Một giấc ngủ ngon và sâu là bước đệm vững chắc cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ nhỏ. Ba mẹ luôn chú trọng đến việc đảm bảo cho các con có được giấc ngủ trọn vẹn. Tuy nhiên, tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ ngáy lại diễn ra khá nhiều ở nhiều bé, khiến cha mẹ lo lắng về vấn đề sức khỏe và tâm lý của bé. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp giúp cải thiện giấc ngủ cho con nhé.
Tình trạng trẻ 1 tuổi ngáy ngủ là gì?
Ngủ ngáy hiện nay khá phổ biến không chỉ ở người lớn mà còn ở các bé nhỏ. Trạng thái bé 1 tuổi ngủ ngáy xảy ra khi các cấu trúc trong hệ hô hấp của trẻ rung lên do lượng khí hít vào khi ngủ đi qua các vùng hẹp. Âm thanh rung động và truyền âm ra ngoài bằng đường thở của cơ thể. Ngáy, hay còn được gọi theo một cách khác là hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngáy ngủ được phân làm 2 loại: ngáy theo thói quen và ngáy do triệu chứng. Ngáy theo thói quen diễn ra do cơ thể duy trì còn ngáy có triệu chứng sẽ thay đổi hoặc mất đi nếu các điều kiện môi trường có chuyển biến. Ngáy theo thói quen sẽ có hại cho sức khỏe của bé và người thân, còn ngáy triệu chứng được coi là vô hại.
Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 1 tuổi ngủ ngáy là gì?
Do các nguyên nhân sinh lý
-
Bẩm sinh: trẻ sinh ra đã có đặc điểm như cuống lưỡi to, cuống họng dài, cổ họng hẹp, những khác thường về cơ hàm dưới hoặc lưỡi là một trong những nguyên nhân khách quan khiến trẻ ngáy ngủ về đêm
-
Trẻ bị lệch vách ngăn mũi: Vách ngăn mũi bị lệch gây cản trở luồng khí đi qua mũi, do đó hơi thở của trẻ không được hanh thông, dẫn đến trạng thái ngáy ngủ ở trẻ 1 tuổi.
-
Trẻ gặp phải vấn đề cân nặng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo có khả năng làm tắc nghẽn đường thở. Do vậy, nếu cân nặng của trẻ chưa phù hợp sẽ dẫn đến việc rối loạn giấc ngủ - ngáy là một ví dụ điển hình cho tình trạng này.
Do các nguyên nhân về bệnh lý
-
Bệnh liên quan đến đường hô hấp: Ba mẹ hãy để ý theo dõi sức khỏe xem trẻ có bị viêm xoang, phong mũi hay không, hoặc amidan của trẻ bị to bất thường, phì đại amidan. Vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng rối loạn thở khi ngủ và dẫn đến việc trẻ 1 tuổi ngáy ngủ.
-
Hen: Nếu con bạn phát ra tiếng ngáy khò khè, kết hợp với đó là ho, thì rất có thể bé đã mắc phải bệnh hen. Bệnh hen là tác nhân gây cản trở đường thông khí của hệ hô hấp, khiến bé ngáy ngủ. Đây là bệnh và có thể được chữa khỏi nếu ba mẹ phát hiện kịp thời.
-
Cảm cúm: Khi trẻ bị cảm mạo, thường trẻ sẽ nghẹt mũi, khó thở. Trẻ gặp khó khăn trong việc thở bằng mũi, thay vào đó, khi ngủ trẻ sẽ tự hình thành thói quen thở bằng miệng, phát ra tiếng ngáy khò khè. Tình trạng này sẽ chấm dứt ngay khi trẻ hết bị cảm.
-
Viêm mũi dị ứng, viêm amidan, dị ứng khói thuốc lá lâu ngày cũng gây nên tình trạng rối loạn hô hấp ở trẻ. Những bệnh lý này gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường thở, khiến đường thở của trẻ yếu đi từng ngày. Do đó trong khi ngủ, trẻ thường xuyên bị khò khè khi thở và lâu dần sẽ rơi vào tình trạng ngủ ngáy.
-
Một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ngủ ngáy mà ba mẹ cần quan tâm theo dõi như: béo phì, bệnh thần kinh cơ, chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng do tâm lý lo lắng, trầm cảm
Trẻ 1 tuổi ngủ ngáy có sao không?
Ba mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt ngay sau khi biết được tình trạng sức khỏe của bé để tránh để lại những di chứng về sau hoặc hình thành thói quen không tốt khi ngủ cho trẻ.
-
Nếu trẻ 1 tuổi ngủ ngáy xuất phát từ những nguyên nhân về sinh lý thì trong một khoảng thời gian nhất định, các bệnh lý và đặc điểm này được cải thiện, trẻ sẽ bỏ được thói quen ngủ ngáy. Do đó, ngủ ngáy do các vấn đề sinh lý, bẩm sinh hoặc do cấu tạo vòm họng thường sẽ không quá nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.
-
Nếu trẻ 1 tuổi ngáy ngủ do các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, béo phì, hen, các bệnh liên quan đến đường hô hấp,... thì ba mẹ cần dẫn bé đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ kê đơn giúp bé cải thiện sức khỏe, điều hòa hệ hô hấp và giúp bé không bị rối loạn thở khi ngủ.
Bên cạnh đó, ngáy ngủ không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của ba mẹ và gia đình. Một vấn đề đáng lo hơn là ngáy ngủ có thể gây cản trở đến quá trình phát triển trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ cũng như ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của trẻ.
Do rối loạn thở khi ngủ, nên giấc ngủ của các bé thường sẽ không được sâu và ngon, bé sẽ bị thiếu ngủ, tinh thần sa sút, đề kháng kém dần. Bé không ngủ đủ giấc sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, không cân bằng được trạng thái của cơ thể dẫn đến ủ rũ, khó tập trung, giảm khả năng vui chơi, tiếp thu kiến thức.
Một khi sức đề kháng bị hạn chế, cơ thể của trẻ sẽ bị đe dọa bởi các thói quen không tốt hoặc các bệnh lý khác. Điển hình như đái dầm, chậm phát triển, nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn tim mạch,...
Cách giúp bé 1 tuổi hết ngủ ngáy?
Sau khi đã trả lời được câu hỏi “Bé 1 tuổi ngủ ngáy có sao không?”, thì ba mẹ chắc chắn đã nhận ra những nguy cơ, mầm bệnh rình rập sức khỏe của các con. Vậy đâu là giải pháp cho chứng ngáy ngủ của bé, ba mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
-
Nếu trẻ mắc phải các bệnh viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp, hãy điều trị sớm nhất có thể
-
Giảm cân và điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ thừa cân, béo phì
-
Đối với trẻ 1 tuổi, rèn luyện sức khỏe cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi các trò vận động nhẹ nhàng như ném bóng, đi xe đẩy, đi bộ, tắm nắng,...
-
Đảm bảo không khí xung quanh trẻ trong lành, không bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá
-
Tăng độ ẩm trong không gian ngủ của các bé
-
Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, họng cho bé trước khi đi ngủ
-
Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, chăn ga, gối, gấu bông
-
Trước khi ngủ, chỉnh tư thế cho trẻ nằm nghiêng và gối cao đầu để trẻ cảm thấy dễ chịu khi thở
-
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho thực đơn hằng ngày của trẻ
Xem thêm: Trẻ 1 tuổi sốt ngủ li bì nên xử lý như thế nào?
Qua bài viết trên, ba mẹ đã biết được những nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ ở trẻ cũng như những cách khắc phục tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ ngáy. Khi phát hiện con có hiện tượng ngáy ngủ, rối loạn hô hấp, đừng chủ quan và xem nhẹ. Hãy tìm ra nguyên nhân và giúp bé cải thiện kịp thời, tránh cho việc tinh thần và trí tuệ của bé bị ảnh hưởng về sau.