Rất nhiều bậc phụ huynh Việt Nam cho rằng trẻ từ 0-3 tháng tuổi không cần phải dạy dỗ mà nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia giáo dục thì đây lại chính là thời điểm lý tưởng để bắt đầu dạy cho con những kiến thức đầu đời, tạo nền tảng phát triển cho con trong tương lai. Vậy dạy trẻ 0-3 tháng tuổi như thế nào khoa học và hiệu quả? Trong bài viết dưới đây Monkey sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Trẻ từ 0-3 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Hiểu rõ về sự phát triển của trẻ 0-3 tháng tuổi sẽ giúp ba mẹ có những cách dạy trẻ phù hợp. Cùng Monkey tìm hiểu ngay!
Sự tăng trưởng của trẻ từ 0-3 tháng tuổi
Có thể nói, trẻ từ 0-3 tháng tuổi mỗi ngày lại mỗi khác bởi sự tăng trưởng của trẻ ở giai đoạn này diễn ra rất nhanh. So với khi mới sinh, trẻ có thể tăng gấp 2 lần về cân nặng. Kích thước quần áo của trẻ phải thay đổi liên tục. Bên cạnh đó, trẻ cũng có sự phát triển ở cả chiều dài của cơ thể.
Sức khỏe của trẻ từ 0-3 tháng tuổi
Khác với người lớn, nếu sức khỏe có vấn đề có thể dễ dàng nói ra. Thế nhưng, trẻ ở giai đoạn này chỉ có thể thông báo cho cha mẹ biết thông qua tiếng khóc và các dấu hiệu bất thường như hơi thở, khả năng vận động,...
Sự phát triển về thể chất, nhận thức, cảm xúc của trẻ 0-3 tháng tuổi
Ngoài ra, ở thời điểm trẻ từ 0-3 tháng tuổi cũng bắt đầu có sự phát triển về kỹ năng vận động thô, phản ứng với các âm thanh và giao tiếp bằng giọng nói. Cụ thể:
-
Khả năng vận động thô: Nếu cha mẹ cho trẻ nằm sấp hay lật trẻ có thể sẽ rướn cổ, nâng đầu lên một góc 45 độ. Và khi xương, cơ cổ càng chắc thì trẻ lại càng nâng đầu cao và lâu hơn.
-
Phản ứng với âm thanh: Khi nghe thấy âm thanh trẻ có thể sẽ có phản ứng. Trong đó, phản ứng thường gặp nhất là hướng hoặc quay đầu về phía phát ra âm thanh. Trẻ thường sẽ dễ có phản ứng với các âm thanh quen thuộc ví dụ như giọng nói mà trẻ hay nghe thấy, tiếng lục lạc,... Việc này chứng tỏ thính giác của trẻ đang có sự phát triển.
-
Giao tiếp bằng giọng nói: Tuy trong giai đoạn này trẻ chưa thể nói được nhưng khả năng giao tiếp bằng giọng nói của trẻ cũng có sự phát triển. Trẻ bắt đầu biết mấp máy môi, bập bẹ những tiếng i a.
Tại sao nên bắt đầu dạy trẻ 0-3 tháng tuổi?
Mặc dù có một số cha mẹ cho rằng việc dạy trẻ 0-3 tháng tuổi là quá sớm. Thế nhưng, theo những chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới thì đây lại là thời điểm vàng để dạy trẻ. Trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt là từ 0-3 tháng sau khi sinh là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển trí não cũng như thể lực của trẻ. Giai đoạn này cũng là lúc khả năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu hình thành.
Khác với người lớn, trẻ không lý giải ngôn ngữ rồi mới tiếp nhận mà sẽ tiếp thu một cách tự nhiên nhất vào tiềm thức của mình. Khi trẻ càng trưởng thành thì khả năng lý giải mới dần được xây dựng. Tuy nhiên, khi này, những ngôn ngữ, kiến thức đã được hình thành từ trước đó rồi nên trẻ có thể tự động vận dụng. Những ngôn ngữ học được trước đó cũng sẽ phát ra một cách tự nhiên. Thế nên, trong thời điểm này cha mẹ nên bắt đầu dạy cho con, nhất là về ngôn ngữ. Kể cả các ngôn ngữ có khó đến mấy thì trẻ cũng sẽ tiếp nhận một cách dễ dàng.
Các cách dạy trẻ 0-3 tháng tuổi khoa học, hiệu quả
Việc dạy trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi là cần thiết và quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là dạy trẻ sao cho đúng cách. Nếu dạy trẻ sai cách vô tình cha mẹ lại làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và gây ra những hệ lụy không mong muốn. Dưới đây là một số cách dạy trẻ trong giai đoạn này khoa học mà cha mẹ có thể tham khảo.
