Bé tròn 6 tháng tuổi là thời điểm có thể bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên, có rất nhiều bố mẹ lúng túng không biết cho bé ăn dặm ngày mấy lần và như thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con yêu. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có kế hoạch cho trẻ ăn dặm khoa học và đúng cách nhất bố mẹ nhé!
Bé ăn dặm ngày mấy lần theo độ tuổi?
Việc thực hiện cho trẻ ăn dặm sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cũng như từng trẻ. Tuy nhiên, 1 ngày cho bé ăn dặm mấy lần sẽ dựa vào sự phát triển cùng một số khuyến cáo chung như sau:
-
Bé từ 6 - 7 tháng: Đây là giai đoạn bé đang làm quen dần với việc ăn dặm. Vì vậy bé vẫn cần được bổ sung lượng sữa như trước và ăn dặm với một lượng nhỏ. Mẹ có thể cho bé ăn bột loãng hoặc thức ăn đã xay nhuyễn, tốt nhất là nên tập cho con ăn 1 thìa nhỏ ở bữa đầu tiên/ 1 bữa hằng ngày, sau đó từ từ tăng dần lượng thức ăn lên.
-
Bé 7 - 8 tháng: Đến tháng thứ 8, hầu như cơ lưỡi của con đã có thể di chuyển thành thạo trước sau và lên xuống linh hoạt. Vì vậy mẹ có thể cho bé ăn bột đặc hoặc thức ăn xay nhuyễn, thái nhỏ. Ở giai đoạn này, mẹ hãy tăng các bữa ăn dặm của bé lên thành 2 bữa/ ngày kèm bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
-
Bé 10 - 13 tháng: Đây được xem là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé, lúc này răng sữa hàm trên của con bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé, mẹ nên tăng bữa ăn dặm lên 3 bữa/ ngày, có thể cho con ăn bột đặc hay thức ăn thái nhỏ kèm bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
-
Trên 1 tuổi: Với độ tuổi này bé đang trong giai đoạn tập đi và rất thích thú khi tự cầm thìa và tập xúc mọi thứ. Cơ lưỡi của bé đã hoạt động vô cùng linh hoạt, hàm răng trên và dưới hầu như đã mọc khá đầy đủ. Mẹ nên cho con ăn cháo hoặc thức ăn thái nhỏ và chia ra thành nhiều bữa để bé có đủ năng lượng hoạt động trong suốt 1 ngày.
Nhìn chung, trong những năm đầu đời của trẻ, ngoài việc bé ăn dặm ngày mấy lần thì việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn cũng cần được đảm bảo. Khi lượng thức ăn tăng dần lên thì bé sẽ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức ít hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Với bé dưới 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn hàng ngày của con.
Những lưu ý ba mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm
Dấu hiệu dị ứng thức ăn
Sau mỗi lần cho con thử một loại thực phẩm mới, mẹ cần theo dõi cũng như phát hiện kịp thời các dấu hiệu dị ứng thức ăn ở bé, chẳng hạn như chướng bụng, đầy hơi, phát ban, chảy nước mũi/ nước mắt, phân lỏng hoặc có nhầy, quấy khóc, nôn trớ nhiều thì cần ngừng sử dụng các loại thực phẩm và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Do đó, để tìm được loại thực phẩm gây dị ứng cho con, mỗi lần cho bé thử thực phẩm mới, mẹ nên chờ ít nhất 2 - 3 ngày để theo dõi rồi sau đó mới chuyển sang loại thực phẩm khác.
Nếu trong gia đình có người có tiền sử dị ứng thực phẩm, mẹ hãy liệt kê những loại thực phẩm đó để nhận rõ được dấu hiệu dị ứng ở con hơn và có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này cho bé.
Quan sát phân của bé
Khi chế độ ăn của bé thay đổi thì phân cũng thay đổi cả về độ đặc, màu sắc và tính chất mùi. Khi bé ăn dặm thì phân có thể chắc hơn, nhưng do bữa ăn có đường, chất béo nên phân có mùi mạnh hơn.
Các loại rau xanh có thể làm cho phân có màu theo màu sắc của rau đã sử dụng trong bữa ăn và đôi khi một số loại thức ăn sẽ bị đẩy ra cùng phần. Nguyên nhân là đường tiêu hoá của con chưa trưởng thành và cần thời gian để dung nạp các loại thực phẩm này.
Trong trường hợp phân lỏng hoặc nhiều nước, nhầy và có mùi thì đồng nghĩa với việc hệ tiêu hoá của con bị kích thích. Lượng thức ăn đặc cho trẻ cần được giảm thiểu và chờ cho bé làm quen với những loại thực phẩm này.
Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, từ khoảng 5 tháng tuổi, bé cũng có thể tập ăn dặm nếu nguồn sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu cho con. Mẹ hãy quan sát thêm các phản ứng và vận động của bé, nếu có một số dấu hiệu dưới đây thì có thể cho con ăn dặm:
-
Bé đói sau khi đã bú mẹ đủ 8 - 10 cữ hoặc 1000ml sữa công thức mỗi ngày.
-
Bé rất háo hức khi thấy ông bà, bố mẹ hay người thân trong gia đình ăn.
-
Bé đã giữ được đầu thẳng và có thể tự ngồi.
-
Bé đã biết và có phản ứng đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
-
Lưỡi bé không phản xạ đẩy khi đưa vật lạ vào miệng.
-
Bé thích thú đối với thức ăn mẹ đưa như cho vào miệng.
-
Cân nặng của bé gấp đôi so với khi sinh.
Gợi ý một số phương pháp ăn dặm cho bé
Ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời trong việc nuôi con nhỏ. Với phương pháp ăn dặm truyền thống, các loại thức ăn sẽ được xay nhuyễn và trộn chung vào loại đồ ăn chính, ban đầu là với bột, sau đó là các loại thịt, rau, củ, cá… để tạo ra các món cháo và bột khác nhau.
Ưu điểm của phương pháp truyền thống đó là:
-
Việc chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn lỏng rồi sau đó là thức ăn đặc sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt và trơn tru hơn.
-
Nhờ vai trò chủ động của bố mẹ, trẻ được ăn dặm theo phương pháp truyền thống sẽ có cơ hội ăn đủ năng lượng và dưỡng chất hơn so với ăn dặm tự chỉ huy.
-
Các phụ huynh có tự tin và thoải mái hơn khi tập ăn dặm truyền thống cho bé với sự hỗ trợ từ ông bà, người lớn trong gia đình.
-
Cách chế biến nguyên liệu không cầu kỳ như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nên rất tiện lợi cho các mẹ bận rộn.
Nhược điểm của thực đơn ăn dặm truyền thống:
-
Ăn dặm truyền thống quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé.
-
Việc ăn hoàn toàn thức ăn xay nhuyễn sẽ ảnh hưởng tới khả năng ăn thô, nhai và nuốt của bé.
-
Cách chế biến thực phẩm trong phương pháp ăn dặm truyền thống là trộn lẫn với nhau nên bé không có thời gian làm quen với từng vị thức ăn, đây cũng là nguyên nhân ba mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.
-
Số lượng nhiều chất đạm quá nhiều trong mỗi bữa ăn sẽ khiến bé hấp thụ không hết nên dễ bị đi ngoài hoặc táo bón.
-
Bé không được chủ động và tạo thú vui trong ăn uống, khi bị ép ăn nhiều bé có thể bị biếng ăn.
Ăn dặm tự chỉ huy
Ăn dặm tự chỉ huy hay còn gọi là BLW, một phương pháp ăn dặm cho phép trẻ được tự quyết định món ăn, cách ăn theo ý mình và bố mẹ tuyệt đối tôn trọng quyết định của trẻ. Với phương pháp này, trẻ sẽ được thưởng thức các loại thức ăn với nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau, được tự tay cầm nắm thức ăn, từ đó giúp trẻ phát triển vị giác và giác quan
Ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp trẻ học cách nhai trước, sau đó mới nuốt. Điều này sẽ hạn chế việc cha mẹ ép trẻ ăn và mang lại nhiều lợi ích khác cho trẻ như:
-
Bé được làm quen với nhiều loại kết cấu và hương vị thực phẩm nên có nhiều khả năng phát triển sở thích ăn uống đa dạng và lành mạnh về lâu dài.
-
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ ăn dặm nhiều loại thực phẩm có thể ít bị dị ứng thực phẩm hơn sau này.
-
Ăn dặm tự chỉ huy có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Vì phương pháp này cho phép trẻ tự điều chỉnh lượng thức ăn dựa trên mức độ đói.
-
Thúc đẩy sự phát triển kỹ năng vận động tinh ở bé. Việc sử dụng tay để cầm nắm thức ăn sẽ khuyến khích kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt tốt hơn.
Nhưng với bất kỳ phương pháp nào cũng có những hạn chế riêng và với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng vậy, trẻ có thể gặp phải một số nguy cơ sau:
-
Nguy cơ gây nghẹt thở nếu mẹ không biết tránh các loại thức ăn gây nghẹt thở.
-
Mẹ cần giám sát bé trong khi trẻ ăn. Vì vậy với những người mẹ bận rộn, điều này khó có thể thực hiện.
-
Bé cần phải hợp tác ngồi thẳng trên ghế cao trong khi ăn.
Ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được biết đến từ cách cho con ăn của người Nhật. Các món ăn theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cần được chế biến riêng biệt với nhau và đặt trên cùng một bàn ăn để trẻ chọn và ăn. Phương pháp này có mục đích muốn bữa ăn của bé sẽ ngon và vui hơn cũng như tốt hơn cho hệ tiêu hóa của con. Bên cạnh đó, ăn dặm kiểu Nhật còn giúp trẻ kích thích tính tự lập và tư duy phân biệt mọi vật.
Ưu điểm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật:
-
Việc không cho thêm gia vị hay chất phụ gia nào giúp món ăn của trẻ luôn nguyên chất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho con.
-
Vị giác của bé được phát triển nhờ việc tách biệt các món ăn.
-
Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ba mẹ sẽ bỏ qua giai đoạn ăn thô mà chuyển hẳn sang ăn cháo loãng cùng rau củ và cơm.
-
Việc bé tự ngồi trên bàn ăn và lựa chọn món yêu thích sẽ giúp bé hình thành thói quen tự lập.
-
Nhờ vào việc làm nhiều món nên trẻ có thể tùy ý lựa chọn món yêu thích, hạn chế tình trạng bỏ bữa nên có thể cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn.
Tuy nhiên, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng có một số hạn chế nhất định như:
-
Việc chuẩn bị các món ăn thường tốn nhiều thời gian.
-
Mỗi món ăn trong thực đơn thường rất ít nên việc còn thừa lại thực phẩm và phải dự trữ trong tủ lạnh là điều thường xảy ra. Tuy nhiên, việc cất trữ thực phẩm qua ngày thường sẽ làm mất đi độ tươi và mùi vị.
Gợi ý một số món ăn dặm cho bé
Món cà rốt thịt băm
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
2 thìa cà phê cà rốt nghiền.
-
2 thìa cà phê cháo trắng.
-
2 thìa cà phê thịt băm.
Cách chế biến:
-
Nghiền cháo và đổ vào bát.
-
Cà rốt luộc hoặc hấp chín, sau đó nghiền nát.
-
Thịt lợn băm hoặc xay nhuyễn.
-
Cho cà rốt, thịt băm lên trên cháo hoặc để riêng các món và cho bé thưởng thức.
Cháo lươn đậu cove
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
350-400 gram lươn còn sống.
-
1 nắm gạo tẻ hoặc cháo trắng đã nấu sẵn.
-
10 gram đậu cove.
-
Nước sạch, dầu ăn cho bé.
Cách thực hiện:
-
Sau khi mua lươn về, mẹ dùng muối và chanh chà xát để rửa sạch.
-
Tiếp tục dùng gừng chà xát để khử mùi tanh của lươn và rửa sạch lại một lần nữa.
-
Lươn hấp chín và gỡ thịt để riêng.
-
Cải xanh rửa sạch cắt nhỏ.
-
Cho lươn cho vào nồi nấu chung với cháo trong 5 phút.
-
Sau đó mẹ bỏ cải xanh vào, nấu cho đến khi cải chín nhừ và cho thêm 1 muỗng dầu ăn.
Cá hồi bông cải xanh
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Cháo trắng.
-
Cá hồi phi lê.
-
Bông cải xanh.
-
Dầu ô liu.
Cách nấu cháo cá hồi bông cải xanh:
-
Cá hồi sau khi mua về cần khử mùi tanh với nước muối pha loãng, rửa sạch và để ráo nước.
-
Gọt bỏ lớp vỏ bông cải xanh bên ngoài, cắt thành từng khúc vừa ăn, rửa sạch và mang đi hấp khoảng 10 phút.
-
Đặt chảo lên bếp, cho dầu ô liu vào áp cháo cá hồi cho đến khi vàng đều 2 mặt cá thì vớt ra.
-
Tiếp theo, mẹ cho cá, bông cải xanh và nước vào máy xay rồi xay nhuyễn.
-
Cho cháo trắng và một ít nước vào nồi để cháo loãng rồi đun sôi, sau đó cho hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào khuấy đều đến khi cháo có độ đặc nhất định.
Món cháo tôm bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
100 gram tôm.
-
5 muỗng gạo tẻ.
-
2 muỗng gạo nếp.
-
200 gram bí đỏ
Cách làm cháo tôm:
-
Gạo vo sạch, ngâm nước cho nở.
-
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt miếng nhỏ.
-
Tôm bỏ vỏ và chỉ đen rồi xay nhuyễn.
-
Cho gạo và bí đỏ vào nồi rồi nấu chín nhừ, khi cháo chín thì cho thịt tôm vào nấu cùng.
-
Khi tôm chín, tắt bếp và múc ra bát cho bé thưởng thức.
