Đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ ra nhiều mồ hôi?
Có nên lo lắng khi trẻ 2 tuổi ra nhiều mồ hôi trộm?
Ở trẻ 2 tuổi, đổ mồ hôi vào ban đêm thường có nguyên nhân từ môi trường bên ngoài như thời tiết nóng bức, nhiệt độ phòng ở nóng, mặc quần áo không phù hợp…
Hiện tượng này có khả năng sẽ giảm hoặc mất hẳn khi trẻ lớn lên, tuy nhiên cũng có thể do liên quan đến một số chứng bệnh khác ở trẻ như thiếu canxi hay mắc một số chứng bệnh về tim mạch… mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Nếu chú ý thấy trẻ 2 tuổi ngủ ra mồ hôi đầu kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như hay lăn lộn, khó thở, dễ giật mình,... bố mẹ nên đưa cháu đến chuyên khoa nhi ở các bệnh viện để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.’
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi ngủ ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu và lưng
Thiếu vitamin D
Ở trẻ nhỏ, nếu bị thiếu vitamin D không chỉ dẫn đến một số vấn đề khác của trẻ như khó ngủ, còi xương,... mà cũng sẽ dẫn tới tình trạng bé 2 tuổi ngủ đổ mồ hôi đầu. Đặc biệt, với một số trẻ sinh non, còi xương, rối loạn tiêu hóa, bị thiếu cân hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn tới thiếu vitamin D và bị đổ mồ hôi trộm nhiều.
Chứng tăng tiết mồ hôi
Có thể bạn đã biết về chứng tăng tiết mồ hôi này ở người lớn với biểu hiện là bàn tay và bàn chân hay dính ướt do thường xuyên bị ra mồ hôi. Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể do bẩm sinh hoặc xuất hiện do một số bệnh lý khác như tăng hoạt động tuyến giáp… Nghĩa là dù trẻ được ở trong phòng mát mẻ, thoáng đãng, nhưng trẻ vẫn có thể tiết nhiều mồ hôi.
Cơ địa trẻ nóng trong
Nguyên nhân này là do chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều thịt và các chất đạm hoặc do uống quá ít nước của trẻ. Ngoài ra cũng có khả năng do chức năng gan và thận của trẻ yếu nên không đủ chức năng đào thải chất độc, lâu ngày tích tụ và làm trẻ nóng trong người. Vì vậy tuyến mồ hôi của trẻ hoạt động mạnh để điều tiết các độc tố ra bên ngoài.
Bệnh tim bẩm sinh
Nếu bạn thấy tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ không chỉ xảy ra trong lúc bé ngủ mà ngay cả khi thức hay trong các hoạt động khác bé cũng ra nhiều mồ hôi thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh. Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám sàng lọc tim bẩm sinh để chắc chắn.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ đa số thường bắt gặp ở những trẻ sinh non. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 20 giây, lúc đó bạn sẽ thấy da bé tái nhợt kèm theo đó là tiếng thở khò khè và cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi.
Bé 2 tuổi ngủ hay ra mồ hôi có nguy hiểm không?
Việc bé 2 tuổi ngủ hay ra mồ hôi đầu là điều rất bình thường, vì ở độ tuổi này sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn. Chính vì thế, đổ mồ hôi nhiều là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt. Tuy nhiên điều này chỉ đúng nếu như trẻ không phải đổ mồ hôi trộm do bệnh lý.
Khác với đổ mồ hôi trộm sinh lý ở trên, tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết không nóng đi kèm một số biểu hiện như sốt, khó thở, thở khò khè,... có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc bệnh lý nào đó. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng tới thần kinh, sự phát triển của thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ra mồ hôi trộm trong quá trình dài nếu không được điều trị cũng có thể khiến bé có nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm hơn như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… Các bệnh về rối loạn đường tiêu hoá, suy dinh dưỡng,...
Xem thêm: Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi và phương pháp điều trị
Ba mẹ nên làm gì khi bé 2 tuổi ngủ đổ mồ hôi nhiều?
Dù là vì bất kỳ nguyên nhân gì đi chăng nữa, bố mẹ cũng cần phải chú ý từng chi tiết để bảo vệ sự phát triển của con được tốt nhất. Vậy khi bé 2 tuổi ngủ đổ mồ hôi nhiều, ba mẹ nên làm những điều gì để khắc phục tình trạng này?
Bổ sung vitamin D
Như đã nêu trên, trẻ bị đổ mồ hôi nhiều có thể vì cơ thể bé cung cấp không đủ hay thiếu vitamin D. Đối với trẻ 2 tuổi, bố mẹ nên bổ sung vitamin D không quá 2.500 UI mỗi ngày cho trẻ.
Giữ phòng thoáng mát
Nếu bố mẹ không muốn cho con dùng thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ chức năng, có thể sử dụng cách khác mà không cần dùng thuốc như giữ nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn hoặc đội nón gây ngột ngạt, khó chịu cho trẻ để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn.
Nếu phòng ngủ có trang bị máy lạnh, nên để ở mức nhiệt độ mà đầu và cổ bé không đổ mồ hôi, lồng ngực ấm.
Cho bé đi khám khi cần thiết
Khi bố mẹ phát hiện trẻ hay ra mồ hôi trộm một cách bất thường kèm theo những biểu hiện bệnh lý như sốt, ho kéo dài, khó thở, ngáy to, chậm tăng cân, chậm mọc răng, chậm biết bò/đi,... ba mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Với những chia sẻ trên, Monkey hy vọng có thể giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ 2 tuổi ngủ ra nhiều mồ hôi trộm. Đồng thời tìm được nguyên nhân và phương pháp hiệu quả giúp bé có thể phát triển toàn diện.
Why Is My Child Sweating at Night and What Can I Do? - Truy cập ngày 27/05/2022
https://www.healthline.com/health/childrens-health/night-sweats-in-children
Why Is My Baby Sweating? - Truy cập ngày 27/05/2022
https://www.healthline.com/health/baby/sweaty-baby
Baby Sweating While Sleeping – Causes & How to Deal With it - Truy cập ngày 27/05/2022
https://parenting.firstcry.com/articles/baby-sweating-while-sleeping-causes-how-to-deal-with-it/