Bước vào giai đoạn ăn dặm, bé sẽ hấp thu thêm các thực phẩm rắn hơn, thô hơn và có cấu trúc phức tạp hơn sữa vào cơ thể. Đây cũng là giai đoạn hệ tiêu hóa vốn đã rất non yếu của trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề. Một trong đó là bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua. Cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn về cách điều trị vấn đề này nhé!
Dấu hiệu bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua nguy hiểm
Đi ngoài phân lỏng
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đang gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa khi bắt đầu quá trình làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa đó là đi ngoài phân lòng. Đây là dấu hiệu bất thường khi bé tiêu hóa thức ăn và đi ngoài có tình trạng này. Nếu ba mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu này thì nên chú ý chăm sóc và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.
Bởi vì với bé 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài phân vàng, sền sệt và ít mùi thì bé hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu bé đi ngoài khác biểu hiện đó chứng tỏ sức khỏe của bé đang có vấn đề và cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
Phân sủi bọt
Dấu hiệu tiếp theo chứng tỏ bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua có liên quan đến khẩu phần ăn hàng ngày. Phân của những đứa trẻ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ không bị sủi bọt. Nếu bé xuất hiện tình trạng này nên quan sát để điều trị giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh về sau.
Phân có máu và mùi chua
Điều tiếp theo mà ba mẹ cần chú ý khi bé bắt đầu ăn dặm đó chính là phân của bé xuất hiện máu hoặc tia máu. Kèm theo đó, mùi phân không như bình thường mà có mùi chua. Đây là đặc điểm cảnh báo bé đang gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm không phù hợp hoặc chế độ ăn đang không thể hấp thu được chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Bé bị sốt và nôn mửa
Hiện tượng bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua còn biểu hiện ở việc bé bị sốt và nôn mửa. Cụ thể, điều này chứng tỏ đường ruột của bé đang gặp vấn đề và bị kích ứng. Nếu bé có dấu hiệu này ba mẹ cần cho bé đi thăm khám càng nhanh càng tốt để xác định nguyên nhân chính xác. Vì rất có thể bé bị mất nước hoặc bị ngộ độc thực phẩm.
Bé bị đau bụng
Biểu hiện cuối cùng chứng tỏ bé đang đi ngoài có mùi chua khi ăn dặm là bé có biểu hiện đau bụng. Biểu hiện này ở bé lớn hơn sẽ rõ ràng hơn vì bé mới bắt đầu ăn dặm chưa thể nói cho người lớn biết được. Ba mẹ có thể quan sát hoặc sờ bụng bé thấy cứng hoặc chướng chứng tỏ dạ dày của bé đang gặp vấn đề gì đó không được bình thường.
Nguyên nhân bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua?
Do không thể hấp thụ hết dinh dưỡng
Nguyên nhân đầu tiên được xác định gây ra tình trạng này là do bé không thể hấp thụ hết được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm trong thực đơn ăn dặm hàng ngày. Rất có thể lượng đường trong các món ăn hoặc chất dinh dưỡng ở sữa mà mẹ chế biến nạp vào cơ thể nhưng bé không tiêu hóa hết nên khiến cho ruột bị kích thích. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện và phát triển khiến bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua không bình thường.
Nhất là khi bé mới bắt đầu làm quen với thực phẩm ngoài sữa nên hệ tiêu hóa chưa thể hoạt động trơn tru khiến bé bị kém hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, tình trạng này còn phản ánh việc khi bé tập ăn dặm nhưng mẹ đã cho lượng tinh bột quá nhiệt hoặc thực phẩm dạng tinh bột chưa đủ chín kỹ để bé tiêu hóa thức ăn một cách trọn vẹn. Điều này khiến cho phân có mùi chua và kèm theo sủi bọt.
Đế tránh điều này, ba mẹ cần cho con ăn lượng thức ăn vừa phải, từng chút một từ ít đến nhiều để đường ruột của bé làm quen dần dần và tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Nhiễm khuẩn và loại khuẩn tiêu hoá
Hệ tiêu hóa của những đứa trẻ mới bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên đang còn rất non nớt nên khi ăn dặm rất dễ bị tổn thương. Hệ đường ruột của bé có một hệ vi sinh đa dạng lợi khuẩn và cả hại khuẩn.
Đối với các bé ra đời qua việc sinh thường, khi qua âm đạo của mẹ, sẽ nhận được nhiều lợi khuẩn hơn so với các bé sinh mổ. Điều này là nguyên nhân giúp cho hệ vi sinh đường ruột phát triển hoàn thiện và cân bằng hơn.
Đối với các bé sinh mổ, do bé vốn không có cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn tại đường sinh tự nhiên của người mẹ nên hệ vi sinh đường ruột dễ mất cân bằng và yếu hơn bình thường. Khi đó, bé ăn dặm sẽ rất dễ bị hại khuẩn tấn công và khiến cho phân lỏng và có mùi chua.
Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng nếu có thể mẹ nên cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt để cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp cho bé phát triển lợi khuẩn, hạn chế hại khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Do bé mới bắt đầu thay đổi chế độ thực phẩm
Nguyên nhân tiếp theo khiến bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua đó là do bé đang thay đổi chế độ thực phẩm từ hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức sang ăn sữa cùng các thực phẩm khác như tinh bột, trái cây, hoa quả, rau củ quả… có cấu trúc thô hơn, cứng hơn và tiêu hóa sẽ phức tạp hơn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng chính là nguyên nhân chính khiến bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua bất thường. Bởi vì nếu bé ăn sữa hoàn toàn trong giai đoạn 6 tháng thì bé đi ngoài sẽ có phân ít mùi, màu vàng và sền sệt. Điều này chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích ứng và làm quen với các thực phẩm này.
Ăn dặm đi ngoài có mùa chua ảnh hưởng như thế nào?
Một số nguyên nhân trên đây sẽ khiến bé đi ngoài có mùi chua khi bắt đầu ăn dặm. Nhưng ba mẹ có biết ảnh hưởng của việc này đến cơ thể và sức khỏe của bé ra sao. Cùng Monkey tìm hiểu phần tiếp theo của bài viết nhé!
Bé gặp tình trạng hội chứng ruột kích thích
Nếu ba mẹ nhận thấy tình trạng bé đi ngoài có mùi chua thường xuyên thì chứng tỏ bé đã bị hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh biểu hiện đó, bé còn bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, phân không thành khuôn và thậm chí phân có mùi tanh khó chịu…
Mắc hội chứng ruột ngắn
Tác động tiếp theo của hiện tượng bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua chính là dễ khiến bé bị hội chứng ruột ngắn. Mặc dù đây là chứng bệnh hiếm gặp trên thế giới, xuất hiện ở vị trí ruột non hoặc dạ bị thiếu. Khi bé mắc hội chứng này thì bé sẽ bị kém hấp thu chất dinh dưỡng kèm theo việc bị tiêu chảy, ợ nóng, phân đi ngoài có mùi tanh kèm chua bất thường…vv.
Bé bị bệnh Crohn
Biểu hiện của việc bé đi ngoài có mùi chua còn là dấu hiệu điển hình của bệnh Crohn. Căn bệnh này liên quan đến viêm ruột đặc thù có khả năng gây viêm hoặc kích thích bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa ở trẻ. Khi trẻ bị thì nguy cơ bé bị kém hấp thu, chậm tăng cân kéo dài…
Nếu bé bị bệnh này thì ngoài việc phân có mùi chua như giấm nhẹ còn có các biểu hiện khác bao gồm: Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày bất thường, Phân có lẫn máu hoặc tia máu, bé bị đau bụng, khó chịu và quấy hơn, người bé mệt mỏi, lừ đừ, kém nhanh nhẹn…Thậm chí bé còn sốt và nôn mửa.
Nếu bé có các biểu hiện trên thì ba mẹ nhanh chóng cho bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh hậu quả đáng tiếc về sau.
Bé bị bệnh xơ nang
Xơ nang là bệnh lý di truyền nguy hiểm có thể gây tắc phổi và đường tiêu hóa. Khi bị bệnh này, trẻ nhỏ thường thấy khó thở vì chất nhầy làm tắc phổi, dẫn đến nhiễm trùng. Còn dịch tiêu hóa sau khi trở nên dính đặc sẽ làm cho các enzyme tuyến tụy không thể đi đến ruột non phân hủy thức ăn. Điều này đã khiến cho các triệu chứng tiêu hóa trở nên nặng hơn, trong có tình trạng phân mùi chua.
Điều trị vấn đề đi ngoài có mùi chua ở trẻ
Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị vấn đề bé đi ngoài có mùi chua ở trẻ bắt đầu ăn dặm. Cụ thể như sau:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé
Do nguyên nhân chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đi ngoài có mùi chua nên cách điều trị đơn giản là thay đổi khẩu phần ăn. Trường hợp đột nhiên bé đi ngoài có phân sống hoặc có mùi chua thì mẹ nên thay các thực phẩm giàu tinh bột hay hải sản và các loại hạt thì mẹ nên cho bé ăn thực phẩm mềm, đủ chất, dễ nhai, dễ tiêu hóa..
Đó là chuối, bơ, đu đủ, cháo, yến mạch, bí đỏ…với cách chế biến loãng hơn bình thường để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn chế độ ăn hiện tại của bé.
Ngoài chế độ ăn dặm khoa học, lành mạnh thì lời khuyên dành cho các mẹ là nên cho bé uống thêm các loại sữa. Điều này hỗ trợ bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thích nghi với nguồn thực phẩm bên ngoài một cách an toàn. Đồng thời uống sữa cũng giúp bé ngăn ngừa táo bón và tình trạng đi ngoài có mùi chua khó chịu.
Giữ vệ sinh thực phẩm sạch sẽ
Cách xử lý tiếp theo mà các ba mẹ nên biết khi bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua chính là giữa vệ sinh thực phẩm an toàn. Bởi vì rất có thể bé bị nhiễm khuẩn đường ruột do đồ ăn hoặc đồ dùng chế biến ăn dặm.
Vì thế, ba mẹ cần đảm bảo giữ vệ sinh tuyệt đối khi chế biến đồ ăn và đồ ăn dặm của bé. Đồng thời, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với những đồ dùng, thực phẩm không vệ sinh, tránh bị vi khuẩn tấn công gây ra vấn đề đi ngoài có mùi chua khi ăn dặm.
Áp dụng phương pháp ăn dặm phù hợp
Tùy cơ địa và khả năng của từng bé để áp dụng phương pháp ăn dặm sao cho phù hợp. Với các bé cầm nắm tốt, nhai nuốt thì có thể sử dụng ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm tự chỉ huy.
Ngược lại, với những bé yếu hơn, chưa biết nhai nuốt thì tốt nhất nên cho bé ăn dặm truyền thống để hệ tiêu hóa làm quen trước khi chuyển sang phương pháp ăn dặm chính thức.
Ngưng ngay tất cả các loại sữa chua và nước cam
Trong các loại sữa chua và nước cam ngoài thành phần vitamin và khoáng chất còn có một phần vi khuẩn lên men và vitamin C. Đây là chất có khả năng gây kích ứng đối với hệ tiêu hóa non nớt của một số trẻ. Nếu bé có ăn dặm đi ngoài có mùi chua thì tốt nhất mẹ nên ngưng các sản phẩm trên để đợi hệ tiêu hóa ổn định và cân bằng trở lại.
Cho bé thăm khám bác sĩ ngay
Cách cuối cùng ba mẹ nên biết chính là khi bé gặp tình trạng đi ngoài có mùi chua quá thường xuyên và kéo dài. Đồng thời tình trạng này gây ra khó chịu và ảnh hưởng nặng nề đến cơ thể bé như bé mệt mỏi, quấy khóc, chậm tăng cân, lừ đừ, khó chịu…
Khi đó, ba mẹ nên cho con đi thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa hệ tiêu hóa để xác định nguyên nhân chính xác cho bé càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để tránh việc bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua?
Cho bé tập các phương pháp ăn dặm phù hợp
Cách đầu tiên là ban đầu khi bé bắt đầu ăn dặm thì ba mẹ nên chọn cho bé phương pháp ăn dặm thích hợp. Hiện tại có những phương pháp phổ biến sau: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm truyền thống, ăn dặm 3in1, ăn dặm 3 day wait….có ưu nhược điểm riêng.
Ba mẹ nên quan sát và căn cứ tình hình hiện tại để áp dụng. Thậm chí ba mẹ cũng có thể áp dụng cho bé các phương pháp và nhận định ra phương pháp nào phù hợp với bé cũng như gia đình nhất.
Chọn thực phẩm an toàn
Lưu ý tiếp theo giúp ba mẹ bảo vệ hệ tiêu hóa non yếu của bé đang bắt đầu ăn dặm là chọn thực phẩm an toàn, không chứa các chất bảo quản, chất gây hại. Tốt nhất, ba mẹ nên dùng sản phẩm tự trồng được hoặc người thân có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bên cạnh đó, thực phẩm an toàn là thực phẩm theo mùa. Ba mẹ nên chọn thực phẩm phù hợp, không bị sâu, hỏng, úa, thối mà nên chọn quả tươi vừa phải, không nên quá mướt, mọng để tránh gây ảnh hưởng đến hệ đường ruột của bé.
Lên lịch trình ăn dặm khoa học
Cách cuối cùng mà ba mẹ nên áp dụng để tránh bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua là lên lịch trình ăn dặm khoa học và cố định. Bé cần ăn đúng giờ để đảm bảo hệ tiêu hóa vận hành hiệu quả.
Đồng thời, bé ăn đúng giờ sẽ tốt cho dạ dày, khả năng hấp thu cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, việc lên lịch trình ăn dặm cũng giúp cho người chăm sóc bé đỡ vất vả hơn trong việc cho bé ăn.
Xem thêm: Mách mẹ 5+ món ăn dặm đu đủ: Công thức từ chuyên gia
Như vậy, Monkey đã chia sẻ giúp ba mẹ về những điều liên quan đến tình trạng bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua. Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu thế nào là đi ngoài có mùi chua, nguyên nhân và tác động của tình trạng này đến cơ thể bé. Đồng thời, ba mẹ cũng sẽ tham khảo được nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả cho con.
What causes baby stools to have a sour smell? - truy cập ngày 14/7/2022
https://www.vinmec.com/en/news/health-news/pediatrics/what-causes-baby-stools-to-have-a-sour-smell/
Baby food secrets: Understanding your infant’s reactions to new foods and flavors - truy cập ngày 14/7/2022
https://parentingscience.com/baby-food/