zalo
Bé 2 tuổi ngủ hay nghiến răng: Bố mẹ có cần can thiệp không?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Bé 2 tuổi ngủ hay nghiến răng: Bố mẹ có cần can thiệp không?

Thúy Anh
Thúy Anh

28/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng phổ biến nhất mắc phải tật nghiến răng khi ngủ. Vậy tình trạng bé 2 tuổi ngủ hay nghiến răng có phải hiện tượng sinh lý bình thường?

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ nghiến răng

Bé 2 tuổi ngủ hay nghiến răng là tình trạng hàm trên và hàm dưới nghiến và siết chặt vào nhau phát ra âm thanh ken két trong khi bé đang ngủ. Tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ mặc dù không gây ra nguy hiểm gì nhưng nếu kéo dài về lâu sẽ khiến trẻ căng thẳng và có thể rối loạn về thần kinh. 

Nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân ngủ hay nghiến răng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Tâm lý lo lắng ở trẻ: Nếu gặp bất cứ chuyện gì khiến cảm xúc bị thay đổi, trẻ sẽ trở nên lo lắng, căng thẳng. Từ đó dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Đây là cơ chế giúp cơ thể đối phó với việc cảm xúc thay đổi. 

  • Mọc răng: Trẻ em ở độ tuổi này là đang trong giai đoạn mọc răng, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng trong lúc ngủ bởi vì việc nghiến răng này sẽ giúp giảm cảm giác đau răng và cảm thấy thoải mái hơn trong thời kỳ này.

  • Sai lệch khớp cắn: Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khoảng 13% trẻ em xuất hiện tình trạng nghiến răng khi ngủ đồng thời bị lệch khớp cắn. Việc khép cơ hàm khi ngủ sẽ khiến bé khó chịu, thay vào đó trẻ sẽ nghiến răng để thấy thoải mái hơn.

  • Phản ứng với thuốc: Trẻ đang mắc các chứng bệnh liên quan đến tâm lý, hệ thần kinh và phải sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần,...

  • Nhiễm giun kim: Giun kim là loại ký sinh trùng có thể tiết ra một loại độc tố khiến cơ thể bị căng thẳng khi ký sinh trùng trong cơ thể người. Từ đó hình thành nên tình trạng nghiến răng thường xuyên. 

  • Dị ứng: Khi trẻ bị dị ứng, việc nghiến răng có thể giúp giảm cảm giác khó chịu trên cơ thể của trẻ. 

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ nghiến răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ 2 tuổi ngủ nghiến răng kéo dài bao lâu?

Nghiến răng là tật rất dễ mắc phải. Ở trẻ em, tình trạng này càng phổ biến hơn nhưng sẽ không kéo dài mà trẻ sẽ bỏ thói quen này khi răng đã mọc đầy đủ vĩnh viễn hoặc khi bé lớn lên. 

Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì tật nghiến răng có thể trở thành một thói quen không thể tự từ bỏ được. Đối với những trường hợp này phải, bé cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ, thậm chí là sự can thiệp của bác sĩ. 

Tình trạng nghiến răng khi ngủ thường không kéo dài. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nói tình trạng bé 2 tuổi ngủ hay nghiến răng không nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài, về lâu sẽ ảnh có sự ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và sự phát triển ở trẻ. Các vấn đề có thể gặp như:

  • Gây ra hội chứng rối loạn khớp thái dương ở trẻ;

  • Răng có thể bị hư mẻ do chịu áp lực liên tục từ việc hai hàm nghiến vào nhau;

  • Tủy răng có thể bị lồi ra;

  • Răng có thẻ bị mất đi lớp men và nhạy cảm hơn với nhiệt độ;

  • Có thể gây gãy xương ở vùng hàm;

  • Nếu bị sâu răng thì các vấn đề sẽ tồi tệ hơn do răng liên tục bị mài mòn.

Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể gặp một số vấn đề. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ ngáy - Có bình thường hay không?

Khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ nghiến răng như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng có thể khắc phục được, cha mẹ có thể thử một số mẹo chữa nghiến răng sau: 

  • Nếu trẻ bị căng thẳng, tâm lý bất ổn, cha mẹ hãy cho bé tham gia một số hoạt động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giải quyết vấn đề này như: Tắm nước nóng, trò chuyện, hát ru, kể chuyện cho bé nghe,... để tâm trạng bé có thể thoải mái hơn. 

  • Quan sát bé hàng ngày để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này và tìm cách giúp bé khắc phục. 

  • Nếu trẻ bị đau do trong thời kỳ mọc răng, hãy chườm một túi nước ấm lên má để giảm tình trạng sưng đau. 

  • Nếu trẻ bị nhiễm trùng tai thì việc nghiến răng thường xuyên để giúp giảm đau. Lúc này cha mẹ nên nhờ đến bác sĩ để tham khảo cho bé dùng các loại thuốc giảm đau như: Ibuprofen hoặc acetaminophen.

  • Nếu trẻ nghiến răng là do các nguyên nhân về các vấn đề răng miệng như: Sâu răng, mọc răng, lệch khớp cắn,... thì cách dứt điểm tình trạng này đó là điều trị khỏi hoàn toàn những bệnh trên. 

  • Nếu trẻ đang mọc răng, cha mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả khi ngủ để giảm cảm giác khó chịu và hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dùng ti giả trong khoảng thời gian dài vì có thể sẽ dẫn đến những vấn đề về răng miệng khác.

  • Những trẻ mọc răng không đều dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc khép miệng lại gây nên việc nghiến răng thường xuyên thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ để được khám và hướng dẫn điều trị. 

  • Ngoài ra còn một số mẹo nhỏ giúp khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ được lưu truyền miệng như: Uống chè đậu đen nấu với muối, sử dụng tinh dầu tự nhiên, trang trí không gian ngủ theo sở thích của bé để bé được ngủ thoải mái hơn. 

Nhìn chung, trẻ 2 tuổi ngủ nghiến răng không nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sự phát triển của trẻ nên bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng, hầu hết các bé sẽ tự bỏ được thói quen này. 

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng bé 2 tuổi ngủ hay nghiến răng vẫn không thuyên giảm, bố mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn.

Teeth Grinding in Children - Truy cập ngày 27/05/2022

https://www.sleepfoundation.org/bruxism/teeth-grinding-children

What’s Behind My Toddler’s Teeth Grinding? - Truy cập ngày 27/05/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/toddler-teeth-grinding

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey