zalo
Phương Pháp Giáo Dục Đa Giác Quan Của TS Robert Titzer (Mỹ) trong học Tiếng Anh
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Phương Pháp Giáo Dục Đa Giác Quan Của TS Robert Titzer (Mỹ) trong học Tiếng Anh

Lê Hương
Lê Hương

18/09/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Phương pháp giáo dục Đa giác quan được áp dụng phổ biến để giúp trẻ phát triển trí thông minh về mặt ngôn ngữ. Không chỉ vậy, nếu như biết cách áp dụng đúng người lớn cũng có thể tiếp cận và học tiếng Anh theo phương pháp này. Vậy Phương Pháp Đa Giác Quan Của TS Robert Titzer (Mỹ) này là gì, áp dụng như thế nào? Sau đây, Monkey sẽ chia sẻ đến bạn về phương pháp học tập hữu ích này.

Phương pháp giáo dục đa giác quan là gì? 

Phương pháp học đa giác quan là phương pháp mà trẻ học bằng cách dùng nhiều giác quan cùng lúc. Ví dụ như khi bé chơi một món đồ chơi, con sẽ có các hoạt động như cầm lên (sờ – xúc giác), lắc (nghe – thính giác), thậm chí còn ngửi (khứu giác) hoặc cắn (nếm – vị giác) nữa. Đối với trẻ đang ở giai đoạn phát triển, những tương tác với thế giới xung quanh là sự phối hợp của hai hay nhiều hơn nữa các giác quan. 

Giáo sư, Tiến sỹ Robert C.Titzer (Mỹ) – cha đẻ của phương pháp này đã khẳng định việc học với nhiều giác quan cùng lúc sẽ giúp bé có thêm hứng thú, từ đó tăng khả năng nhận thức, tư duy và ghi nhớ tốt hơn. Sự phối hợp cùng lúc nhiều giác quan sẽ giúp các synap thần kinh gia tăng kết nối, tiếp nhận dẫn truyền thông tin diễn ra nhanh hơn. Việc não bộ hoạt động để xử lý thông tin sẽ giúp kích thích tư duy của con. 

Theo đó, cốt lõi của phương pháp đa giác quan của TS Robert Titzer (Mỹ) đó là khi trẻ hứng thú với đề tài đặc biệt nào đó, hãy để bé tiếp cận và học bằng nhiều giác quan nhất có thể. Khi bé hào hứng,  việc tiếp thu và học tập cũng đạt hiệu quả hơn. 

Phương pháp giáo dục đa giác quan là gì. (Ảnh: sưu tầm internet)

Hiệu quả áp dụng phương pháp giáo dục đa giác quan trong học Tiếng Anh

Áp dụng phương pháp đa giác quan của TS Robert Titzer (Mỹ) mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ khi giáo dục trẻ: 

Giúp bé tập trung

Việc vận dụng đa giác quan cùng lúc sẽ giúp bé tập trung cao độ bởi vì sử dụng toàn bộ giác quan giúp chon có thể ghi nhớ được từ ngữ và tiếp nhận các kiến thức. Các giác quan càng phát triển, khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ sẽ ngày càng tốt hơn. Bé có khả năng thu thập thông tin đa chiều, tăng khả năng phân tích, tổng hợp và tăng cường năng lực tập trung vào vấn đề.

Hứng thú với việc học

Phương pháp đa giác quan của TS Robert Titzer (Mỹ) tập trung vào những vấn đề mà bé hứng thú. Đặc biệt khi mà các giác quan được vận dụng đầy đủ như nếm, nghe, cảm nhận… sẽ làm cho bé như có cảm giác vừa chơi vừa học, thêm phần hào hứng. Đó cũng chính là lý do vì sao mà bé cảm thấy thú vị và yêu thích việc học hơn so với những phương pháp giáo dục truyền thống khác. 

Giảm áp lực tâm lý

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dạy học theo phương pháp giáo dục và trải nghiệm đa giác quan sẽ làm giảm nồng độ cortisol trong máu, qua đó giảm đáng kể tình trạng căng thẳng. Hơn nữa, hoạt động kích thích các giác quan còn giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, thư giãn hơn và có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường xung quanh. Một khi bé không còn cảm thấy áp lực tâm lý nữa, việc tiếp thu cũng hiệu quả hơn, không mất nhiều thời gian.

Ghi nhớ từ vựng nhanh và lâu hơn

Việc học thông qua đa giác quan còn chứng minh mang đến những hiệu quả vượt trội. Não bộ của chúng ta sẽ dễ dàng ghi nhớ hình ảnh và lưu lại lâu hơn so với việc học bằng chữ. Với phương pháp này, trẻ không chỉ được tiếp cận thông qua cách nghe mà còn thông qua thị giác, việc tương tác sẽ giúp cho não bộ có thể ghi nhớ nhanh chóng, phân tích, hiểu rõ các mặt vốn có của ngôn ngữ. Ví dụ như hình ảnh, ngữ pháp, ngữ âm, tình huống…

Cách phát âm chuẩn

Học tiếng Anh thông qua phương pháp đa giác quan không chỉ là nghe, bé còn phải nói ra thành tiếng và mô tả lại. Bé sẽ học được cách phát âm chuẩn, theo ngữ điệu của người bản xứ và hiểu được cách áp dụng từ đó. Vừa chơi vừa học, bé sẽ càng hứng thú và hiểu các học này như một trò chơi, học cách chủ động chứ không còn thụ động. 

