Ba mẹ nên chuẩn bị tốt kiến thức chăm sóc răng miệng cho con. Đồng thời, nên theo dõi con thường xuyên để đảm bảo tránh những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng và sự phát triển của con.
Góc lưu ý: giảm đau cho bé mọc răng hàm
Nhiều ba mẹ thắc mắc trẻ mọc răng hàm có đau không? Trong suốt quá trình mọc răng, bé sẽ dễ gặp tình trạng đau nướu răng, ba mẹ có thể giảm đau cho con bằng những phương pháp cơ bản dưới đây:
-
Massage nướu răng cho con: massage nhẹ nhàng nướu răng cho con là phương pháp giảm đau thủ công mà ba mẹ nên thử. Ba mẹ nên vệ sinh tay, chuẩn bị dụng cụ massage nhẹ nhàng cho con.
-
Sử dụng giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ: trong trường hợp, con gặp tình trạng đau không chịu được, thường xuyên khóc, khó chịu, ba mẹ có thể cho con sử dụng thuốc giảm đau tuy nhiên cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con: vấn đề vệ sinh răng miệng là vấn đề quan trọng, ba mẹ nên chú ý. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con sẽ giúp con tránh được những bệnh nguy hiểm liên quan tới truyền nhiễm.
-
Bổ sung vitamin D, canxi: Các thành phần vitamin D, canxi rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là mốc mọc răng và phát triển xương ở trẻ.
-
Cho con thăm khám nha khoa định kỳ: việc cho con đi thăm khám định kỳ sẽ giúp con tránh được những vấn đề nguy hiểm về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, …
Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Răng hàm mọc khi nào: dấu hiệu và cách chăm sóc cho bé
Trên đây là những vấn đề giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc bé mọc răng hàm trên trước có sao không. Ba mẹ nên chú ý quan sát tình trạng sức khoẻ của con thường xuyên, theo dõi các vấn đề răng miệng của con chu đáo để có thể phát hiện kịp thời những vấn đề nguy hiểm mà con dễ gặp phải nhé!
1. How to Tell If Your Baby’s Teeth Are in the Right Order - truy cập ngày 26/10/2022
https://www.healthline.com/health/parenting/baby-teeth-order
2. Baby Tooth Arrival: What’s Normal & What’s Not - truy cập ngày 26/10/2022
https://www.twkidsdentist.com/baby-tooth-arrival-whats-normal-whats-not/