Ăn dặm là dấu mốc quan trọng của một đứa trẻ giúp bé hình thành sở thích và thói quen ăn uống cho cả cuộc đời. Để bé ăn dặm khoa học, ngoài việc chuẩn bị thực đơn đúng cách, thời điểm phù hợp, mẹ còn phải cho ăn đúng giờ. Vậy mẹ có biết ăn dặm giờ nào tốt cho sự phát triển của bé? Cùng Monkey lý giải vấn đề này nhé!
Nên cho bé ăn dặm giờ nào tốt: lịch trình theo các tháng?
Từ 6 tháng
Giai đoạn bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chú ý rèn luyện giờ ăn cho bé cố định ngay từ đầu. Đây là yếu tố để hình thành thói quen giúp bé ăn dặm hiệu quả và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
-
Bữa ăn dặm thứ 1 trong ngày: Mẹ nên cho bé ăn sau 8h, sau cữ bú sữa đầu tiên trong ngày sau khi đã vệ sinh cá nhân.
-
Bữa ăn dặm thứ 2 trong ngày: Mẹ có thể chọn sau cữ bú chiều khoảng sau 17h sau khi đã tắm.
Các chuyên gia khẳng định đối với trẻ từ 4 đến 6 tháng thì số bữa ăn dặm cho trẻ trong ngày cần đảm bảo từ 1 - 2 lần. Lượng thức ăn cho bé ở giai đoạn này cấu trúc đặc là từ 3 đến 7 muỗng mỗi ngày.
Trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi
-
Bữa ăn dặm thứ 1 trong ngày: Mẹ nên cho bé ăn dặm sau cữ bú đầu tiên hoặc cữ bú thứ 2 vào buổi sáng tức khoảng 8h hoặc 10h sáng.
-
Bữa ăn dặm thứ 2 trong ngày: Mẹ nên cho bé ăn dặm sau cữ bú vào đầu giờ chiều tức là khoảng 2h chiều.
-
Bữa ăn dặm thứ 3 (tùy chọn) trong ngày: Các mẹ nên cho bé ăn bữa thứ 3 sau cữ bú buổi chiều tức là khoảng 4 - 5h chiều sau khi bé đã vệ sinh tắm sạch.
Theo các chuyên gia thì đối với các bé ăn dặm ở giai đoạn từ 7 - 8 tháng thì số bữa trong ngày đảm bảo số lượng từ 2 - 3 bữa/ngày. Cùng với đó, lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm mà bé sẽ ăn trong một ngày đảm bảo từ 10 - 20 muỗng (tức là khoảng 1/2 - 3/4 bát nhỏ).
Trẻ từ 9-12 tháng tuổi
Đối với trẻ ở độ tuổi này thì đòi hỏi nhiều hơn về giờ ăn và số bữa ăn trong ngày để đảm bảo có đủ năng lượng để bé hoạt động.
-
Bữa ăn dặm thứ 1 trong ngày: Mẹ nên cho bé ăn dặm trước hoặc sau cữ bú đầu tiên vào buổi sáng khoảng 8 hoặc 10h sáng.
-
Bữa ăn dặm thứ 2 trong ngày: Mẹ nên cho bé ăn dặm trước hoặc sau cữ bú vào đầu giờ chiều khoảng 3 hoặc 4h chiều.
-
Bữa ăn dặm thứ 3 trong ngày: Các mẹ nên chuẩn bị bữa ăn dặm cho bé trước hoặc sau cữ bú buổi chiều, khoảng 4 - 5h chiều là hợp lý.
-
Số bữa ăn dặm cho bé trong ngày ở giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi đảm bảo gồm có: 3 bữa. Lượng thức ăn bé từ 9 - 12 tháng cần đảm bảo được cung cấp trong các bữa ăn dặm trong một ngày từ 16 - 30 muỗng (tương đương khoảng 1 – 2 chén).
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Cho bé ăn từ ít đến nhiều
Lưu ý đầu tiên là các mẹ nên cho bé ăn từ lượng ít đến nhiều. Đây là quy trình khoa học nhất áp dụng cho các bé bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng cho đến khi ăn thuần thục. Ban đầu bé đang làm quen với các thực phẩm từ hương vị, màu sắc cho đến kết cấu nên không thể ăn nhiều cùng một lúc.
Đồng thời, hệ tiêu hóa của các bé 6 tháng còn rất yếu, vốn đã quen với sữa nên việc tiêu hóa các loại thức ăn có kết cấu đặc hơn, phức tạp hơn sẽ khó khăn hơn. Ba mẹ không nên ép bé ăn nhiều ngay từ đầu có thể khiến bé sợ ăn, chán ăn gây ra hiện tượng biếng ăn sinh lý.
Cho bé ăn từ ngọt đến mặn
Ba mẹ cần chú ý cho bé ăn bắt đầu từ bột có vị ngọt đến bột có vị mặn. Bởi theo các chuyên gia khuyên rằng hệ tiêu hóa của bé làm quen với sữa bằng vị ngọt nên khi ăn dặm vị ngọt sẽ dễ tiêu hóa hơn. Các thực phẩm có vị mặn thường có cấu trúc phức tạp nên khó tiêu hơn nên bé cần có thời gian là quen.
Việc áp dụng thứ tự cho bé ăn ngọt đến mặn kết hợp sắp xếp ăn dặm giờ nào tốt mang đến hiệu quả cao cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của bé.
Thời gian làm quen thực phẩm mới trong khoảng 3-5 ngày
Khi muốn giới thiệu một món ăn mới, ba mẹ cần cho con làm quen trong 3 - 5 ngày. Tuyệt đối không được thay đổi liên tục các món ăn khiến bé choáng ngợp, chưa kịp thích nghi.
Cách làm quen thức ăn mới này còn giúp cho bé ấn tượng với các món ăn lâu hơn. Khi đó, bé sẽ nhớ được hương vị, màu sắc và kết cấu của từng loại thực phẩm trong món ăn. Ba mẹ cũng có thể đánh giá món ăn đó có gây ra dị ứng hay phản ứng phụ cho bé khi ăn hay không một cách chính xác.
Không ép bé ăn quá nhiều
Ba mẹ tuyệt đối không ép bé ăn quá nhiều. Bởi vì giai đoạn này bé đang làm quen với thực phẩm. Thức ăn chính vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức chứ không phải đồ ăn dặm.
Nếu ba mẹ ép bé ăn quá nhiều sẽ gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời, ép bé sẽ khiến bé sợ ăn, chán ăn, giảm lượng ăn làm cho bé kém hấp thu và không hào hứng với việc ăn uống dẫn đến nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều: ba mẹ nên làm gì?
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin về việc ăn dặm giờ nào tốt một cách chi tiết và chính xác nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ba mẹ lựa chọn được lịch trình ăn dặm khoa học và phù hợp với bé cũng như nắm được những lưu ý quan trọng giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
7 Signs It's Time To Wean Your Baby from Breast or Bottle Feeding - truy cập ngày 28/7/2022
https://www.medicinenet.com/7_signs_its_time_to_wean_your_baby_from_breastfee/article.htm