zalo
Tổng hợp thực đơn ăn dặm theo từng tháng tuổi chi tiết nhất
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Tổng hợp thực đơn ăn dặm theo từng tháng tuổi chi tiết nhất

Lê Hương
Lê Hương

22/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ăn dặm là quá trình con chuyển từ sữa mẹ sang chế độ ăn kết hợp với các loại thức ăn thô như cháo, rau củ, bột,... Ở mỗi giai đoạn khác nhau, con sẽ có nhu cầu ăn dặm khác nhau do hệ tiêu hóa của con phát triển từng ngày. Vì vậy, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm theo từng tháng tuổi cho con một cách khoa học và đa dạng, con sẽ dễ hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm hơn và có thể phát triển toàn diện. Cùng Monkey tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho con trong bài viết dưới đây. 

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Trong giai đoạn 0 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con mà không một loại thực phẩm hay nguyên liệu nào có thể sánh được. Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất, sữa mẹ còn giúp con dễ tiêu hóa hơn, ít khả năng gây dị ứng, tăng chức năng của hệ miễn dịch và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của con. 

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể con đã tăng gấp đôi so với lúc chào đời. Khi con 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày. Tuy nhiên, thời điểm đó trẻ cần khoảng 700kcal/ngày. Vì vậy, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bổ sung các dưỡng chất từ các thực phẩm ngoài sữa mẹ. Đó chính là giai đoạn ăn dặm của con. 

Mẹ cần lưu ý các dấu hiệu con sẵn sàng ăn dặm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xác định thời điểm con tập ăn dặm có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sự phát triển cũng như khả năng ăn thô sau này của con. 

Thời điểm con yêu được 6 tháng, mẹ hãy quan sát và theo dõi các hành của con, nếu con có các dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ con yêu đã sẵn sàng bước vào hành trình ăn dặm: 

Bé hay đòi bú đêm

Con ở giai đoạn 6 tháng tuổi có thể thường xuyên đói, dù con vừa bú xong hoặc đã bú đủ và ăn no như thường ngày. Khi con bắt đầu lặp lại lịch sử khóc đòi bú đêm, đây sẽ là dấu hiệu đáng lưu ý để mẹ nhận ra đã đến thời điểm con bắt đầu ăn dặm.

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con thông qua thực phẩm, thức ăn đặc sẽ giúp bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng, giúp con ngủ thẳng giấc và tránh bị cơn đói làm phiền giữa đêm. 

Bé có hứng thú với đồ ăn

Một trong những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con sẵn sàng ăn dặm chính là khi con hứng thú với đồ ăn. Con sẽ có biểu hiện thích thú,háo hức và chờ mong khi thấy cha mẹ cầm hoặc ăn thức ăn. Ngoài ra, con có thể tỏ ra muốn ăn thức ăn của người lớn.

Bất cứ khi nào có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn hoặc được cha mẹ đưa cho, con thường không thể kiềm chế hành vi bỏ đồ ăn vào miệng. Mẹ cần lưu ý rằng việc con cho thức ăn vào miệng không có nghĩa là con đã có thể ăn ngay lập tức nhé! 

Con thường hứng thú với đồ ăn khi đã sẵn sàng ăn dặm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bé đã có thể tự điều chỉnh cổ và đầu

Dấu hiệu quan trọng không kém để báo hiệu thời điểm con có thể ăn dặm chính là khi con đã có thể tự điều chỉnh cổ và dầu. Con có thể giữ ổn định được phần đầu, tư thế ngồi thẳng cân bằng chứng tỏ hệ xương và cơ thể của con đã cứng cáp hơn. 

Thực đơn ăn dặm theo từng tháng tuổi dành cho bé

Xây dựng thực đơn ăn dặm theo từng tháng tuổi cho sẽ đảm bảo được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp mẹ hết “đau đầu” khi chuẩn bị những bữa ăn dặm vừa đa dạng và đủ dưỡng chất. Mẹ hãy bỏ túi thực đơn ăn dặm được gợi ý cho con theo từng giai đoạn dưới đây nhé!

