zalo
[Tổng hợp] Lịch trình ăn dặm easy theo từng chu kỳ
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Tổng hợp] Lịch trình ăn dặm easy theo từng chu kỳ

Lê Hương
Lê Hương

30/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khoảng vài năm trở lại đây, phương pháp “ăn dặm easy” đã trở nên rất quen thuộc với nhiều mẹ bỉm. Có nhiều hội nhóm trên các trang mạng xã hội được lập ra để các mẹ cùng chia sẻ kinh nghiệm, bàn luận cụ thể hơn về phương pháp này. Vậy easy là gì? Và áp dụng cho bé yêu có thật sự phù hợp hay không? Cùng Monkey tìm lời giải đáp ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Ăn dặm easy là gì?

Ăn dặm easy là gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Easy là một trong những phương pháp rèn luyện nếp sinh hoạt cho bé từ giai đoạn sơ sinh đang được quan tâm nhất hiện nay. Tác giả của phương pháp này là Tracy Hogg và được giới thiệu trong bộ sách cẩm nang nuôi dạy trẻ Baby Whisperer.

Những em bé được cha mẹ áp dụng phương pháp này sẽ hoạt động theo một chu kỳ sinh hoạt nhất định và được lặp đi lặp lại từ khi con thức dậy đến khi vào giấc ngủ đêm. Cụm từ “EASY” là viết tắt của các hoạt động sau:

  • E (eat): ăn sau khi ngủ dậy

  • A (activity): vận động và nô đùa

  • S (sleep): thời gian bé ngủ

  • Y (your time): thời gian cho mẹ thư giãn, nghỉ ngơi

Nhiều người cho rằng việc bắt ép trẻ vào khuôn khổ ngay từ sơ sinh là điều không tốt. Nhưng thực tế những bà mẹ cho con theo ăn dặm easy và thành công đều khẳng định rằng đây là phương pháp tuyệt vời. Bé không chỉ xây dựng được chu trình sinh hoạt hàng ngày khoa học, mà còn giúp mẹ có thêm nhiều thời gian cho bản thân hơn.

Lịch trình ăn dặm easy theo chu kỳ 

Lịch trình ăn dặm easy theo chu kỳ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Chu kỳ 3h

Áp dụng cho các bé dưới 3 tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ ăn khoảng 5 cữ, mỗi cữ cách nhau 3 giờ. Với lịch tham khảo dưới đây, mẹ có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm thời gian tuỳ theo thời gian mà bé dậy nhé:

  • 7h: Thức dậy, vệ sinh cá nhân và ăn bữa sáng.

  • 8h – 10h: Ngủ giấc ngắn 1 từ 1 - 2 giờ, mẹ kết hợp nghỉ ngơi hoặc làm việc nhà.

  • 10h: Bé ăn bữa trưa, vận động nhẹ nhàng.

  • 11h – 13h: Ngủ trưa giấc ngắn 2

  • 13h: Thời gian ăn bữa phụ chiều 1 kết hợp vận động.

  • 14h – 16h: Ngủ giấc ngắn 3

  • 16h: Sau khi ăn bữa 2, mẹ có thể cho bé vận động nhẹ nhàng.

  • 17h – 17h30: Thời gian ngủ giấc ngắn 4. Mẹ có thể tranh thủ nấu cơm, chuẩn bị đồ ăn cho bé.

  • 17h30: Đánh thức bé, vận động khoảng 15 - 20 phút.

  • 18h30: Mẹ tắm cho bé, sau đó ăn bữa đêm và chuẩn bị đi ngủ

  • 19h: Bé ăn bữa tối và đi ngủ. Tuỳ theo nhu cầu của bé mà đêm có thể dậy ăn thêm 1 – 2 lần

Chu kỳ 4h

Mẹ có thể chuyển từ chu kỳ 3 giờ lên 4 giờ khi bé đã qua 3 tháng tuổi và có các dấu hiệu như: Thời gian giữa các cữ bú giãn ra, các giấc ngủ ngày ngắn lại, ban đêm con thức dậy nhiều lần. Lịch sinh hoạt tham khảo như sau:

  • 7h: Bé thức dậy, mẹ vệ sinh cá nhân và cho ăn bữa sáng, vận động nhẹ nhàng.

  • 9h – 11h: Vào giấc ngủ ngắn 1.

  • 11h: Bé thức dậy ăn bữa trưa, sau đó mẹ cho bé vận động.

  • 13h – 15h: Giấc ngủ ngắn buổi trưa.

  • 15h: Thời gian ăn bữa chiều và chơi vận động.