Dạy trẻ phát triển thị giác
-
Dán ảnh quanh giường bé: Để có thể giúp trẻ 0 đến 3 tháng tuổi phát triển thị giác mẹ có thể dán những bức ảnh đẹp xung quanh giường của trẻ. Đó có thể là những bức ảnh về các cảnh quan trên thế giới, ảnh về động vật, hoa, siêu anh hùng,... Những hình ảnh phong phú, đầy màu sắc này sẽ rất giúp ích cho thị giác của trẻ.
-
Chọn đồ chơi thú vị: Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể mua và bày những món đồ chơi an toàn nhưng có những màu sắc tươi vui, hình thù thú vị, đặt nơi trẻ dễ nhìn thấy.
-
Cho bé xem ảnh sọc đen trắng: Đối với trẻ dưới 01 tháng tuổi, mỗi ngày cha mẹ nên cho trẻ quan sát các vật có màu đen, trắng kẻ sọc khoảng 03 phút. Thực hiện liên tục như vậy trong vòng 01 tuần. Cách này có thể giúp trẻ tăng khả năng tập trung hơn, tạo nền tảng cho việc học tập trong tương lai của trẻ.
-
Treo bảng chữ cái: Cha mẹ cũng có thể treo gần giường trẻ bảng chữ cái. Và nên chọn những mẫu bảng chữ cái có chữ to, rõ ràng. Mặc dù lúc này trẻ không thể đọc được chữ nhưng việc làm quen bảng chữ cái ngay từ khi lọt lọc cũng mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích. Cứ mỗi ngày cha mẹ lại bế trẻ tới gần bảng chữ cái cho bé nhìn trong 2 - 3 giây và lặp lại mỗi ngày là được.
Dạy trẻ phát triển thính giác
-
Cho bé nghe nhạc, truyện: Như đã đề cập, trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi cũng đang trên đà phát triển về thính giác, bắt đầu có phản ứng với âm thanh. Và để giúp trẻ phát triển tốt hơn mỗi ngày cha mẹ nên cho bé nghe nhạc khoảng 30 phút nhưng chia làm 2 lần, mỗi lần 15 phút. Nên chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, có thể là nhạc múa bale chẳng hạn để ở âm lượng không quá lớn. Trong khi cho trẻ nghe nhạc cha mẹ có thể đặt trẻ nằm gọn trên 2 chân của mình rồi đung đưa nhẹ nhàng theo giai điệu nhạc. Hai tay giữ lấy trẻ nhẹ nhàng nâng trẻ lên rồi lại đặt trẻ xuống.
Cha mẹ cũng có thể cho trẻ những những bài nhạc tiếng Anh hay tiếng nước ngoài vui vẻ, những mẩu chuyện tiếng Anh đơn giản, lý thú. Cách này sẽ giúp tăng khả năng nghe của trẻ, đồng thời giúp trẻ trở nên quen thuộc với ngôn ngữ mới. Ứng dụng Monkey Stories với hơn 1.000 truyện, 300+ sách nói không chỉ là công cụ hữu ích cho các bạn 2-10 tuổi giỏi tiếng Anh trước tuổi lên 10 mà còn giúp các bé nhỏ hơn làm quen với ngôn ngữ tiếng Anh sớm.
Một ứng dụng học tập giáo dục sớm rất bổ ích khác, giúp cha mẹ dạy trẻ 0-3 tháng tuổi hiệu quả đó là app Monkey Junior - Tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu 0 - 10 tuổi.
Đây là app do các chuyên gia của Monkey nghiên cứu và phát triển. Monkey Junior ứng dụng các phương pháp giáo dục từ sớm cho trẻ đã được các chuyên gia và tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới công nhận. Các bài học trong app được thiết kế khoa học, giúp trẻ 0 - 3 tháng tuổi và các bé lớn hơn tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên nhất.
-
Nói chuyện với bé thường xuyên: Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng lười nói chuyện với trẻ. Mặc dù trong thời gian này trẻ không thể hiểu cha mẹ nói gì nhưng cha mẹ vẫn nên thường xuyên nói chuyện cùng trẻ trong lúc cho trẻ ăn, thay tã, tắm rửa. Những chuyện có thể nói rất đơn giản, có thể vừa thay tã cho trẻ vừa nắm chân, tay trẻ và nói “Đây là bàn tay, bàn tay, bàn tay”, “Đây là bàn chân, bàn chân, bàn chân”. Kiểu dạy trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi này được rất nhiều ông bố bà mẹ ở Nhật áp dụng.
Dạy trẻ phát triển khứu giác
Muốn phát triển khứu giác cho trẻ thì cha mẹ có thể cho trẻ ngửi thử mùi hương của các loại trái cây, bánh kẹo, thức ăn,... Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ ra ngoài thiên nhiên để có thể nhận biết các mùi hương tự nhiên khác như mùi đất, nắng, cây cối,...