6 tháng 

Cháo loãng khoai tây

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Khoai tây 

  • Cà rốt 

  • Gạo

Cách thực hiện: 

Bước 1: Mẹ hãy vo gạo sạch và đem nấu cháo 

Bước 2: Với khoai tây, cà rốt mẹ hãy đem gọt vot, rửa sạch và luộc chín. 

Bước 3: Mẹ hãy xay nhuyễn cà rốt và khoai tây, bỏ hỗn hợp vừa xay vào nồi cháo và khuấy đều. 

Cháo loãng khoai tây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cháo loãng lòng đỏ trứng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Trứng gà 

  • Gạo 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Mẹ hãy vo gạo sạch và nấu cháo 

Bước 2: Mẹ đánh tan lòng đỏ trứng, sau đó cho từ từ trứng vào cháo và khuấy đều, tránh để trứng bị vón cục. 

Bước 3: Mẹ tiếp tục đun thêm khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp. Sau đó mẹ hãy rây nhuyễn cháo trước khi cho con ăn nhé!

Cháo loãng lòng đỏ trứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cháo cá 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo

  • Cá lóc

  • Cà rốt

  • Nấm rơm 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Mẹ vo gạo sạch và đem nấu cháo

Bước 2: Mẹ hãy rửa sạch cá và khử mùi tanh với gừng và rượu trắng. Sau đó mẹ hãy lọc xương và đem cá băm nhỏ hoặc xay nhuyễn nhé! 

Bước 3: Cà rốt mẹ hãy gọt vỏ, đem hấp chín rồi tán mịn 

Bước 4: Mẹ hãy xào săn thịt cá lóc đến khi chín vàng. Sau đó mẹ cho cà rốt và cá lóc vào nồi cháo chín và khuấy đều. Mẹ đun tiếp thêm khoảng 4 phút rồi tắt bếp. Món cháo cá thơm ngon đã sẵn sàng. 

Cháo cá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cháo phô mai 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Bí đỏ 

  • Phô mai 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Bí đỏ mẹ gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó mẹ đem hấp chín rồi cho vào máy xay và xay thật nhuyễn.

Bước 2: Mẹ cho phần bí đỏ vừa xay vào nồi nước dùng đun sôi và cho viên phô mai vào. Lưu ý mẹ cần đảo phô mai và bí đỏ thật nhanh để hỗn hợp được mịn và quyện với nhau. 

Cháo phô mai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cháo cải ngọt nấm 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo 

  • Rau cải ngọt 

  • Nấm 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Mẹ hãy vo gạo sạch và nấu cháo 

Bước 2: Mẹ sơ chế sạch rau cải ngọt và nấm. Sau đó mẹ luộc chín rau cải

Bước 3: Mẹ xay nhuyễn rau cải và nấm, trộn đều với phần cháo vừa nấu. 

Bước 4: Tiếp tục đun khoảng 3-4 phút là món cháo thơm ngon đã sẵn sàng. 

Cháo cải ngọt nấm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

7-8 tháng

Ngũ cốc nấu trứng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Sữa

  • Đường, 

  • Lòng đỏ trứng 

  • Ngũ cốc 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Mẹ hãy trộn đều sữa, đường, lòng đỏ trứng và bột mì, sau đó rây qua cho mịn

Bước 2: Mẹ đổ hỗn hợp vào nồi và đun nhỏ lửa. Mẹ lưu ý khuấy đều tay đến khi bột sánh lại nhé! Sau đó mẹ rắc ngũ cốc và trộn đều rồi cho con thưởng thức. 

Ngũ cốc nấu trứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nấm thịt gà

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo

  • Thịt gà nạc

  • Nấm rơm hoặc nấm hương

Cách thực hiện:

Bước 1: Mẹ hãy vo gạo sạch và nấu cháo chín nhừ 

Bước 2: Nấm mẹ hãy đem rửa sạch và thái nhỏ. Phần thịt gà và nấm đã sơ chế mẹ hãy băm nhỏ và xào săn lại 

Bước 3: Cháo chín mẹ đem phẫn hỗn hợp trên vào khuấy đều. Món cháo nấm thịt gà đã sẵn sàng cho con măm măm. 

