Tháng thứ 3 là giai đoạn đáng nhớ trong sự phát triển của trẻ, đây là thời điểm con trở nên linh hoạt và phản ứng đa dạng hơn. Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì và làm thế nào để giúp con phát triển toàn diện hơn. Ở bài viết này, Monkey sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.
Sự tăng trưởng thể chất của trẻ 3 tháng tuổi
Khi bé được 3 tháng tuổi, chiều cao và cân nặng đã phát triển hơn nhiều so với trước. Thông thường cân nặng sẽ tăng gấp đôi so với khi sinh ra nên sẽ không còn mặc vừa quần áo sơ sinh nữa. Lúc này ba mẹ sẽ cảm nhận được sự tăng trưởng nhảy vọt của con khi mua sắm quần áo mới cho bé. Bạn nên lưu ý ở thời điểm này không nên mua nhiều quần áo cho trẻ một lần vì kích cỡ sẽ cần thay đổi liên tục.
Cân nặng và chiều cao chuẩn của trẻ 3 tháng đó là:
-
Bé trai: Cân nặng khoảng 6,4 kg và cao 61,4 cm.
-
Bé gái: Cân nặng khoảng 5,9 kg và 59,8 cm.
Trong trường hợp con không đạt tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng, bố mẹ cần cho con đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ tư vấn về sức khỏe và dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì?
Ngoài sự phát triển về thể chất, bạn sẽ thấy con ngày càng linh hoạt hơn trong hoạt động tương tác. Vậy cùng khám phá xem trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì nhé.
Nâng đầu khi nằm sấp
3 tháng tuổi là lúc các cơ của trẻ đã phát triển tương đối cứng cáp, nhất là cơ cổ. Biểu hiện rõ nhất đó là đầu của trẻ đã giữ ổn định hơn và không lắc lư như trước nữa. Khi nằm sấp hoặc con tự lật, bé sẽ tự nâng đầu lên cao một góc 45 độ hoặc đẩy người lên cao nhờ vào sự hỗ trợ của tay. Đôi lúc ba mẹ sẽ thấy bất ngờ khi con có thể tự chuyển từ tư thế nằm ngửa sang sấp.
Có phản ứng với âm thanh
Trẻ 3 tháng tuổi đã bắt đầu có cảm ứng với âm thanh. Cha mẹ có thể thấy rõ khi con thay đổi tư thế để hướng về phía có âm thanh như tiếng điện thoại, tiếng nhạc, tiếng nói của mọi người xung quanh,...
Nhận biết khuôn mặt
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì, ở giai đoạn này trẻ đã biết ghi nhớ và nhận biết được sự khác nhau của các khuôn mặt. Khi nhìn thấy bố mẹ, ông bà bé sẽ mỉm cười hoặc tương tác bằng cách “ê a”. Ngược lại bé sẽ bật khóc khi tiếp xúc với người lạ có khuôn mặt không quen thuộc.
Monkey Junior
Ba mẹ nên dạy bé 3 tháng tuổi những gì để con phát triển một cách toàn diện?
Tìm hiểu cách dạy trẻ 0-3 tháng tuổi khoa học, hiệu quả nhất
Biết thay đổi biểu cảm trên mặt
Cảm xúc của trẻ 3 tháng tuổi cũng được bộc lộ rõ nét trên khuôn mặt. Khi bé nhìn thấy đồ vật yêu thích hoặc những người thân thường xuyên tiếp xúc sẽ cảm thấy phấn khích. Bé cũng sẽ có biểu hiện giả vờ mếu máo để được mẹ ôm ấp và vỗ về, khi nằm một mình sẽ khóc to để đòi mẹ.
Biết hóng chuyện, cười đáp khi được trò chuyện
Bé còn biết hóng chuyện, cười đáp khi được mọi người trò chuyện và chơi đùa cùng mình. Để giúp trẻ tương tác tốt hơn, bạn nên tạo ra nhiều âm thanh và nét mặt khi chơi cùng con, điều này cũng giúp con thêm thích thú và vui vẻ.
Đã bắt đầu biết giao tiếp
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì, lúc này trẻ đã bắt đầu biết giao tiếp với mọi người bằng cách phát ra các âm thanh, bật cười thành tiếng hoặc khua tay khua chân liên tục. Đây là thời điểm bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con để giúp bé có khả năng lắng nghe và quan sát tốt.
Có khả năng quan sát
Khi được 3 tháng tuổi, trẻ đã dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí và kích thước của các đồ vật. Với các vật thể cách xa từ 20 - 40 cm, bé có thể nhận biết một cách rõ ràng. Đặc biệt hơn bé bắt đầu biết nhìn theo các đồ vật chuyển động và quan sát mọi thứ xung quanh, nhìn theo vật thể có màu sắc sặc sỡ và muốn với lấy ngay lập tức.
Biết kết hợp hoạt động mắt tay
Bé có thể kết hợp chuyển động của tay với thứ mà chúng nhìn thấy. Hoạt động mắt tay càng trở nên linh hoạt hơn khi con biết nhìn thấy đồ chơi và muốn với lấy nó. Trong tầm mắt của mình, khi nhìn thấy bất cứ thứ gì trẻ đều muốn nắm lấy. Đó là lý do vì sao bố mẹ thường thấy con nắm tóc và kéo áo của mình.