Hiệu quả áp dụng phương pháp giáo dục đa giác quan trong học Tiếng Anh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cách áp dụng phương pháp đa giác quan

Dạy tiếng Anh thông qua phương pháp đa giác quan của TS Robert Titzer (Mỹ) là sự kết hợp cùng lúc của nhiều giác quan. Cách áp dụng cụ thể như sau: 

Sight 

Đầu tiên là giúp bé phát triển thị giác, bé sẽ tiếp cận sự vật đầu tiên qua hình ảnh, đây cũng là yếu tố mà não bộ của bé ghi nhớ và lưu giữ lại. Cha mẹ có thể giơ hình ảnh, hoặc dùng đồ vật để thu hút sự chú ý của trẻ. Để bé quan sát và cố gắng hướng bé tập trung hoàn toàn vào sự vật đó. Cha mẹ đừng quên tích cực tương tác với trẻ để giúp cho bé thích thú và hứng thú hơn khi học. 

Hearing 

Tiếp đó là kết hợp việc học tiếng Anh thông qua thính giác, bé sẽ biết được cách phát âm của từ đó như thế nào. Bé sẽ hiểu được âm thanh đó là để miêu tả sự vật mà bé quan sát được. Bạn có thể bật âm thanh hoặc phát âm từ đó cho bé nghe. Vừa giơ hình ảnh, vừa nhắc đi nhắc lại, ví dụ như khi nhìn thấy hình ảnh con chim, bé vừa nghe tiếng chim hót sau đó là từ “bird”.  Cùng lúc lắng nghe và quan sát sẽ kích thích cho não bộ lưu giữ thông tin nhanh hơn và lâu hơn.

Taste 

Học thông qua vị giác là cách đánh thức nhanh chóng dây thần kinh dẫn truyền đến não bộ. Khi học một từ vựng có liên quan đến vị giác như “sour”, mẹ cùng lúc cho bé nếm thử một chút nước chanh để bé cảm nhận được vị chua. Sau đó cho bé quan sát hình ảnh của từ cũng như lắng nghe cách phát âm của từ. Não bé sẽ tự động ghi nhớ, mỗi khi nhìn thấy từ này con sẽ tự động nhớ đến hương vị chua.

Touch 

Cảm nhận, chạm vào sự vật sẽ tạo nên sự hứng thú khi bé tiếp cận ngôn ngữ mới. Phương Pháp Đa Giác Quan Của TS Robert Titzer (Mỹ) luôn tập trung phát triển đầy đủ yếu tố. Bạn có thể cho bé cầm nắm, chạm vào đồ vật và để bé cảm nhận rõ ràng nhất về sự vật đó bằng xúc giác của mình. Sau đó để bé cùng lúc quan sát hình ảnh của từ, lắng nghe âm thanh mô tả, 3 giác quan đồng thời được kích thích để bé lưu giữ ngôn ngữ lâu hơn.

Smell 

Khứu giác cũng tương tự như vị giác, bé sẽ lưu lại cảm nhận mỗi khi nhìn thấy sự vật đó. Ví dụ như khi nhìn thấy hình ảnh món bánh nướng, não bé sẽ tự động tạo cảm giác có hương thơm ngọt của bánh. Do đó, cha mẹ có thể để bé ngửi một số mùi đặc trưng, cho bé nếm thử nếu được sau đó cùng lúc để bé học qua thị giác và thính giác. Sau này, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh quen thuộc mà bé đã học, tự động con sẽ nhớ đến mùi vị cũng như âm thạnh mô tả liên quan đến hình ảnh đó.

Speaking 

Đây là bước quan trọng, việc nói ra từ vựng chính là cách để giúp cho não bộ luyện tập và lưu lại lần nữa những từ bé đã học. Sau khi bé đã cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình, hãy để bé nhắc lại từ ngữ đó. Bạn có thể hiểu phương pháp này giống như đang dạy trẻ tập nói hàng ngày. Việc tiếp thu tiếng Anh cũng tương tự như vậy, giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.