  • 17h – 17h30: Vào giấc ngủ chiều trong khoảng 30 phút.

  • 17h30: Nếu bé đói mẹ có thể cho bé ăn thêm bữa phụ vào thời gian này.

  • 18h30: Cho bé đi tắm và chuẩn bị ăn bữa tối.

  • 19h00: Bé ăn bữa tối và vào giấc ngủ đêm.

Chu kỳ 2-3-4h 

Chu kỳ ăn dặm easy 2,3,4 giờ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Mẹ có thể áp dụng chu kỳ ăn dặm easy này cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng chuyển sang lịch sinh hoạt 2-3-4h đó là: Mỗi ngày bé ngủ 2 giấc chính, các cữ ăn cách nhau 4 giờ, giấc ngủ đêm có xu hướng ngủ muộn hơn. Lịch sinh hoạt gợi ý cho các mẹ tham khảo như sau:

  • 7h: Bé thức dậy vệ sinh cá nhân, sau đó uống sữa hoặc ăn sáng và vận động khoảng 2 tiếng.

  • 9h: Thời gian ngủ giấc 1 khoảng 2 tiếng.

  • 11h: Bé ăn bữa trưa, sau khi ăn xong nghỉ ngơi 15 - 20 phút rồi vận động.

  • 14h: Thời gian ngủ giấc 2 từ 1,5 - 2 tiếng.

  • 15h30 – 16h: Bé thức giấc ăn bữa phụ chiều.

  • 16h – 20h: Thời gian đi tắm, ăn dặm bữa tối, đọc truyện và chơi cùng bé.

  • 20h: Bé đi ngủ, kết thúc lịch sinh hoạt

Chu kỳ 5h

Áp dụng cho các bé từ 11 tháng tuổi trở lên và thời gian hoạt động, ăn ngủ khá giống với người lớn. Biểu hiện rõ nhất khi con đã sẵn sàng chuyển sang chu kỳ 5 giờ đó là: Chỉ ngủ 1 giấc vào buổi trưa và ban đêm ngủ 10 – 12 tiếng không cần dậy ăn. Lịch sinh hoạt tham khảo cho các mẹ như sau:

  • 7h: Ngủ dậy uống sữa và ăn sáng

  • 11h30: Ăn trưa

  • 12h00: Ngủ trưa

  • 14h30: Bé dậy uống sữa và ăn bữa phụ

  • 18h30 – 19h00: bé ăn tối, đánh răng, vệ sinh cá nhân; mẹ đọc truyện hoặc vui chơi cùng bé.

  • 19h30: Đi ngủ giấc đêm

Ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm easy 

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm easy. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ưu điểm

  • Hình thành nhịp sinh học tốt cho con, giúp con quen dần với các hoạt động trong ngày và tiếp nhận một cách chủ động hơn.

  • Tạo tính tự lập trong ăn uống và sinh hoạt không cần phải nhờ cậy quá nhiều vào cha mẹ. Về lâu dài giúp con có được sự tự tin khi giao tiếp bên ngoài xã hội.

  • Giúp mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi khi bé ăn ngủ đúng giờ giấc, chủ động hơn trong công việc và thêm hiểu bé.

Nhược điểm

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm easy. (Ảnh: sưu tầm internet)

  • Nếu ở chung với ông bà thì rất khó để áp dụng. Bởi giai đoạn đầu khi con chưa quen với việc sinh hoạt đúng giờ giấc, con sẽ dễ phản kháng và khóc. Ông bà “xót” cháu chắc chắn sẽ phản đối mẹ cho con theo ăn dặm easy.

  • Với những trẻ sinh thiếu tháng, mắc các bệnh lý bẩm sinh không được khuyến khích áp dụng. Việc cho trẻ uống sữa cách 3 – 5 giờ dễ khiến trẻ bị đói, thiếu năng lượng.

  • Rèn con theo phương pháp easy cần sự kiên trì và tố chất tâm lý tốt, nếu không mẹ rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.

Xem thêm: [Giải đáp] Ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào?

Ăn dặm easy là phương pháp nuôi con khoa học mang đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên việc áp dụng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không phải lúc nào cũng đem đến sự thành công. Vì thế, các mẹ cần phải trang bị kiến thức thật tốt trước khi cho con theo easy thì mới đảm bảo mang lại hiệu quả.

Ultimate Guide to Baby Led Weaning (and Best First Foods) - truy cập ngày 30/7/2022

https://www.yummytoddlerfood.com/first-foods-for-baby/ 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey