zalo
[Giải đáp] Ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp] Ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào?

Lê Hương
Lê Hương

28/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bên cạnh ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm 3in1 thì ăn dặm kiểu truyền thống vẫn luôn được nhiều bà mẹ có con nhỏ ưu tiên lựa chọn vì sự tiện lợi và đơn giản. Bước đầu tiên để áp dụng phương pháp này thì ba mẹ cần biết ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào? Cùng Monkey tham khảo thông tin nhé!

Ăn dặm truyền thống là gì?

Ăn dặm truyền thống là gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Để định nghĩa phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì thì ba mẹ cần hiểu thời điểm lý tưởng nhất để tập ăn dặm cho trẻ là từ 6 tháng tuổi trở lên. Theo đó, bé sẽ được cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết trong quá trình phát triển của bé từ nguồn thực phẩm bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức.

Ăn dặm truyền thống là cách ăn dặm mà thức ăn sẽ được xay nhuyễn toàn bộ thực phẩm rồi đút cho bé ăn. Vì thế, phương pháp ăn dặm này đòi hỏi mẹ cần kết hợp các nguyên liệu sao cho phù hợp, cân bằng mùi vị và đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng. Trước khi tìm hiểu về thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống thì ba mẹ cần biết những đặc trưng nổi bật của ăn dặm truyền thống ở phần tiếp theo của bài viết.

Những đặc trưng cơ bản của ăn dặm truyền thống 

Đặc trưng cơ bản của phương pháp ăn dặm truyền thống. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tiến độ ăn thô từ bột, cháo vỡ, cháo nguyên hạt, cơm nát cơm người lớn: từ 6 tháng đến 2 tuổi

Đặc trưng cơ bản của phương pháp này chính là quy trình ăn thô của bé sẽ đi từ loãng đến đặc. Cụ thể, khi trẻ từ 6 tháng đến đủ 2 tuổi thì sẽ ăn bắt đầu từ món bột gạo rồi đến cháo vỡ, cháo nguyên hạt, cơm nát và đến cơm người lớn. 

Nếu ba mẹ chế biến cho bé ăn theo đúng tiến độ trên đây thì có thể đảm bảo bé đang ăn dặm kiểu truyền thống đúng chuẩn. Đặc trưng đầu tiên giúp ba mẹ hiểu được cơ bản về việc ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào trên thực tế.  

Thường cho bé ăn bế, ăn rong

Sự khác biệt của ăn dặm truyền thống với ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy là chỉ có phương pháp ăn dặm truyền thống thì bé thường được người lớn cho ăn theo kiểu vừa bế vừa đi chơi rong. Đây là thói quen rất xấu được hình thành xuất phát từ việc bé ăn thụ động, không hứng thú cũng như tập trung vào việc ăn uống.

Điều đó dẫn đến việc thực đơn ngon và hấp dẫn đến đâu thì bé cũng không cảm nhận được. Bé ăn theo kiểu này chỉ ăn khi được bế cho đi chơi, nếu không sẽ không hợp tác. 

Bữa ăn kéo dài

Nếu như các phương pháp chỉ ăn trong 30 phút trở lại, hết thời gian thì ba mẹ dọn bàn và dọn hết đồ ăn thì bữa ăn sẽ kéo dài hơn nhiều. Thay vì bé ăn cùng với bữa ăn gia đình thì bé thường sẽ bắt đầu bữa ăn vào thời điểm trước và sau giờ ăn.

Việc này hình thành thói quen ăn uống kéo dài, mất thời gian và công sức của người chăm sóc. Bởi vậy, thời điểm ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào thì mẹ cũng nên cho bé ăn trong 30 phút là tốt nhất. 

Nấu lẫn các thực phẩm tạo thành bữa ăn đủ dưỡng chất 

Cách chế biến các món ăn dặm truyền thống đặc trưng bởi việc nghiền nhuyễn tất cả các thực phẩm sau đó trộn đều với nhau. Mẹ có thể nấu thịt, bột, cháo lẫn với thịt, cá và ra củ nhằm mục đích cho ra một bát bột ăn dặm đủ dưỡng chất của tất cả các nhóm giúp bé tăng cân và chiều cao đều đặn qua từng tháng.

