zalo
Trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều: ba mẹ nên làm gì?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều: ba mẹ nên làm gì?

Lê Hương
Lê Hương

27/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo cho trẻ ăn theo nhu cầu. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh vẫn cảm thấy rất lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều lần trong ngày. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời hay không? Mẹ nên làm gì nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn? Cùng Monkey giải đáp ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều? (Ảnh: sưu tầm internet)

Bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời kích thước của dạ dày còn rất nhỏ. Vì thế mỗi cữ bú trẻ chỉ có thể dung nạp khoảng 5 – 7ml. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà trẻ phát triển nhanh và mạnh, do đó kích thước dạ dày có sự phát triển theo từng ngày; kéo theo đó là nhu cầu bú mẹ của trẻ cũng tăng lên.

Cho đến khi được 1 tuần tuổi, trẻ đã có thể dung nạp được khoảng 40 – 60ml sữa cho mỗi cữ bú. Vì thế các bậc phụ huynh cần quan sát và theo dõi lượng sữa trẻ dung nạp ở các mốc quan trọng như 7 – 10 ngày sau sinh, tuần thứ 2 – 3 và ở tuần thứ 4 – 6. Ở mỗi mốc thời điểm lượng sữa có thể tăng từ 20 – 30ml cho mỗi cữ bú. Sau 1,5 tháng lượng sữa trung bình cho mỗi cữ bú của trẻ ổn định ở mức 60 – 120ml.

Bé bú mẹ quá yếu

Tình trạng này thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng, đang gặp phải các bệnh lý như dính thắng lưỡi, nhiệt miệng, nấm, loét miệng… Mỗi lần bú mẹ trẻ sẽ cảm thấy đau khiến sức bú bị suy giảm. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều do không được dung nạp đầy đủ lượng sữa cần thiết.

Bé có thói quen tiếp xúc với bầu sữa mẹ để ngủ 

Bé có thói quen tiếp xúc với bầu sữa mẹ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bản năng của trẻ sơ sinh từ khi mới chào đời là tìm đến bầu vú của mẹ để ti sữa. Kể cả khi đã bú no sữa, trẻ vẫn có xu hướng đòi bú liên tục để tìm cảm giác an toàn và được bảo vệ bởi người mẹ khi phải làm quen và tiếp xúc với môi trường mới.

Ngoài ra, những trẻ sơ sinh khó ngủ, hay khóc đêm, vặn mình khó vào giấc… thường đòi bú nhiều hơn để dễ đi vào giấc ngủ, không bị giật mình.

Trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều có sao không? (Ảnh: sưu tầm internet)

Việc nuôi con bằng sữa mẹ đem đến lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lo lắng trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều có sao không? Vì thực tế khi trẻ bú mẹ trực tiếp, mẹ sẽ không thể biết được lượng sữa con nhận được là bao nhiêu như khi bú bình. Do đó mẹ cảm thấy lo lắng khi con yêu gặp phải tình trạng này cũng là điều dễ hiểu.

Trẻ đòi bú nhiều về khía cạnh sức khoẻ không phải là vấn đề nghiêm trọng. Bởi lịch sinh hoạt của trẻ sơ sinh phụ thuộc chính vào nhu cầu và sức ăn của mỗi bé.

Khi bé có nhu cầu hoặc đang cảm thấy lo sợ một điều gì đó thì theo bản năng sẽ tìm đến bầu sữa của mẹ. Nhưng về mặt thói quen thì không tốt vì sẽ hình thành thói quen bú vặt cho trẻ, đồng thời cũng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi vì không được nghỉ ngơi nhiều.

Làm gì khi bé đòi ăn quá nhiều?

Làm gì khi bé đòi ăn quá nhiều? (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho bé ăn, bú theo yêu cầu 

Giai đoạn sơ sinh các mẹ không nên quá cứng nhắc vấn đề phải cho con ti sữa theo cữ đúng giờ. Thay vào đó hãy để con bú bất cứ khi nào bé có nhu cầu và cần đến bầu sữa mẹ.

Hơn nữa khi con đói, lực bú sẽ mạnh và nhanh hơn giúp kích thích tuyến sữa mẹ tiết sữa ra nhiều hơn để con được ăn no bụng.

Cho bé bú đúng cách 

Bú sai khớp ngậm cũng là nguyên nhân khiến trẻ không nhận được đủ lượng sữa cần thiết trong một cữ bú. Đây là tình trạng chung của những mẹ bỉm lần đầu lên chức. Vì thế hãy cho bé bú đúng tư thế theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bế trẻ sơ sinh theo tư thế ngồi bú để tránh cho bé bị sặc sữa.

  • Mẹ nên bế bé và áp sát bé vào người, khuôn mặt bé hướng vào bầu vú trong khi đầu và thân bé tạo thành đường thẳng.

  • Cho bé ngậm hết phần quầng vú mẹ để tạo khớp ngậm đúng giúp sữa tiết ra nhiều và đều hơn.

Bé căng bụng vẫn đòi ăn phải làm sao?

Bé đã căng bụng nhưng vẫn tiếp tục đòi ăn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều dù đã no thì tuỳ từng nguyên nhân và tình trạng để mẹ đưa ra cách xử lý phù hợp:

  • Ngừng cho con bú nếu thấy con có các dấu hiệu như nôn trớ, ọc sữa… Còn nếu trẻ bú mẹ để dễ ngủ và không xuất hiện các biểu hiện nôn trớ thì vẫn có thể cho bú tiếp.

  • Dùng ti giả: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ti giả với đầu núm mềm mại như bầu sữa mẹ. Bạn có thể cho trẻ sử dụng để tạo cảm giác an toàn, giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Hát ru con ngủ kết hợp đổi tư thế bế thoải mái sẽ tạo môi trường ngủ lý tưởng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ quên đi bầu sữa mẹ và có được cảm giác an toàn.

Xem thêm: [Giải đáp] Trẻ sơ sinh ăn ngủ như thế nào là tốt?

Trẻ sơ sinh đòi ăn quá nhiều không phải là tình trạng nguy hiểm, vì thế các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Nhưng nếu đi kèm với một số biểu hiện khác như: Nôn trớ, sặc sữa, chậm tăng cân, quấy khóc nhiều… thì cần phải được thăm khám kịp thời.

 Am I Overfeeding My Child? Tips on Portion Control for All Ages - truy cập ngày 27/7/2022

https://bellamysorganic.com.au/blog/overfeeding-child-tips-portion-control-ages/ 

How to Tell if You're Overfeeding Baby - truy cập ngày 27/7/2022

 

https://www.thebump.com/a/overfeeding-baby 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!