Dạy trẻ phát triển vị giác
Ngay từ khi sinh ra vị giác của trẻ đã hình thành. Trẻ mới sinh đều thích hương vị ngọt ngào của sữa mẹ. Tới thời điểm trẻ ăn dặm vẫn yêu thích sữa và các loại đồ ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, trái cây, khoai lang,... Thậm chí, ở thời điểm trước khi sinh vị giác của trẻ đã phát triển rồi. Do đó, khi mang thai mẹ nên cố gắng ăn uống đa dạng và lành mạnh.
Sau khi sinh, trong quá trình cho con bú mẹ cũng vẫn nên ăn uống nhiều đồ ăn bổ dưỡng khác nhau. Đồ mà mẹ ăn có thể ảnh hưởng tới hương vị sữa. Điều này cũng có thể giúp trẻ liên tục được thay đổi, kích thích vị giác.
Mặt khác, cha mẹ cũng có thể dạy trẻ 0-3 tháng tuổi bằng cách cho trẻ nếm thử các loại nước khác nhau để phát triển vị giác. Đầu tiên hãy cho trẻ thử một chút nước lạnh, mát, ấm, ngọt, chua, mặn để trẻ nhận và phân biệt được nhiều vị khác nhau.
Xem thêm:
Dạy trẻ phát triển xúc giác
Xúc giác của trẻ ngay từ khi sinh ra đã có nhưng càng lớn thì càng phát và hoàn thiện hơn. Bài học xúc giác đầu tiên ở trẻ chính là bú sữa. Trong khi cho trẻ bú cha mẹ nên cẩn thận quan sát cách trẻ bú và chuyển động tìm núm vú mẹ, cách giữ núm vú, mút sữa của trẻ. Quá trình này sẽ dần thay đổi, tiến bộ và thuần thục hơn.
Ở lần bú mẹ đầu tiên trẻ sẽ sử dụng mũi, cằm của mình để chạm và tìm núm vú mẹ. Trẻ có thể mất nhiều thời gian để làm việc này. Có đôi khi mẹ phải tự mình giúp bé nhưng sau đó, dần dần trẻ sẽ không cần sự hỗ trợ của mẹ nữa.
Mẹ có thể dạy trẻ 0-3 tháng tuổi phát triển xúc giác bằng cách chạm núm vú vào các vị trí khác nhau trên gương mặt trẻ. Ví dụ như má, miệng, cằm, hàm trên, hàm dưới, môi. Điều đó có thể giúp bé cảm nhận các vị trí trên mặt và điều chỉnh sao để có thể ngậm được vú mẹ. Không chỉ sử dụng núm vú mẹ cũng có thể dùng ngón tay của mình, khen mềm chạm, chà nhẹ vào hàm trên và hàm dưới của trẻ để trẻ tự cảm giác rồi liếm, cắn.
Trẻ từ 0-3 tháng tuổi thường có thói quen cầm bất kỳ thứ gì được để vào tay khi vừa sinh ra. Thế nhưng, phản xạ này sẽ dần mai một nếu không được cha mẹ cho thực hành. Vì vậy cha mẹ có thể để ngón tay mình vào tay trẻ cho trẻ nắm. Hoặc cũng có thể để vào tay trẻ những món đồ chơi khác nhau để rèn luyện xúc giác.
Những lưu ý cha mẹ cần biết khi dạy trẻ 0-3 tháng tuổi
Trong quá trình nuôi dạy trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi có một số điều mà cha mẹ cần lưu ý để tránh gây tác động ngược tới trẻ như:
-
Nên dạy trẻ với tần suất hợp lý: Không nên đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên trẻ, điều này vô tình có thể khiến trẻ mệt mỏi và tâm lý cha mẹ cũng có sự ảnh hưởng.
-
Chú trọng giao tiếp với trẻ: Khi phát triển thính giác cho trẻ, ngoài việc cho trẻ nghe CD, ghi âm cha mẹ cũng phải thường xuyên nói chuyện, giao lưu với trẻ để tránh trẻ quá phụ thuộc vào giọng đọc có sẵn.
-
Tránh mùi hương nồng: Đối với việc phát triển khứu giác cho trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ ngửi mùi hương quá nồng, khiến trẻ khó chịu.
-
Chú ý an toàn của trẻ: Khi cho trẻ cầm nắm đồ vật gì, cha mẹ cần lưu ý để tránh trẻ tự lấy đập vào người mình gây ra thương tổn.
Với những chia sẻ trên của chúng tôi chắc hẳn các bậc cha mẹ sắp và đang có con ở giai đoạn 0-3 tháng tuổi cũng đã biết tầm quan trọng của việc giáo dục sớm cho trẻ. Bên cạnh đó, hãy áp dụng các cách dạy trẻ 0-3 tháng tuổi chúng tôi chia sẻ trên một cách hợp lý, khoa học, giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.