Bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ không chỉ cảm thấy đau đầu trong việc lựa chọn thực phẩm cho bé yêu. Mà cho con theo phương pháp ăn dặm nào cũng là một vấn đề lớn chưa có lời giải đáp. Giữa rất nhiều kiểu ăn dặm khác nhau hiện nay, tại sao mẹ không thử cho bé ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật? Sự kết hợp này không chỉ làm hài lòng “người lớn” trong nhà, mà còn đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày cho con để phát triển toàn diện.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống và kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật
Là phương pháp ăn dặm khởi nguồn từ Nhật Bản và ngày càng được các mẹ bỉm Việt yêu thích. Những ngày đầu mới ăn dặm, bé sẽ được ăn cháo rây theo tỷ lệ 1:10. Theo từng giai đoạn phát triển của bé, các loại thực phẩm khác sẽ được tăng độ thô lên cho phù hợp. Với phương pháp này, bé vẫn sẽ ngồi trong ghế ăn dặm và không xem tivi, chơi đồ chơi trong lúc ăn uống.
Ưu điểm
-
Bé được ăn thô sớm và tăng thô phù hợp theo từng giai đoạn.
-
Bé tập quen với nhiều hương vị, từ đó dễ làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau như: Rau củ, hoa quả, thịt, cá…
-
Tạo tâm lý thoải mái cho bé khi ăn
-
Các kỹ năng nhai và nuốt được cải thiện dần theo độ tuổi
-
Mẹ có thể khám phá ra sở thích của con, bao gồm con thích gì và ghét món gì.
Nhược điểm
-
Mất thời gian lên thực đơn và chế biến món ăn cho con. Vì thế chỉ phù hợp với những mẹ bỉm sữa toàn thời gian.
-
Có thể dẫn đến việc chậm tăng cân do con không ăn được nhiều.
Ăn dặm truyền thống
Là phương pháp được lòng ông bà và nhiều mẹ Việt nhất hiện nay. Ăn dặm truyền thống sẽ ưu tiên các loại bột ngọt trước, sau đó đến bột ngọt và cháo xay nhuyễn. Bé sẽ được mẹ đút cho ăn hoặc thậm chí ông bà sẵn sàng cho bé đi rong để ăn hết cháo. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ muốn kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật để bù trừ các khuyết điểm của phương pháp này.
Ưu điểm
-
Lượng thức ăn nạp vào cơ thể bé nhiều hơn nên dễ tăng cân.
-
Hệ tiêu hoá được hỗ trợ nhiều nhờ thức ăn xay nhuyễn
-
Không mất nhiều thời gian chế biến phù hợp với mẹ bận rộn. Mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và nấu trong nồi nấu cháo chậm là có thể cho bé ăn cả ngày.
Nhược điểm
-
Không phân biệt được vị của từng loại thực phẩm do các thực phẩm đã xay nhuyễn với nhau.
-
Khó khăn khi ăn đồ cứng, thậm chí mất phản xạ nhai nuốt của con và hệ luỵ lâu dài sẽ khiến bé bị biếng ăn.
-
Tạo thói quen không tốt khi cho bé ăn rong, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể.
Ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật đem lại lợi ích gì?
Từ những thông tin trên có thể thấy được ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Vậy nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật hay truyền thống? Câu trả lời là nên kết hợp cả 2 phương pháp lại với nhau để tận dụng tối đa lợi ích của từng kiểu ăn dặm, đồng thời loại bỏ được những nhược điểm chưa thể khắc phục. Sự kết hợp này sẽ mang đến những lợi ích như sau:
-
Rèn khả năng nhai và phản xạ nhai nuốt tốt cho bé. Khi ăn các món ăn cứng hơn con sẽ biết cách nhai nuốt để không bị hóc nghẹn.
-
Giúp bé phát triển tốt vị giác, phân biệt mùi vị của từng loại thực phẩm riêng biệt.
-
Bổ sung được nhiều dưỡng chất cần thiết, phát triển toàn diện.
Nguyên tắc cần nhớ khi kết hợp ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống tuy là 2 phương pháp tách biệt nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
-
Không cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện nên không thể tiêu hoá các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Vì thế nếu mẹ muốn cho bé ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật thì nên đợi bé đủ 6 tháng nhé.
-
Không ép bé ăn những món bé không thích, nên tôn trọng sở thích và tự do cá nhân của con. Khi con không muốn ăn nữa nên dừng lại và cho ăn tiếp vào bữa kế.
-
Tạo không khí vui vẻ cho bé khi ăn, đồng thời nên chế biến đa dạng món ăn tạo màu sắc bắt mắt để bé thích thú.
-
Mẹ nên cho bé ăn thử món mới để bé làm quen. Nếu bé không thích, hãy mời lại món ăn đó trong vài bữa kế tiếp.
-
Tuân thủ khẩu phần ăn của bé theo từng giai đoạn. Từ 6 – 8 tháng chỉ nên ăn dặm 1 bữa/ngày, 8 – 12 tháng có thể tăng lên 2 – 3 bữa/ngày.
-
Không cho bé ăn rong hoặc vừa ăn vừa chơi đồ chơi sẽ khiến bé mất tập trung và khó hấp thụ dinh dưỡng.
Một số món ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật
Bánh sandwich sữa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Bánh sandwich: 1 miếng
-
Sữa mẹ/sữa công thức: 50 – 120ml
Các bước thực hiện:
-
Bánh sandwich mẹ cắt bỏ các viền cứng, sau đó xé nhỏ bánh bỏ vào sữa ngâm khoảng 10 phút để bánh mềm.