Cách áp dụng phương pháp đa giác quan. (Ảnh: sưu tầm internet)

Các hoạt động dạy học sử dụng phương pháp đa giác quan

Nhìn chung, phương pháp dạy học đa giác quan (multisensory learning) kết hợp nhiều giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác và vận động, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả. Dưới đây là một số hoạt động điển hình áp dụng phương pháp này trong giảng dạy:

  • Reading kết hợp nghe audio: Học sinh đọc và nghe đồng thời sẽ cải thiện tốc độ đọc và khả năng hiểu bài. Khi cả hai giác quan thính giác và thị giác cùng hoạt động, học viên dễ nắm bắt nội dung hơn so với chỉ đọc hoặc chỉ nghe. Giáo viên nên sử dụng tài liệu kết hợp giữa văn bản và âm thanh, hoặc tổ chức cho học sinh đọc luân phiên theo đoạn.
  • Đóng vai (Role-play): Phương pháp đóng vai giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ngữ pháp trong bối cảnh thực tế. Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để diễn các đoạn hội thoại hoặc vở kịch ngắn. Việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đã học vào thực tế sẽ giúp học viên ghi nhớ và vận dụng kiến thức tốt hơn. Ví dụ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện đoạn hội thoại về việc gặp lại người quen lâu ngày với các câu chào hỏi thông dụng.
  • Kể chuyện hài hước qua hình ảnh: Giáo viên kể một câu chuyện bằng hình ảnh hoặc phim hoạt hình và chừa lại phần kết. Học sinh sau đó phải tự suy đoán hoặc kể lại câu chuyện trước khi nghe phần kết từ giáo viên. Hoạt động này không chỉ khuyến khích sự sáng tạo mà còn giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe và nói một cách tự nhiên.
  • Âm nhạc trong giảng dạy: Việc sử dụng âm nhạc không chỉ giúp học sinh giải trí mà còn cải thiện khả năng ngôn ngữ. Giáo viên mở đoạn ngắn từ một bài hát nổi tiếng và yêu cầu học sinh sáng tạo tiếp phần lời. Các nhóm có thể hát hoặc giải thích ý nghĩa của bài hát để có thêm điểm thưởng. Phương pháp này kích thích trí nhớ và giúp học sinh nắm bắt ngữ pháp và từ vựng qua ngữ cảnh.
  • Thuyết trình về món ăn yêu thích: Đây là hoạt động kết hợp nhiều giác quan như vị giác, thị giác và thính giác. Học sinh mang món ăn yêu thích đến lớp, thuyết trình bằng tiếng Anh về nguồn gốc, tên gọi, và cách chế biến. Các học sinh khác có thể tương tác bằng cách nhận xét về món ăn. Hoạt động này không chỉ giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn tạo cơ hội để học sinh thể hiện cá tính và sở thích.

Ứng dụng dạy tiếng Anh bằng phương pháp đa giác quan hiện nay

Phương pháp đa giác quan của TS Robert Titzer (Mỹ) hiện nay được ứng dụng rộng rãi, bé có thể dễ dàng tiếp cận thông qua: 

Monkey Junior - Lộ trình toàn diện

Hiểu được những lợi ích của phương pháp đa giác quan, Monkey đã ứng dụng vào chương trình học của Monkey Junior để giúp bé có thể dễ dàng tiếp cận. Khi học siêu ứng dụng các con sẽ được học với nhiều giác quan cùng lúc. Ví dụ như khi con học về “frog" là con ếch, con sẽ đồng thời nghe được phát âm từ này cũng như nhìn thấy hình ảnh con ếch, mặt chữ. 

Từ đó, tất cả các giác quan của bé sẽ được đánh thức, hơn nữa Monkey Junior còn phát triển tính năng “touch”, chạm và tương tác. Nhờ vật mà hình ảnh và nghĩa của từ được lưu vào trí nhớ dài hạn của não bộ trẻ. Như vậy, bé được học tiếng Anh thông qua thính giác, thị giác và vận động tay. 

Việc vận dụng nhiều giác quan giúp cho bé chủ động học tập, tiếp nhận thông tin. Với tính năng tương tác của Monkey Junior, trẻ sẽ thích thú vận động, khám phá bài học thay vì thụ động lắng nghe bài giảng. Bên cạnh đó, còn có nhiều trò chơi thú vị để cha mẹ cùng bé học tập hiệu quả.  

Monkey Junior - Lộ trình toàn diện. (Ảnh: Monkey)

Tại các nhà trẻ, các trung tâm giáo dục 

Hiện nay, tại các trung tâm giáo dục và nhà trẻ cũng ứng dụng phổ biến phương pháp đa giác quan của TS Robert Titzer (Mỹ). Bé sẽ tham gia vào các hoạt động khác nhau để khám phá, hiểu hơn về thế giới bên ngoài. Nhờ vậy, bé sẽ hứng thú và quá trình học tập cũng đạt được hiệu quả hơn.

Xem thêm: Phương pháp “Đa giác quan” trong Monkey Junior - huy động tất cả giác quan của trẻ vào bài học

Như vậy, Monkey đã chia sẻ những thông tin về phương pháp giáo dục đa giác quan của TS Robert Titzer (Mỹ). Phương pháp này giúp cho con phát triển toàn diện, học tập dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn. Đừng quên, liên hệ đến Monkey để đăng ký khóa học cho trẻ với mức giá ưu đãi.

Tích luỹ từ vựng và kỹ năng tiếng Anh nhanh chóng với 8.000+ hình ảnh, 10.300+ audio giọng đọc bản xứ cùng 2.500 video miêu tả nghĩa của từ giúp mỗi bài học của trẻ luôn tràn ngập màu sắc và hứng thú.

Đăng ký Monkey Junior ngay để nhận ưu đã lên đến 40% khoá học!

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!