Biết linh hoạt điều khiển bàn tay
Linh hoạt điều khiển bàn tay là đáp án cho câu hỏi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì. Trẻ đã biết cách dùng tay để với và cầm nắm đồ vật, đập tay hoặc vỗ tay để giao tiếp với ba mẹ.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân
Bí quyết giúp trẻ 3 tháng tuổi phát triển toàn diện hơn
Vai trò của cha mẹ trong 3 tháng đầu đời là rất quan trọng đối với trẻ. Dưới đây là bí quyết dành cho bạn để giúp con phát triển toàn diện hơn trong giai đoạn đặc biệt này.
Hỗ trợ phần đầu cho con hoạt động
Phần cổ và đầu của bé đã bắt đầu cứng hơn và muốn hoạt động nhiều hơn khi được 3 tháng tuổi. Bạn nên hỗ trợ phần đầu cho con bằng cách đặt bé ngồi vào lòng bạn, lưng bé dựa vào đùi để giúp vùng lưng và cổ được nâng đỡ tốt hơn. Lúc này hãy nói chuyện cùng con để thu hút sự chú ý và tương tác của bé.
Cho con với lấy đồ vật khi nằm sấp
Ở phần trên bạn đã biết trẻ sơ sinh 3 tháng biết làm gì, cụ thể là biết quan sát và điều khiển bàn tay. Vì vậy khi bé nằm sấp hãy để một vài món đồ chơi hoặc đồ vật có màu sắc rực rỡ trước mặt bé. Điều này sẽ giúp khuyến khích con đưa tay ra để chạm lấy, làm tăng sự gắn kết giữa trẻ và mọi người, kích thích cơ phát triển tốt hơn.
Hướng dẫn con quan sát các vật chuyển động
Dùng một món đồ bắt mắt trước mặt bé để khuyến khích bé quan sát sự chuyển động của đồ vật. Trường hợp con không quan tâm đến hành động này, bạn nên dùng đồ chơi phát ra âm thanh vui nhộn.
Đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con
Thời điểm từ 3 đến 6 tháng là lúc trẻ có sự phát triển nhảy vọt, chính vì vậy việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, người mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm giúp kích sữa như thịt bò, đu đủ, chân giò, các loại rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó cũng đừng quên nghỉ ngơi hợp lý, có sức khỏe và tinh thần tốt để nguồn sữa được dồi dào hơn.
Đối với trẻ bú sữa công thức do sữa mẹ bị thiếu, bạn nên chọn loại sữa phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của con. Sữa nên có vị thanh nhạt dễ uống như sữa mẹ, đạm sữa có cấu trúc mềm, nhỏ giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu. Cho bé uống sữa theo cữ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện.
Chú ý giấc ngủ của con
Giấc ngủ là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Vì vậy ba mẹ nên tập cho con thói quen ngủ sớm từ nhỏ, khi con có dấu hiệu buồn ngủ nên đặt lên giường ngay. Phòng ngủ của trẻ cần đảm bảo yên tĩnh, ánh sáng phù hợp để đảm bảo giấc ngủ được sâu hơn.
Mỗi giấc ngủ của bé thường kéo dài từ 4 đến 5 giờ, nếu bé đang ngủ ngon thì không nên đánh thức dậy để bú. Vào ban đêm có thể bé sẽ tỉnh dậy để bú và sau đó sẽ ngủ lại. Vì vậy lúc bé thức, bạn đừng tạo ra âm thanh mạnh hoặc mở đèn quá sáng để bé ngủ lại dễ hơn. Đa số các bé từ 3 tháng sẽ chưa thể ngủ xuyên đêm nên bạn cần có mặt ngay khi bé thức giấc đòi bú.
Giao tiếp với con nhiều
Khi đã biết trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì, bạn sẽ thấy việc giao tiếp với con nhiều là rất cần thiết. Giai đoạn 3 tháng tuổi là lúc con phản ứng tốt với âm thanh và bắt đầu có những cảm xúc của riêng mình. Ba mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện và vui chơi cùng con để kích thích các giác quan cũng như hoạt động của bé.
FAQ cho ba mẹ
Trẻ 3 tháng tuổi đã biết lật hay chưa?
Trẻ 3 tháng tuổi đã biết lật rồi do các cơ bắt đầu cứng cáp hơn, trong đó có cơ vùng cổ. Một số bé đã có khả năng tự lật trong giai đoạn hơn 2 tháng.
Trẻ 3 tháng tuổi có thời gian ngủ như thế nào?
Khi được 3 tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ ngủ từ 14 đến 16 giờ, trong đó có 10 giờ ngủ vào ban đêm và 6 giờ ngủ vào ban ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài 4 đến 5 tiếng. Bạn cần chú ý đến giấc ngủ của con, vì đây cũng là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Xem thêm: [Hỏi đáp] Trẻ 3 tháng ăn dặm được chưa? Cần lưu ý gì khi trẻ ăn dặm sớm?
Bài viết đã giúp bạn biết được trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì. Monkey mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bố mẹ có được kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi dạy con.
1. Your baby's growth and development - 3 months old - truy cập ngày 6/2/2023
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/babys-growth-and-development-3-months-old
2. Baby Development: Your 3-month-old - truy cập ngày 6/3/2023
https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-development-3-months