zalo
Bé mọc răng sụt cân: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Bé mọc răng sụt cân: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Lê Hương
Lê Hương

11/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bé mọc răng sụt cân có những dấu hiệu gì, có thể để lại những nguy hiểm ra sao? Ba mẹ cùng Monkey tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây để tránh được những hậu quả không đáng có và giúp con phát triển toàn diện hơn nhé!

Tại sao bé mọc răng lại bị sụt cân?

Mọc răng là mốc phát triển bình thường ở trẻ. Theo những nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, trẻ bắt đầu đã mọc răng khi được 12 tháng tuổi. Khi bé được 3 tuổi, con sẽ có 20 răng đầu tiên. Trong giai đoạn mọc răng, bé thường sẽ biếng ăn, và xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nữa. 

Vậy, ba mẹ có biết, con biếng ăn trong giai đoạn mọc răng, nguyên nhân là do đâu hay không?

  • Đau nướu, dẫn đến tình trạng biếng ăn: Nguyên nhân đầu tiên là do con mọc răng, nướu bị đau. Nhiều bé nướu bị sưng nứt, tấy đỏ khi chiếc răng đầu tiên nhú lên. Vì thế gây cảm giác đau đớn, bé sẽ có xu hướng không muốn ngậm ti mẹ, hay nhai thức ăn. 

  • Giảm tiêu thụ thức ăn: Ngoài ra, khi mọc răng, lượng enzym trong cơ thể tập trung để hỗ trợ cho răng mọc. Vì thế, lượng enzym tiêu thụ thức ăn sẽ khiến con bắt đầu lười bú và chán ăn. 

  • Một nguyên nhân khác đó là bé bị sốt, ho, tiêu chảy, táo bón dẫn đến mệt mỏi, và sụt cân. Khi cơ thể mệt mỏi, bé cũng bắt đầu có hiện biểu chán ăn, lâu dần dẫn đến sụt cân, và có thể sẽ ảnh hưởng cả quá trình phát triển. 

Tại sao trẻ mọc răng sụt cân? (Ảnh: sưu tầm internet)

Bé mọc răng bị sụt cân ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

Khi trẻ mọc răng, tình trạng sụt cân xuất hiện dẫn đến nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là những ảnh hưởng khiến bé sụt sân, ba mẹ nên chú ý để đem con thăm khám kịp thời nhé!

Suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là tình trạng thường gặp khi con biếng ăn sụt cân kéo dài. Với vấn đề này, thường, bé gặp tình trạng này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, vì thế khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. Dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài lâu dài. Nếu không được điều trị và cải thiện dinh dưỡng kịp thời, có thể sẽ khiến con rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. 

Dễ bị mắc bệnh 

Tình trạng sụt cân do mọc răng cần dẫn đến hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, bé dễ mắc các bệnh về truyền nhiễm như cúm, virus, … 

Chậm phát triển 

Biếng ăn, sụt cân cũng là nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển. Con sụt cân kéo dài, cơ thể thiếu dưỡng chất, từ đó khả năng hấp thụ dưỡng chất thấp. Đây là nguyên nhân của vấn đề chậm phát triển ở trẻ. Đặc biệt, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần của trẻ. 

Ảnh hưởng tâm lý 

Ngoài ra, trẻ mọc răng, biếng ăn, sụt cân, gặp các vấn đề về sức khoẻ còn khiến bé có cảm giác khó chịu, cáu gắt. Tâm lý của bé bị ảnh hưởng kéo dài, vừa ảnh hưởng tâm lý, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Mọc răng sụt cân kéo dài ảnh hưởng như thế nào đến trẻ? (Ảnh: sưu tầm internet)

Ba mẹ nên làm gì khi bé mọc răng sụt cân?

Trong giai đoạn con mọc răng, ba mẹ cần nắm rõ những giải pháp chăm sóc nhất định để đảm bảo con phát triển toàn diện nhất. Cụ thể, ba mẹ nên chú ý: 

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn này, ba mẹ cần áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến lợi của bé, vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con.

Nấu các món ăn mềm, xay nhuyễn như súp, canh, cháo để bé dễ nuốt không phải nhai. Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu canxi hỗ trợ giúp răng chắc khỏe như sữa, cá, trứng, đậu, phô mai,…

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm: chất đạm, chất béo, chất xơ và chất bột

Không cho bé ăn những đồ ăn quá lạnh hay quá nóng vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến lơi của con.

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc trẻ. 

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp con tránh được các bệnh viêm nhiễm răng. Ba mẹ nên chú ý đánh tưa lưỡi cho con, đánh răng cho con, cho con súc miệng trước và sau khi đi ngủ nhé! 

Massage, chườm lạnh giúp con giảm đau nướu 

Chườm lạnh sẽ giúp con giảm đau nướu hiệu quả. Mẹ cũng có thể học một vài động tác massage nhẹ nhàng cho con giúp con có thể giảm đau hiệu quả và phát triển răng bình thường. 

Chăm sóc bé khi mọc răng đúng cách. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: Trẻ mọc răng có nôn không? Khi nào cần đến bác sĩ?

Bé mọc răng sụt cân bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ba mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân cũng như theo dõi con sát sao hơn để có thể kịp thời khắc phục nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này nhé!

1. How Long Does It Take For The Teeth To Grow? - truy cập ngày 11/10/2022

https://www.sterlingsmilesazle.com/how-long-does-it-take-for-the-teeth-to-grow/ 

2. How long is too long: Are you worried about your child’s adult teeth being delayed? - truy cập ngày 11/10/2022

https://www.bhandaldentistry.co.uk/news/how-long-is-too-long-are-you-worried-about-your-childs-adult-teeth-being-delayed

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!