Trẻ chậm mọc răng uống thuốc gì đang là câu hỏi nhiều ba mẹ thắc mắc. Trong trường hợp nào nên bổ sung thuốc hỗ trợ mọc răng cho con? Cùng Monkey tìm hiểu về kiến thức chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng sau đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Quy trình mọc răng ở trẻ
Trước tiên ba mẹ có thể tìm hiểu qua về thời điểm cũng như quy trình mọc răng ở trẻ.
Thường, từ tháng thứ 6, bé đã bắt đầu sưng nướu và mọc răng. Tuỳ vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, thời điểm sinh, di truyền, … mà các bé sẽ có thời gian mọc răng khác nhau. Tuy nhiên, mốc chuẩn mà các chuyên gia nghiên cứu là 6 tháng và mọc theo thứ tự sau đây:
-
Từ 6 đến 10 tháng tuổi: bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa trên.
-
Từ 9 tới 13 tháng bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa phía trên.
-
Từ 10 đến 16 tháng bé sẽ mọc 2 răng cửa dưới.
-
Từ 13 đến 19 tháng bé sẽ mọc răng hàm.
-
Từ 14 đến 18 tháng bé sẽ mọc 2 răng hàm dưới.
-
Từ 16 đến 22 tháng bé sẽ mọc răng nanh.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc răng chậm ở trẻ. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân chính:
-
Di truyền: di truyền là yếu tố quyết định khá lớn tới tình trạng mọc răng chậm ở trẻ. Bé có ba mẹ, anh chị em mọc răng chậm, sẽ có nguy cơ mọc răng chậm cao.
-
Thiếu dinh dưỡng: canxi, vitamin là những thành phần dưỡng chất quan trọng trong quá trình mọc răng ở trẻ. Thiếu các thành phần này sẽ khiến bé mọc răng chậm, thậm chí chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng.
-
Thời điếm sinh: thời điểm sinh cũng quyết định tới thời điểm mọc răng của con khá nhiều. Những bé sinh non, thường thời gian mọc răng sẽ chậm hơn so với những bé sinh đúng thời điểm hoặc sinh muộn.
-
Mắc bệnh suy tuyến giáp: trẻ mắc bệnh suy tuyến giáp sẽ làm quá trình mọc răng chậm lại. Ba mẹ cần kiểm tra tình trạng sức khoẻ của con để có thể điều trị kịp thời.
[Chuyên gia giải đáp] Răng hàm mọc khi nào: dấu hiệu và cách chăm sóc cho bé
[Giải đáp] Bé 10 tháng chưa mọc răng ba mẹ phải làm sao?
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có muộn không? Chuyên gia giải đáp chính xác
Hậu quả của việc trẻ chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm, cụ thể như:
-
Làm răng vĩnh viễn mọc lệch, ảnh hưởng tới cấu tạo hàm và làm mất thẩm mỹ.
-
Ảnh hưởng quá trình phát triển của con. Không chỉ riêng răng miệng, vấn đề thiếu chất, chậm mọc răng cũng ảnh hưởng tới cả quá trình phát triển về chiều cao, cân nặng của con.
-
Xuất hiện hiện tượng răng vĩnh viễn và răng sữa mọc song song gây mất thẩm mỹ.
Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?
Nhiều ba mẹ có con trong tình trạng chậm mọc răng, thắc mắc không biết nên cho con uống thuốc gì để điều trị tình trạng này. Dưới đây là những lời khuyên đến từ chuyên gia, ba mẹ nên lưu lại và cẩn thận khi lựa chọn cho con dùng thuốc để xử lý tình trạng chậm mọc răng:
Bé chậm mọc răng, nguyên nhân có thể do thiếu vitamin D, thiếu canxi. Ba mẹ có thể bổ sung vitamin và canxi dạng thuốc cho con. Tuy nhiên nên bổ sung đúng hàm lượng, theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng cho con dùng quá hàm lượng gây ra những kích ứng ngược.
Đối với giai đoạn bé trên 6 tháng tuổi và đã bắt đầu ăn dặm: ba mẹ có thể bổ sung hàm lượng canxi, các vitamin, và những dưỡng chất khác bằng thực phẩm hằng ngày cho con. Tăng cường các loại thực phẩm chứa đạm như thịt, cá. Tăng cường các loại rau củ xanh như rau cải xoăn, rau cải thìa, súp lơ, … vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con.
Cách hạn chế tình trạng mọc răng chậm ở trẻ
Để tránh tình trạng mọc răng chậm ở trẻ, ba mẹ nên chú ý nhiều hơn tới vấn đề dinh dưỡng, cũng như vệ sinh răng miệng cho con. Cụ thể, ba mẹ nên chú ý:
-
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con: dinh dưỡng là yếu tố quyết định rất lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ, không riêng gì vấn đề mọc răng. Vì thế, việc cân đối, xây dựng hàm lượng dưỡng chất đầy đủ cho con là yếu tố quan trọng quyết định thời điểm mọc răng của con. Đồng thời cũng là vấn đề giảm được nguy cơ thiếu chất, chậm phát triển ở trẻ.
-
Chăm sóc răng miệng sạch sẽ: chăm sóc răng miệng cho con sạch sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Khi răng miệng chắc khỏe, không bị bệnh, con sẽ phát triển răng miệng tốt hơn, mọc răng đúng thời điểm và hạn chế bệnh.
-
Cho con thăm khám định kỳ để phát hiện sớm tình trạng răng miệng: cho con thăm khám định kỳ, sẽ giúp ba mẹ có thể theo dõi và phát hiện tình trạng răng miệng gặp vấn đề của con. Từ đó điều trị kịp thời giúp con có thể hạn chế tình trạng bệnh nặng và gặp vấn đề răng miệng nguy hiểm.
Xem thêm: [Hỏi đáp] Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi?
Trên đây là những kiến thức trả lời cho câu hỏi trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì mà ba mẹ có thể tham khảo qua. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ trên sẽ giúp ba mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn và giúp con phát triển răng miệng tốt nhất nhé!
1. The Causes And Complications Of Late Teething In Babies - truy cập ngày 22/10/2022
https://www.drpaulsdentalclinic.com/late-teething-in-babies/
2. When to See a Dentist About Your Child’s Baby Teeth Not Coming In - truy cập ngày 22/10/2022