Bé 9 tháng cần nguồn năng lượng nhất định từ thực đơn ăn dặm hàng ngày bên cạnh chế độ sữa mẹ và sữa công thức để phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết. Vì thế, việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đủ chất và hấp dẫn rất quan trọng. Cùng Monkey tham khảo 5 thực đơn như thế nhé!
Thực đơn trẻ 9 tháng cần những dưỡng chất gì?
Tinh bột
Đây là thành phần dinh dưỡng đầu tiên và cần số lượng nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Vì thế khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé giai đoạn này ba mẹ cần chú ý bổ sung lượng tinh bột đầy đủ.
Tinh bột cần hàm lượng lớn nhất trong bữa ăn của trẻ để bổ sung năng lượng bên cạnh việc ba mẹ cần đảm bảo đủ 500ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Các món ăn giàu tinh bột bao gồm: Cơm nát, cháo, bột ăn dặm, cháo ăn dặm, khoai, ngô, …phù hợp với lứa tuổi của bé.
Chất xơ
Khi cho bé ăn dặm cho bé 9 tháng thì nhất định không được bỏ qua thành phần các chất xơ có vai trò đặc biệt trong việc giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả giúp bé hạn chế nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy và giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Chất xơ cần có hàm lượng nhiều nhưng ít hơn tinh bột trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng. Những món ăn giàu chất xơ bao gồm rau xanh, các loại rau củ quả theo mùa như cà rốt, dưa leo, củ cải, súp lơ…cần có trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Protein
Dưỡng chất cần thiết tiếp theo mà ba mẹ cần xây dựng cho bé trong thời gian 9 tháng tuổi chính là Protein. Đây là chất giúp bé có nguồn năng lượng nhiều nhất để hoạt động tốt.
Protin cần hàm lượng ít hơn tinh bột và chất xơ nhưng chỉ cần lượng vừa đủ vì hệ tiêu hóa của bé vẫn đang còn non nớt. Protein trong thực phẩm có cấu trúc phức tạp nên rất khó tiêu hóa. Không nên cho bé ăn nhiều cùng một lúc. Bên cạnh đó, cần đa dạng các món như: Thịt, cá, trứng, sữa…trong thực đơn hàng ngày.
Vitamin, khoáng chất
Đây là chất cuối cùng với lượng cần rất ít cho trẻ 9 tháng nhưng đóng vai trò đặc biệt trong việc dẫn xuất các chất dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Mặc dù cần lượng ít nhưng nếu thiếu vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn dặm 9 tháng thì sẽ rất nguy hiểm.
Một số món ăn chứa vitamin và khoáng chất cần thiết bao gồm: Trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, các loại thực phẩm chức năng….bổ sung vi chất theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
5 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng
Dưới đây là thực đơn ăn dặm bé 9 tháng mà ba mẹ có thể tham khảo để thực hiện cho bé ngay tại nhà vừa đơn giản lại đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thực đơn 1
-
Sáng: cháo trứng gà
Nguyên liệu chỉ cần gạo, trứng gà là mẹ có thể chế biến cháo trứng gà bổ dưỡng cho bé 9 tháng tuổi. Cách làm đơn giản chỉ cần mẹ nấu cháo chín nhừ rồi đánh lòng đỏ trứng gà vào cháo chín tới tắt bếp và cho ra bát cho bé ăn.
-
Trưa: bông cải xanh cà rốt
Trong chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần có thêm món bông cải xanh cà rốt với các nguyên liệu sẵn có là bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ và cà rốt. Chỉ cần luộc hoặc hấp bông cải xanh và cà rốt chín mềm và cho bé ăn. Ba mẹ nên cắt dài vừa tay để con có thể cầm nắm dễ dàng.
-
Chiều: cháo cá hồi
Cuối cùng món cháo cá hồi đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là món mang đến cho bé nhiều dưỡng chất cho não. Chỉ cần chuẩn bị cháo nấu nhừ rồi cho thịt cá hồi vào là được. Chú ý mẹ nên lấy xương cá hồi ninh ra nước dùng để nấu cháo.
Thực đơn 2
Đây là những món ăn nằm trong thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng vừa đủ chất lại thơm ngon và hấp dẫn mà ba mẹ nên chuẩn bị cho bé thưởng thức.
-
Sáng: cháo gà bí đỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Thịt gà, bí đỏ, cháo. Ba mẹ chỉ cần chuẩn bị nồi cháo ninh nhừ chín sau đó luộc đỏ chín rồi nghiền nhuyễn cho vào cháo. Cuối cùng thịt gà xay nhuyễn xào chín mềm rồi cho vào nồi cháo là được.
-
Trưa: phô mai
Ba mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm của bé 9 tháng vào buổi trưa với món phô mai. Chỉ cần lấy phô mai ra khỏi tủ lạnh rồi hấp lên cho bé ăn là được.
-
Chiều: cháo gà yến mạch
Cuối cùng buổi chiều mẹ chuẩn bị cho bé món cháo gà yến mạch. Đây là món ăn dặm trẻ 9 tháng bổ dưỡng thơm ngon cung cấp cho bé lượng chất xơ tinh bột và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.
