Dị ứng sữa thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi không được bú sữa mẹ mà ăn sữa công thức và hấp thu lượng lớn protein từ sữa bò gây hiện tượng mẫn cảm dị ứng kém hấp thu. Vậy nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa như thế nào? Cùng Monkey tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Thực đơn cho trẻ ăn dặm bị dị ứng sữa cần có các chất gì?
Trước khi xây dựng thực đơn cho bé bị dị ứng sữa thì ba mẹ cần tham khảo các chất dinh dưỡng cần thiết cần bổ sung cho bé như thế nào. Cùng tìm hiểu chi tiết sau đây nhé!
Các loại thực phẩm giàu canxi
Trong thực đơn của các bé bị dị ứng sữa cần có các thực phẩm giàu canxi. Đây là chất thúc đẩy hệ xương khớp của bé chắc khỏe, đồng thời giúp bé có chiều cao đúng chuẩn và hệ miễn dịch tự nhiên.
-
Cá
Cá là thực phẩm giàu canxi đầu tiên mà ba mẹ cần chuẩn bị bổ sung đầy đủ cho bé bị dị ứng sữa trong khẩu phần ăn dặm hàng ngày. Theo đó, một số loại cá có xương mềm bao gồm cá hồi đóng hộp, cá mòi đóng hộp, cá cơm …đều phù hợp với trẻ.
-
Trái cây
Trái cây cung cấp nguồn vitamin tự nhiên vô cùng quan trọng giúp bé phát triển tốt về thể chất và trí não, kích thích hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ, nhất là khi trẻ không thể hấp thu dinh dưỡng qua sữa công thức. Một số loại quả bé có thể ăn bao gồm: quả cam, mơ khô, quả sung… vô cùng phổ biến.
-
Ngũ cốc
Là thành phần chín cung cấp nguồn năng lượng để bé hoạt động cả ngày nên ngũ cốc luôn phải có mặt trong thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa. Theo đó, một số loại ngũ cốc an toàn và lành tính bao gồm: Các loại bơ hạt như bơ đậu phộng và bơ hạnh nhân…
-
Sữa đậu nành
Thành phần có trong sữa đậu xanh vô cùng giàu canxi. Với trẻ đang bị dị ứng sữa thì uống sữa đậu nành rất có lợi, vừa hỗ trợ cung cấp các chất cần thiết vừa giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn.
-
Rau cải xoăn và bông cải xanh
Trong các loại rau xanh cần có trong thực đơn dành riêng cho bé đang bị dị ứng sữa thì chắc chắn không thể thiếu được rau cải xoăn và bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh. Không chỉ có nhiều dưỡng chất, hai loại rau này còn thơm ngon và rất dễ chế biến.
-
Khoai lang
Ngoài thành phần canxi vốn có, khoai lang còn có chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ bé giảm tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể nhận thấy khoai lang rất dễ ăn và dễ chế biến nên ba mẹ cần tham khảo để cho vào thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa mỗi ngày.
Thực phẩm giàu protein
-
Các loại thịt: thịt bò, thịt gà
Vì bé bị dị ứng sữa nên việc hấp thu kém hơn so với các bé khỏe mạnh khác. Bởi vậy việc thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa cần có thịt bò, thịt gà và các thực phẩm giàu protein để cung cấp đủ lượng bé cần là điều dễ hiểu.
Hàm lượng sắt cao giúp bé ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu sắt, thiếu máu hiệu quả. Nếu bé được ăn đầy đủ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu thì sẽ phát triển tốt hơn.
-
Các loại đậu
Thành phần trong các loại đậu như: Đậu, đậu lăng, đậu phụ và đậu nành…cung cấp dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển. Bởi vậy, ba mẹ cần chú ý chọn các loại đậu thơm ngon và an toàn để chế biến các món ăn cho bé liên tục.
Thực phẩm có iốt
Ngoài ra, thực phẩm có iot còn có công dụng cải thiện tình trạng suy giảm trí tuệ, ngăn ngừa bé mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp nguy hiểm khác.
-
Thịt gà
Đây là loại thịt phổ biến có nhiều chất dinh dưỡng, dễ chế biến, dễ ăn phù hợp và an toàn với trẻ bị dị ứng sữa. Ba mẹ có thể biến tấu nhiều món ăn từ thịt gà để bé thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
-
Cá trắng
Ngoài thịt gà thì cá trắng cũng có thành phần dinh dưỡng lý tưởng để đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa mỗi ngày. Bằng cách chế biến khác nhau vẫn đảm bảo giữ được lượng chất dinh dưỡng đầy đủ. Cá trắng sẽ là gợi ý tốt nhất dành cho ba mẹ muốn chọn thực phẩm giàu đạm cho bé.