Cháo cải xanh thịt băm
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1 nắm gạo tẻ.
-
70-100 gram thịt nạc lợn.
-
Rau cải xanh.
Cách chế biến:
-
Gạo vo sạch rồi ngâm với nước lạnh từ 1 – 2 tiếng, nếu là gạo xay thì mẹ có thể bỏ qua bước này.
-
Rau cải rửa sạch rồi ngâm qua với nước muối loãng từ 5 – 10 phút. Sau đó rửa lại rau cho sạch rồi thái thật nhỏ.
-
Thịt lợn rửa sạch và thái thành các lát mỏng, sau đó đem băm hoặc xay nhuyễn.
-
Cho phần gạo đã ngâm vo sạch vào nấu đến khi hạt nở bung.
-
Khi nấu cháo cần thỉnh thoảng kiểm tra để tránh bị tràn hoặc khê ở dưới đáy nồi.
-
Khi cháo chín, mẹ hãy cho phần thịt đã băm vào khuấy đều, cho tiếp phần rau cải vào.
-
Nấu đến khi mềm nhuyễn và phần cháo hơi sánh là múc ra cho bé ăn.
Bơ nghiền xoài
Nguyên liệu:
-
1 quả bơ sáp.
-
1 quả xoài chín.
-
1/2 quả chanh.
-
50ml sữa đặc có đường.
-
1 hộp sữa chua.
-
100ml sữa tươi có đường.
Cách làm:
-
Xoài chín rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nửa quả để nghiền.
-
Bơ rửa sạch, cắt đôi và tách hạt, thái miếng nhỏ.
-
Chanh vắt lấy nước cốt.
-
Cho hỗn hợp bơ, xoài, nước cốt chanh, sữa đặc, sữa chua, sữa tươi vào máy xay rồi xay nhuyễn rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.
Cháo hầm xương lợn
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
300 gam sườn non.
-
500 gam xương heo.
-
300 gam gạo tẻ.
-
Dầu ô liu dành cho trẻ em.
Cách chế biến:
-
Sườn non và xương đem rửa sạch với nước muối loãng rồi trụng sơ, đổ ra rổ rồi rửa lại với nước sạch.
-
Đổ 1,5 lít nước hầm với xương, sườn non trong khoảng thời gian từ 45 phút đến 1 giờ. Trong quá trình hầm xương, mẹ cần thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong.
-
Sau khi nước xương và sườn nhừ, vớt ra, gỡ thịt ở xương rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn trộn vào cháo ăn dặm cho bé dùng.
Canh khoai thịt bò
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
600 gam khoai tây.
-
200 gam thịt bò.
-
1 củ cà rốt.
-
Dầu ăn cho trẻ.
-
Hành khô, tỏi, ngũ vị hương, rau mùi.
Cách chế biến:
-
Khoai tây, cà rốt gọt sạch vỏ rồi thái thành miếng nhỏ hình vuông, ngâm trong nước 20 phút.
-
Hành khô, tỏi đập dập rồi băm nhuyễn.
-
Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
-
Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng và ướp cùng ⅓ gói ngũ vị hương và nửa thìa đường.
-
Trộn đều các nguyên liệu, ướp trong 15 phút.
-
Phi thơm hành, tỏi cùng 2 muỗng dầu ăn. Cho thịt bò đã ướp vào xào đến khi săn lại. Đổ vào nồi thịt bò đã xào khoảng 1 lít nước và nấu trong 15 phút. Tiếp theo, cho khoai tây, cà rốt vào nồi ninh 20 phút để các nguyên liệu chín mềm.
-
Khi đã chín tới, mẹ hãy tắt bếp và cho rau mùi vào.
Nhìn chung, trẻ ở giai đoạn này đang phát triển và rất nhạy cảm với nguồn dinh dưỡng được đưa vào cơ thể. Do vậy, bố mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng nên cho bé ăn dặm ngày mấy lần cũng như lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho con.
Xem thêm: Gợi ý thực đơn ăn dặm 6 tháng kiểu Nhật cho bé
Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc 1 ngày cho bé ăn dặm ngày mấy lần cũng như hướng dẫn cách cho trẻ làm quen với chế độ ăn dặm theo từng giai đoạn. Đừng quên theo dõi các bài viết của Monkey để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc bé yêu bố mẹ nhé!
1. Baby Feeding Schedule and Food Chart for the First Year - truy cập ngày 18/8/2022
https://www.whattoexpect.com/first-year/feeding-baby/how-to-get-baby-on-feeding-schedule/
2. Baby Feeding Schedules by Food Type and Age - truy cập ngày 18/8/2022
https://www.verywellfamily.com/baby-food-baby-feeding-schedules-2633783