Ưu và nhược điểm của ăn dặm truyền thống

Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ưu điểm

  • Đảm bảo bé ăn đầy đủ dưỡng chất:

Với những đặc trưng cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống ở trên sẽ mang đến ưu điểm là cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đó là chỉ cần ăn một bát bột thì bé đã có thể cung cấp chất bột đường, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất quan trọng khác. 

  • Không mất quá nhiều thời gian chế biến:

Ưu điểm tiếp theo của phương pháp ăn dặm này chính là mẹ có thể tiết kiệm tối đa thời gian sơ chế và nấu các món ăn dặm cho bé. Mẹ chỉ cần sơ chế, hấp và nghiền nhuyễn sau đó trộn đều với nhau rồi cho bé ăn là được. Đây là điểm nổi bật mà phương pháp ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật không có được. 

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu hoá:

Lợi ích từ việc nghiền nhuyễn tất cả các đồ ăn của bé dưới dạng mịn, nhỏ, dễ nuốt sẽ là điều kiện thuận lợi để bé ăn uống hiệu quả, tăng cân nhanh giảm nguy cơ bé bị biếng ăn sinh lý. Bên cạnh đó, khi ba mẹ hiểu ăn dặm truyền thống là như thế nào thì có thể áp dụng giúp cho dạ dày làm quen với thực phẩm dạng xay nhuyễn dễ dàng hơn nên bé ít có nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày. 

Nhược điểm

  • Bé dễ bị biếng ăn:

Khi bé ăn dặm theo kiểu tất cả các loại thực phẩm sẽ được nấu chung và nghiền nhuyễn thì bé sẽ rất khó để nhận ra hương vị hấp dẫn của từng loại thực phẩm. Điều này khiến cho bé dễ cảm thấy chán ăn các món ăn có hương vị lẫn lộn dẫn đến nguy cơ bị biếng ăn. 

Nếu ba mẹ cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật hoặc kiểu tự chỉ huy sẽ khắc phục tối đa được nhược điểm này. Bởi vì khi đó, bé sẽ được chọn các thực phẩm riêng biệt để thưởng thức và thể hiện sở thích muốn và không muốn ăn một món nào đó một cách rõ ràng. 

  • Không tập trung ăn uống:

Dù là thực đơn ăn dặm tuần đầu tiên cho bé ra sao thì đa số các bé ăn dặm truyền thống sẽ được các bà, các mẹ cho ăn theo kiểu bế rong, vừa ăn vừa chơi. Điều đó hình thành nên thói quen mất tập trung cho việc ăn uống sau đó. Việc này khiến cho bé không tiết đủ lượng nước bọt để tiêu hóa thức ăn gây mất cảm giác thèm ăn khiến bé ăn mất ngon và không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. 

Ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào?

Giai đoạn 1: bé tập làm quen thức ăn: đồ xay nhuyễn và lọc qua rây

Giai đoạn 1: bé tập làm quen thức ăn: đồ xay nhuyễn và lọc qua rây. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bé 6 tháng tuổi, bé cần làm quen với thức ăn dưới dạng đồ ăn đã xay nhuyễn và lọc mịn qua rây. 

Để đáp ứng yêu cầu tiêu hóa của hệ đường ruột còn rất non nớt vốn quen với sữa của trẻ 6 tháng thì thức ăn phù hợp là nấu chín kỹ, xay mềm nhuyễn sau đó rây qua để có hỗn hợp vừa mịn lại loãng và dễ nuốt.

Cách tốt nhất để chế biến đồ ăn dặm truyền thống cho bé bằng cách nấu cháo tỷ lệ 1 gạo với 10 nước rồi nghiền nhuyễn và rây lại. Các đồ ăn khác cũng làm tương tự. 

Giai đoạn tuần đầu ăn dặm truyền thống này, bé chỉ làm quen với đồ ăn nên ba mẹ tuyệt đối không ép bé ăn quá nhiều dẫn đến hệ tiêu hóa bị quá sức ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này.

Ban đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 - 2 muỗng thử vị giác và tập thói quen ăn dặm trong ngày trước. Sau đó mới tăng dần lượng thức ăn và độ đặc để giúp bé no hơn.