-
Cá ngừ
Mặc dù có giá thành cao trên thị trường nhưng cá ngừ lại có thành phần dinh dưỡng cực tốt đối với các bé bị dị ứng sữa, kém hấp thu. Cá ngừ không gây mẫn cảm hay tác dụng phụ cho các bé nên ba mẹ có thể yên tâm dùng cho bé.
Bé bị dị ứng sữa cần tránh những thực phẩm nào?
Ngoài những thực phẩm nên ăn thì các bé bị dị ứng sữa cũng cần chú ý tránh những thực phẩm như sau:
Bột mì
Bột mì rất tốt và có thể dùng để chế biến thành nhiều món bánh thơm ngon cho bé nhưng với những bé bị dị ứng sữa thì không nên dùng. Bé sẽ gặp một số phản ứng mẫn cảm nếu ăn bột mì. Ba mẹ chú ý để trán cho bé nhé!
Đậu nành
Ngoài bột mì thì đậu nành cũng là thực phẩm tuyệt đối không nên dùng cho bé đang bị dị ứng sữa. Đậu nành sẽ khiến cho phản ứng mẫn cảm của bé trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, hạn chế tối đa việc dùng đậu nành cho bé trong thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa càng tốt.
Trứng
Trong trứng có chứa protein rất dễ gây ra hiện tượng dị ứng tương tự như khi bé uống sữa công thức có protein lạ từ sữa bò. Vì thế, để đảm bảo an toàn thì tốt nhất ba mẹ chưa nên dùng trứng cho bé cho đến khi con đủ 18 tháng tuổi trở lên.
Hải sản
Tương tự như người lớn, hải sản có nguy cơ gây dị ứng rất cao đối với các bé đang bị dị ứng sữa bò. Mặc dù có chứa chất dinh dưỡng và hàm lượng chất đạm cao nhưng trẻ tuyệt đối không nên nếm thử các món ăn đến từ đại dương. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi nốt, khó chịu…
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Mặc dù sữa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng với thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa thì tốt nhất nên loại bỏ thực phẩm này. Nếu cho bé ăn có thể gây ra những phản ứng không đáng có như ngứa, tiêu chảy, kém hấp thu….
Một số lưu ý khi lên thực đơn cho trẻ dị ứng sữa
Sau khi tìm hiểu về thực phẩm nên và không nên cho trẻ bị dị ứng sữa làm quen thì ba mẹ có thể tham khảo một số lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa bao gồm:
Tăng cường chất béo lành mạnh
Bé nên được cung cấp thêm các chất béo lành mạnh làm từ các nguyên liệu tự nhiên an toàn cho bé. Tốt nhất là các chất béo có nguồn gốc từ thực vật bao gồm: giấc, óc chó, ô liu….đảm bảo bé không bị phản ứng sau khi sử dụng mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất để trẻ phát triển.
Tăng cường hàm lượng protein trong thịt, cá, đậu, yến mạch
Thành phần dinh dưỡng từ thịt cá, đậu, yến mạch…cần được bổ sung đầy đủ cho bé hàng này. Với trẻ bị dị ứng sữa thì cung cấp các chất này đầy đủ sẽ đảm bảo đủ năng lượng để bé hoạt động mỗi ngày.
Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày
Do bị dị ứng sữa nên bé có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém hơn so với các bạn nhỏ khác. Bởi vậy, bé không thể hấp thu lượng lớn thức ăn và các chất cùng một lúc. Bởi thế, ba mẹ cần chú ý chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để bé ăn tốt hơn, hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn.
Không nên ép bé ăn
Món ăn đối với trẻ chỉ mới là khám phá và thử nên tuyệt đối không nên ép bé ăn. Bé có thể từ chối thử món ăn mới thì ba mẹ không nên ép bé, mà nên cho bé ăn vào ngày sau đó.
Chỉ nên cho bé ăn trong khoảng 30p
Với thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa thì chỉ cần ăn trong 30 phút là ổn. Kể cả bé chưa ăn xong thì ba mẹ cũng nên dọn. Bởi vì, bé ăn quá lâu sẽ gây ra tâm lý chán và bé sẽ không còn hứng thú với các món ăn nữa, làm giảm chất lượng bữa ăn.