-
Cho hỗn hợp trên vào nồi đun sôi lăn tăn thì tắt bếp, lọc hỗn hợp qua rây rồi cho bé ăn.
Khoai lang hấp sữa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Khoai lang: 1 củ
-
Sữa mẹ/sữa công thức: 100ml
-
Bơ nhạt: 1 thìa
Các bước thực hiện:
-
Khoang lang gọt vỏ, rửa sạch cắt thành các miếng nhỏ mang đi hấp chín. Sau đó cho vào bát nghiền nhuyễn.
-
Cho bơ và sữa vào phần khoai đã nghiền, trộn đều thành hỗn hợp đặc sánh rồi cho bé thưởng thức.
Mì thịt gà súp lơ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Mì somen: 100gr
-
Thịt ức gà: 50gr
-
Súp lơ xanh: 30gr
Các bước thực hiện:
-
Mì somen đem đi luộc chín, vớt ra để ráo nước
-
Thịt ức gà làm sạch, cho vào nồi luộc chín với 1 lát gừng để khử mùi. Sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tuỳ khả năng ăn thô của con.
-
Súp lơ rửa sạch rồi băm nhỏ.
-
Đun sôi phần nước luộc gà, cho thịt gà, mì somen và súp lơ vào đun thêm 3 – 4 phút thì tắt bếp. Múc ra bát, cho thêm 1 thìa dầu oliu và cho bé ăn.
Cháo cá hồi cà chua
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Gạo: 50gr
-
Cá hồi: 50gr
-
Cà chua: ½ quả
Các bước thực hiện:
-
Gạo ngâm với nước khoảng 1 – 2 tiếng cho mềm rồi cho vào nồi, thêm nước ninh thành cháo.
-
Cá hồi cạo sạch vảy, ngâm trong sữa tươi 20 phút khử mùi tanh sau đó mang đi hấp chín, nghiền nhuyễn.
-
Cà chua ngâm nước ấm để dễ bỏ vỏ và hạt, băm nhuyễn.
-
Cháo chín cho cá hồi và cà chua băm nhuyễn vào đảo đều, nấu sôi thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Ngũ cốc dinh dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Ngũ cốc ăn dặm cho bé: 30gr
-
Sữa mẹ/sữa công thức: 50ml
Các bước thực hiện:
-
Cho ngũ cốc ra bát, với những loạt hạt to mẹ có thể nghiền nhuyễn trước cho bé.
-
Hâm nóng sữa cho ấm rồi đổ vào bát ngũ cốc và khuấy đều làm bữa ăn phụ cho bé.
Cháo rây trà lúa mạch
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Trà lúa mạch Wakodo: 1 gói
-
1 thìa gạo
Các bước thực hiện:
-
Để làm cháo rây 1:10, mẹ cho 1 thìa gạo và 10 thìa nước vào nồi cơm nấu cùng gia đình, khi cơm chín thì cháo cũng chín theo hoặc nấu trong nồi.
-
Trà lúa mạch đổ ra cốc, cho thêm nước ấm.
-
Cho bé ăn cháo rây trước sau đó tráng miệng với trà.
Cháo rây rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Gạo: 40gr
-
Cà rốt: 10gr
-
Su su: 10gr
-
Bí đỏ: 10gr
Các bước thực hiện:
-
Gạo ngâm với nước khoảng 30 phút rồi cho vào nồi cùng nước để ninh thành cháo.
-
Cà rốt, su su, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín.
-
Cho các loại củ quả trên vào cháo rồi nấu thêm 3 phút thì tắt bếp. Múc cháo vào rây lọc nghiền nhuyễn trước khi cho bé ăn.
Cháo rau cải bó xôi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Gạo: 50gr
-
Cải bó xôi: 20gr
Các bước thực hiện:
-
Gạo ngâm mềm rồi cho vào nồi cùng nước dashi/nước sạch ninh nhừ thành cháo.
-
Cải bó xôi nhặt sạch, rửa với nước rồi luộc chín mang đi xay nhuyễn.
-
Cho cải bó xôi đã nghiền nhuyễn vào cháo khuấy đều, nấu thêm 3 phút thì tắt bếp.
-
Múc cháo vào rây lọc nghiền lại một lần nữa trước khi cho bé thưởng thức.
Cháo gạo lứt
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Gạo lứt: 50gr
-
Phô mai rắc: 1 thìa
Các bước thực hiện:
-
Gạo lứt nhặt sạch sạn bẩn, rửa qua vài lần với nước sau đó xay nhuyễn.
-
Cho gạo lứt đã xay nhuyễn vào nồi cùng nước ninh mềm thành cháo.
-
Cho cháo gạo lứt vào rây lọc nghiền nhuyễn 1 lần. Rắc phô mai lên cháo và cho bé thưởng thức.
Xem thêm:
Cho con ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì?
Top 5+ yếm ăn dặm BLW mẹ không nên bỏ qua
Dù ăn dặm truyền thống khác ăn dặm kiểu Nhật, tuy nhiên mẹ vẫn có thể kết hợp 2 phương pháp này lại với nhau để mang đến lợi ích tốt nhất cho bé. Đừng quên ghi nhớ những công thức ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật đã được gợi ý phía trên, giúp con có được những bữa ăn thật hấp dẫn nhé.
1. Suggestions for 6-month Japanese-style weaning menu for babies - truy cập ngày 28/8/2022
https://goodheathplan.com/suggestions-for-6-month-japanese-style-weaning-menu-for-babies/
2. Baby-led weaning vs. purees: Which method is better? - truy cập ngày 28/8/2022