Thực đơn 3
Món ăn dặm trẻ 9 tháng tuổi tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu chính là món cháo tôm vào buổi sáng, trưa với bơ và chiều với cháo rau mồng tơi thơm ngon và giàu chất xơ, vitamin. Cụ thể như sau:
-
Sáng: cháo tôm
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng không thể thiếu được món cháo tôm. Nguyên liệu bao gồm tôm tươi, gạo để nấu cháo. Chỉ cần mẹ nấu cháo chín cho bé sau đó làm sạch tôm, bỏ vỏ rồi lấy thịt băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn rồi cho vào cháo nấu chín là được.
-
Trưa: bơ
Món ăn tiếp theo trong thực đơn cho bé 9 tháng chính là món bơ và buổi trưa. Chỉ cần lấy thịt bơ, bỏ vỏ rồi nghiền nhuyễn với sữa công thức và sữa mẹ rồi cho bé ăn trực tiếp.
-
Chiều: cháo rau mồng tơi
Món ăn cuối cùng mà ba mẹ cần biết khi cho con thực hiện ăn dặm 9 tháng là món cháo mồng tơi. Chỉ cần nấu cháo sau đó cho rau mồng tơi đã băm nhuyễn vào rồi nấu sôi lại là được.
Thực đơn 4
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng bao gồm cháo gan gà, bông cải xanh và súp gà.
-
Sáng: cháo gan gà
Món đầu tiên vào buổi sáng mà ba mẹ cần chuẩn bị bao gồm cháo và gan gà. Cháo nấu nhừ rồi băm nhỏ gan bà và cho vào nấu chung la được. Cho ra bát đợi nguội và cho bé ăn.
-
Trưa: bông cải xanh
Bông cải xanh là loại rau rất thơm ngon và bổ dưỡng mà các bé 9 tháng nên ăn thử. Chỉ cần mẹ hấp hoặc luộc bông cải xanh và cho bé cầm ăn trực tiếp.
-
Chiều: súp gà
Cuối cùng món súp gà cho bữa chiều ăn dặm. Mẹ chuẩn bị nước luộc gà rồi nấu thành súp sau đó băm nhỏ thịt gà xào chín rồi cho vào nước súp và cho bé ăn.
Thực đơn 5
-
Sáng: cháo cá hồi
Cháo cá hồi bao gồm các dưỡng chất giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn. Chỉ cần chuẩn bị cháo rồi cho thêm cá hồi và nấu chín lại.
-
Trưa: đu đủ
Cho bé ăn đu đủ chín tới để cung cấp lượng vitamin cho bé 9 tháng tuổi. Cho bé ăn trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn và đút cho bé ăn bằng thìa.
-
Chiều: cháo cá hồi cà rốt
Cuối cùng là thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi bao gồm cháo cá hồi cà rốt. Cháo cá hồi rồi băm nhuyễn cà rốt và cho vào cháo. Múc ra bát và chờ nguội để cho bé ăn.
Lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Chế biến dạng mềm dễ tiêu hoá
Dù mẹ áp dụng trẻ 9 tháng ăn dặm như thế nào hoặc theo phương pháp nào thì tốt nhất ba mẹ nên chế biến dạng mềm cho bé dễ tiêu hóa. Việc này không chỉ giúp bé tiêu hóa khỏe mà còn tạo điều kiện để các dưỡng chất cần thiết dễ hấp thu hơn.
Bé 9 tháng đang làm quen với thực phẩm nên chỉ cần cho bé ăn lượng ít, chế biến mềm vừa phải để bé vẫn cầm nắm được sạch sẽ. Ba mẹ nên hấp để bảo đảm chất dinh dưỡng không bị hao hụt mất khi chế biến quá lâu.
Đảm bảo đủ chất
Việc tiếp theo mà ba mẹ cần biết chính là cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn và thực đơn hàng ngày. Theo đó, mẹ cần lưu ý bé 9 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ thì vẫn đủ 4 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ bao gồm có tinh bột, protein, chất xơ và vitamin, khoáng chất cần thiết.
Với hàm lượng vừa đủ để đảm bảo bé có đủ chất để phát triển thể chất lẫn các kỹ năng cần thiết cho giai đoạn 9 tháng tuổi bao gồm trườn, bò, đứng và chuẩn bị tập đi.
Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm
Bé cần có chế độ ăn dặm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn như vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần theo mùa đảm bảo tươi ngon và đủ chất. Trước khi chế biến các món ăn dặm cho bé 9 tháng cần đảm bảo vệ sinh tay thật sạch.
Ngoài ra, các vật dụng chế biến và các đồ dùng ăn dặm của bé, ghế bàn và yếm ăn dặm phải đảm bảo vệ sinh.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nấu ăn dặm
Cuối cùng ba mẹ cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nấu đồ ăn dặm cho con bao gồm: Rây, máy xay, nồi nấu chậm, dụng cụ chế biến đồ ăn dặm chỉ huy, bát đĩa..dành cho bé.
Xem thêm: Top 10 mì ăn dặm cho bé 7 tháng nhập ngoại giá tốt
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin quan trọng về thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ chuẩn bị được những món ăn dặm 9 tháng vừa đủ chất lại thơm ngon và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.
1. Feeding Your 9-Month-Old: Food Ideas and a Sample Meal Plan - truy cập ngày 30/6/2022
https://www.healthline.com/nutrition/food-for-9-month-old
2. What to feed your baby - truy cập ngày 30/6/2022
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/7-9-months/