Gợi ý thực đơn 7 ngày ăn dặm cho bé dị ứng sữa bò
Nhằm giúp ba mẹ xây dựng thực đơn đủ 7 ngày cho bé bị dị ứng sữa bò, ba mẹ có thể tham khảo thực đơn dưới đây cùng Monkey nhé!
Ngày 1: Súp rau củ: khoai lang, bông cải xanh, đậu Hà Lan
Thực đơn đầu tiên mà ba mẹ nên tham khảo và áp dụng cho các bé bị dị ứng sữa chính là món súp rau củ, khoai lang, bông cải xanh và đậu Hà Lan. Theo đó, súp rau củ dễ ăn, dạng lỏng dễ hấp thu. Khoai lang giúp bé tăng cường chất xơ, dễ tiêu hóa, ngăn táo bón rất tốt.
Bên cạnh đó, thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa còn có thêm bông cải xanh và đậu Hà Lan đều rất lành tính đối với sự phát triển của trẻ. Xây dựng đúng thực đơn này, ba mẹ sẽ yên tâm bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ đúng chuẩn.
Ngày 2: Thịt gà rau củ: ức gà, táo, đậu Hà Lan, dầu hướng dương
Ngày tiếp theo ba mẹ chuẩn bị cho bé các món gồm thịt gà rau củ, ức gà, táo, đậu Hà Lan và dầu hướng dương. Đây sẽ là thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với sự hấp thu của bé.
Ngoài ra, các nhóm chất gồm thực phẩm giàu protein, giàu đậm, chất béo lành mạnh và rau củ, hoa quả đều được đáp ứng đầy đủ, cân bằng và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé đang bị dị ứng sữa.
Ngày 3: Bánh cá hồi: khoai tây, cá hồi, dầu oliu
Dầu ô liu, bánh cá hồi, khoai tây, cá hồi là thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa trong ngày thứ 3 trong tuần mà ba mẹ nên tham khảo cho bé. Chất béo lành mạnh kết hợp với thực phẩm giàu protein và tinh bột rất phù hợp để cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động.
Ngày 4: Cháo cà rốt khoai tây
Ngày tiếp theo mà ba mẹ có thể tham khảo các món bao gồm cháo cà rốt khoai tây vừa dễ ăn lại dễ nấu. Bé ăn mà không thấy ngán. Vừa cung cấp chất xơ, vitamin vừa đảm bảo đủ tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngày 5: Chuối nghiền bơ
Món ăn dặm tiếp theo mà các bé bị dị ứng sữa nên thử là chuối nghiền bơ. Cách làm cơ bản là chuối bột vỏ, bơ lột vỏ, bỏ hạt rồi nghiền nhuyễn với nhau và cho bé ăn trực tiếp.
Ngày 6: Cháo bí đỏ cá hồi
Thêm một thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa có sự có mặt của cá hồi chính là ngày tiếp theo. Bên cạnh cá hồi thì bé cũng có thể ăn cùng với cháo bí đỏ cung cấp vitamin cho bé.
Ngày 7: Cháo khoai tây thịt lợn
Ngày cuối cùng ba mẹ chọn món cháo khoai tây thịt lợn để đổi món cho các bé bị dị ứng sữa. Bé không hấp thu chất từ sữa công thức và chỉ có thể cung cấp qua chế độ ăn hàng ngày. Bởi vậy, ba mẹ cần dành thời gian để chuẩn bị món ăn đầy đủ dưỡng chất và an toàn đối với cơ thể của bé.
Xem thêm: Mách mẹ top 5 bột ăn dặm yến mạch sữa cho bé tốt nhất năm 2022
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ đang có con bị dị ứng thông tin cần thiết về thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa khoa học nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu hơn về tình trạng dị ứng sữa là gì, các chất nên tránh là gì cũng như xây dựng thực đơn làm sao cho bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Weaning a baby with Cow's Milk Allergy - truy cập ngày 27/6/2022
https://www.nutricia.ie/patients-carers/articles-stories/weaning-a-baby-with-cows-milk-allergy.html
How to start introducing solids to a baby with a milk allergy - truy cập ngày 27/6/2022
https://weaningworld.com/how-to-start-introducing-solids-to-a-baby-with-a-milk-allergy/