Cháo nấm thịt gà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Súp khoai lang 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Bí đỏ 

  • Khoai lang 

  • Hành tây

Cách thực hiện:

Bước 1: Mẹ hãy đun nóng chảo và xào hành tây trong khoảng 2 phút. Sau đó mẹ cho bí đỏ và khoai lang đã sơ chế vào xào sơ qua. 

Bước 2: Mẹ thêm nước và đun trong khoảng 15 phút để các nguyên liệu được mềm nhừ

Bước 3: Sau đó mẹ cho phần đã đun vào máy xay, gia giảm lượng nước để súp không quá đặc hoặc quá loãng và xay nhuyễn. Như vậy, món súp khoai lang đã sẵn sàng để con măm măm. 

Súp khoai lang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

9-11 tháng

Cháo thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo tẻ

  • Thịt bò

  • Rau ngót

Cách thực hiện:

Bước 1: Mẹ ngâm gạo tẻ trong khoảng 1-2 giờ, sau đó vo sạch và để ráo nước để nấu cháo nhanh hơn. Sau đó mẹ đem nấu cháo với tỷ lệ 3 phần nước và 1 phần gạo 

Bước 2: Phần thịt bò mẹ thái nhỏ. Phần rau ngót mẹ tuốt lấy lá, rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó mẹ đem thịt bò và rau ngót vào xay nhuyễn cùng 1 chút nước 

Bước 3: Khi cháo đã chín, mẹ hãy cho hỗn hợp thịt bò cùng rau ngót vừa xay vào và khuấy đều. Mẹ tiếp tục đun khoảng 10 - 15 phút rồi tắt bếp.  

Cháo thịt bò. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cháo thịt lợn

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo 

  • Thịt lợn 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Gạo mẹ vo sạch và đem nấu cháo 

Bước 2: Mẹ hãy băm nhuyễn thịt heo sau đó đem xào săn 

Bước 3: Khi cháo chín, mẹ cho phần thịt lợn vừa xào vào và khuấy đều. Mẹ tiếp tục đun thêm khoảng 5 đến 10 phút cho thịt nhừ. Nếu em bé 6-7 tháng thì mẹ nên cho vào máy xay nhuyễn và rây lại trước khi cho con ăn. Trẻ từ 9 - 11 tháng thì mẹ chỉ cần nấu cháo chín nhừ là con có thể thưởng thức rồi nhé!

Cháo thịt lợn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên 12 tháng

Các loại cháo thịt, cháo rau củ, yến mạch

Giai đoạn hơn 1 tuổi con đã có thể nhai được. Vì vậy, mẹ không nhất định phải nghiền nhuyễn các loại thức ăn. Mẹ hãy chuẩn bị đa dạng các loại thực phẩm, phong phú thực đơn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con nhé! 

Một số loại cháo mẹ có thể cho con ăn gồm: cháo thịt, cháo rau củ, cháo yến mạch.

Tăng cường bữa phụ cho bé bằng nước ép hoa quả

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, uống nước ép hoa quả đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của con. Ngoài những món ăn dặm thường ngày mẹ hay chuẩn bị như cá, thịt, rau củ,... mẹ hãy tăng cường bữa phụ cho con bằng nước ép trái cây để kích thích vị giác, cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho con. 

Những thực phẩm cần bổ sung cho bé ăn dặm

Ăn dặm có vai trò quan trọng giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. Mẹ hãy lưu ý những thực phẩm cần bổ sung cho con ăn dặm dưới dây: 

  • Tinh bột: Gồm gạo ngũ cốc và bột yến mạch, lúa mì. Những loại ngũ cốc này rất giàu chất sắt. Trong giai đoạn đầu con ăn dặm, việc cung cấp đủ sắt sẽ giúp tái tạo các tế bào máu mới và duy trì hệ miễn dịch của con được khỏe mạnh. Nếu trẻ bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, khiến con chậm phát triển và giảm khả năng tập trung. 

  • Các loại thịt: thịt lợn thịt bò. Các loại thịt này chứa rất nhiều sắt và protein, có vai trò quan trọng giúp con phát triển khỏe mạnh 

  • Cá: Trong cá rất giàu omega 3 và protein -  những chất giúp phát triển các dây thần kinh, thị lực và trí não của con. Khi con 7 tháng tuổi, mẹ hãy thêm các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu,... vào thực đơn ăn dặm cho con nhé!

  • Trứng: Một trong những nguyên liệu dễ chế biến và bé cũng dễ ăn chính là trứng. Ăn trứng sẽ giúp cung cấp vitamin A, B, sắt, protein cho con. Đặc biệt, lòng đỏ của trứng cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotin, vitamin A, E, D, K,... Tuy nhiên, mẹ lưu ý rằng nên nấu chín trứng, không nên cho con ăn trứng lòng đào như người lớn nhé! 

  • Rau xanh: Mẹ nên bổ sung các loại rau xanh thẫm giúp cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất cho con như folate, sắt, kẽm, canxi, vitamin A, B, C, E,... 

  • Sữa chua, phô mai, sữa: Những thực phẩm này rất cần thiết cho con ở giai đoạn 1 tuổi. Bên cạnh việc bổ sung protein, canxi, sữa chua còn có rất nhiều probiotic - lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. 

Lưu ý khi cho bé ăn dặm 

Để đảm bảo con dặm dặm đúng cách và được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, mẹ cần bỏ túi các lưu ý dưới đây khi xây dựng thực đơn ăn dặm theo từng tháng tuổi: 

Ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất

Dù con ở giai đoạn phát triển nào, mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm chất quan trọng để giúp con phát triển tốt nhất. Nhóm đạm bao gồm trứng, sữa, đậu nành, thịt, cá, các loại đậu/đỗ,... Nhóm bột đường bao gồm bánh mì, bún, phở, gạo, bột mì, ngô, khoai,... Nhóm vitamin và khoáng chất gồm các loại rau củ và trái cây tươi. Nhóm chất béo bao gồm bơ, pho mát, dầu, các loại hạt có dầu,... 

4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé ăn dặm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị bữa ăn dặm cho con, mẹ không nên thêm mắm, muối vào thức ăn cho con vì thận của con còn yếu. Nếu thêm quá nhiều mắm, muối sẽ khiến thận của con phải làm việc quá sức, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của con về sau. 

Chú ý cung cấp nhiều canxi cho bé

Canxi là chất dinh dưỡng giúp hình thành hệ thống xương chắc khỏe. Ngoài ra, canxi cũng giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách khác nhau, vừa giúp cho các dây thần kinh, và cơ bắp hoạt động lại vừa có vai trò quan trọng trong việc giữ cho một trái tim khỏe mạnh.

Vì vậy, mẹ nên chú ý cung cấp nhiều canxi cho con. Bên cạnh các loại thực phẩm, sữa cũng là nguồn cung cấp rất nhiều canxi. Mẹ nên cho con uống sữa mỗi ngày và không nên thay thế sữa bằng các loại thực phẩm ăn dặm khác nhé! 

Chú ý thay đổi các món ăn tránh nhàm chán 

Một lưu ý quan trọng để con ăn ngon, thích thú trong mỗi bữa ăn chính là việc thay đổi thực đơn, đa dạng các loại nguyên liệu chế biến cho con. Mẹ hãy cố gắng chuẩn bị những thực đơn phong phú, thay đổi món ăn tránh gây nhàm chán. Mẹ có thể sử dụng dầu ăn vi lượng khi nấu để cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và có thể tăng cường hấp thu cho con. 

Xem thêm: Bé ăn dặm ngày mấy lần theo từng tháng tuổi

Như vậy, Monkey đã chia sẻ các thông tin chi tiết nhất về cách xây dựng thực đơn ăn dặm theo từng tháng tuổi. Hy vọng qua bài viết trên đây, mẹ sẽ chuẩn bị cho con những bữa ăn dặm thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất để con phát triển khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi Monkey để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ đáng yêu nhé!

Menu planning for babies in childcare - truy cập ngày 22/8/2022

https://heas.health.vic.gov.au/early-childhood-services/menu-planning/babies 

Meal Plan for 6 to 9 Month Old Baby - truy cập ngày 22/8/2022

https://www.happyfamilyorganics.com/learning-center/article/meal-plan/6-9-months-meal-plan/ 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!