Giai đoạn 2: sau khi bé ăn dặm từ 1-3 tháng: cháo và bột nấu nhuyễn

Bước sang giai đoạn 2 thì ba mẹ đã hiểu được cơ bản ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào. Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé ăn xen kỹ cháo và bột ăn dặm xay nhuyễn sau đó rây lại cho mịn.

Bên cạnh đó, bên cạnh các loại tinh bột thì rau củ, trái cây cũng nên có mặt trong khẩu phần ăn dặm truyền thống của trẻ giai đoạn này.

Đặc biệt, khi trẻ 7 - 8 tháng tuổi thì ba mẹ cho bé bổ sung các món ăn giàu canxi như cua, lươn, tôm…để bé có đủ dưỡng chất phát triển cơ thể.

Các mẹ cần chú ý có những bé sẽ bị dị ứng với các thành phần của hải sản nên mẹ cần chú ý phản ứng của bé sau khi ăn để đánh giá xem bé có hiện tượng gì sau khi ăn các món này không nhé!

Giai đoạn 3: sau khi bé ăn dặm từ 3-6 tháng: có thể ăn đồ ăn thô

Giai đoạn 3: sau khi bé ăn dặm từ 3-6 tháng: có thể ăn đồ ăn thô. (Ảnh: sưu tầm internet)Chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ăn dặm truyền thống thì bé đã nhai nuốt tốt và có khả năng ăn thô tốt hơn. Nhất là lúc này các bé đã mọc răng nên việc cho bé ăn các hoa quả chín mềm tự nhiên không cần xay nhuyễn. 

Bên cạnh đó, thực đơn ăn dặm truyền thống có các loại rau củ, cá thịt, tôm cua cũng vẫn chế biến nấu chín rồi nghiền nhuyễn và rây lấy phần bột mịn. Đặc biệt, lúc này, mẹ nên cho bé tự cầm thìa, dĩa và đũa để ăn. Đó là cơ hội thuận lợi để bé có thể ăn thô tốt và rèn luyện kỹ năng ăn uống tốt hơn trong tương lai. 

Giai đoạn 4: bé trên 1 tuổi: bắt đầu có thể cho con tập ăn cơm và đồ băm nhỏ

Giai đoạn 4: bé trên 1 tuổi: bắt đầu có thể cho con tập ăn cơm và đồ băm nhỏ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Áp dụng ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào thì cũng cần trải qua bước thứ 4, ở giai đoạn bé trên 1 tuổi. Lúc này, bé bắt đầu có thể nhai tốt nên bắt đầu ăn cơm và đồ băm nhỏ. Bé đã có nhiều răng hơn và nhai được hầu hết các thực phẩm như người lớn. 

Trước hết, mẹ nên cho bé ăn cơm nát cho dễ nuốt sau đó cho bé ăn cùng đồ ăn đã chế biến bằng cách băm nhỏ. Theo đó, mẹ hướng dẫn bé xúc cơm bằng thìa và đũa. Để kích thích vị giác, mẹ nên chiến biến các nhóm thực phẩm khác nhau vừa tăng tính hấp dẫn vừa cải thiện chất dinh dưỡng trong bữa ăn dặm.

Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm truyền thống gồm tinh bột như miến, phở, cơm hay cháo, sốt, chiên, rán, canh sao cho hấp dẫn để ngăn ngừa nguy cơ bị biếng ăn ở trẻ. 

Bên cạnh đó, ba mẹ nên tạo không khí vui vẻ, phấn phởi để bé ăn tốt hơn, vui hơn. Tuyệt đối không nên lặp đi lặp lại một thực đơn hay một món ăn liên tục sẽ khiến bé chán ăn. 

Xem thêm: Tập ăn dặm cho trẻ: những lưu ý quan trọng mẹ nên biết

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin về ăn dặm truyền thống bắt đầu như thế nào. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ hiểu những đặc trưng cơ bản của ăn dặm truyền thống so với các phương pháp ăn dặm khác. Ưu và nhược điểm của phương pháp này và các giai đoạn áp dụng hiệu quả giúp bé phát triển toàn diện cùng ăn dặm kiểu truyền thống.

A Guide to Weaning Your Baby - truy cập ngày 28/7/2021

https://www.mountelizabeth.com.sg/healthplus/article/baby-weaning-guide 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey