Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với rất nhiều phương pháp giáo dục sớm, họ đã thành công trong việc nuôi dạy con cái từ khi mới sinh ra. Đây là một trong những cái nôi giáo dục hoàn thiện được cả thế giới ngưỡng mộ. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp giáo dục sớm của Nhật được chia sẻ qua những thông tin Monkey chia sẻ sau đây.
Cha mẹ có nên áp dụng phương pháp giáo dục sớm của Nhật cho trẻ?
Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ của người Nhật đã tạo nên nhiều tinh anh, thiên tài cho nhân loại. Thế nên phương pháp này ngày càng được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới. Để biết chính xác được có nên áp dụng phương pháp này cho con hay không, hãy điểm qua những ưu và nhược điểm dưới đây:
Về ưu điểm
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật có những ưu điểm nổi bật như sau:
Giúp trẻ có tính tự lập cao
Lợi ích đầu tiên của việc giáo dục sớm theo phương pháp của người Nhật là giúp hình thành tính tự lập sớm ở trẻ. Hình ảnh những bé nhỏ tuổi tự ngồi xúc cơm ăn, ngồi yên một chỗ, trật tự khi tham gia phương tiện giao thông đã trở nên quen thuộc và phổ biến tại “xứ sở anh đào”. Trẻ có thể tự đến trường, xách theo nhiều chiếc túi khác nhau để ý thức được việc phân loại đồ dùng.
Ở trường, trẻ còn phải thay quần áo liên tục, nên trẻ không còn cảm thấy loay hoay nếu như không có sự giúp đỡ của mẹ. Điều này sẽ giúp con có nhận thức xã hội đúng đắn và có trách nhiệm hơn dù con chỉ mới 2-3 tuổi.
Tính kỷ luật
Trẻ em Nhật được rèn kỷ cương và nề nếp rất tốt, tự giác thực hiện mọi việc mà không cần có sự nhắc nhở hay quát mắng của phụ huynh. Nền giáo dục ở đây chủ trương để trẻ tuân theo những nguyên tắc, quy định và làm những điều thực sự cần thiết kể cả như trẻ không thích, chẳng hạn như khuyến khích bé ăn nhiều rau.
Rèn luyện sự tự tin
Các phụ huynh Nhật Bản luôn khuyến khích trẻ tích cực tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao, ngay từ khi con chưa đầy 1 tuổi. Với họ, điều đầu tiên là dạy cho trẻ sự bản lĩnh, mạnh dạn chứ không phải là ký thuyết sáo rỗng. Chính điều này sẽ giúp con trở nên tự tin, hoạt bát và năng động hơn. Những trò chơi tập thể luôn được khuyến khích và ưu tiên để giúp trẻ có tinh thần làm việc nhóm.
Dạy cách hòa nhập cộng đồng
Một ưu điểm nữa trong phương pháp giáo dục sớm của Nhật chính là dạy cách để trẻ hòa nhập nhanh chóng vào cộng đồng. Có hai điều mà bất cứ trường mầm non Nhật Bản nào cũng dạy trẻ là: “Cảm ơn” và “xin lỗi”. Trẻ sẽ được học cách chia sẻ đồ chơi cho nhau, thân thiết và cư xử lịch sự với người khác.
Kích thích đam mê học tập
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật chú trọng đến lễ nghĩa khá nhiều, bên cạnh đó việc lĩnh hội những kiến thức cũng không quá gò ép. Những kiến thức toán học, ngoại ngữ không có xu hướng gò ép như một số nước khác. Điều này giúp con tránh khỏi cảm giác sợ học và kích thích khả năng tự học và sáng tạo của trẻ.
Bên cạnh đó, giáo dục của Nhật còn chú trọng đến những bộ môn truyền thống để thể hiện sự tôn trọng nét riêng lâu đời của dân tộc. Điển hình như học thơ Haiku hay thư pháp…
Đề cao ưu điểm của học sinh
Nhật Bản khuyến khích trẻ tự do lựa chọn những môn học mình thích, những gì mà bản thân cảm thấy hứng thú. Trẻ thường được cha mẹ quan tâm về buổi học ở trường như thế nào, bày tỏ những quan điểm của mình thay vì tạo áp lực điểm số. Các con sẽ được tham gia những buổi học ngoại khóa bổ ích để tăng sự tự tin, hứng thú và tính cộng đồng.
Không coi trọng thành tích
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật không đặt nặng vấn đề thành tích. Trong 3 năm tiểu học trẻ được chú trọng vào phát triển nhân cách theo hướng toàn diện. Trẻ được học những cách ứng xử căn bản khi còn nhỏ như tôn trọng người khác, yêu thương động vật, thiên nhiên, biết rộng lượng, cảm thông và chia sẻ.
Về nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, phương pháp giáo dục sớm của Nhật cũng tồn tại một số nhược điểm như:
-
Nguyên tắc và cứng nhắc: Phương pháp của người Nhật đôi khi quá áp đặt đối với con trẻ, khiến con cảm thấy ngột ngạt. Họ nghiêm túc và đôi khi ép buộc trẻ làm trái với những điều con mong muốn.
-
Không định hướng kiến thức khi còn nhỏ: Người Nhật chú trọng vào lễ nghĩa, nhân cách nên đôi khi quên mất một số điều trẻ nên học ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ tuy được lựa chọn những môn học yêu thích nhưng lại trên cơ sở có sẵn chứ chưa phát huy được hết tiềm năng sáng tạo của con.
-
Nghiêm khắc: Đây vừa là ưu vừa là nhược điểm trong phương pháp giáo dục sớm của Nhật. Sự nghiêm khắc giúp hình thành kỷ cương, quy định ngay từ khi còn bé nhưng đôi khi lại khiến trẻ khó chịu và sinh ra chống đối.
Khi nào có thể áp dụng phương pháp giáo dục sớm của Nhật?
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật được định hướng theo nhiều giai đoạn khác nhau. Nhìn chung, mô hình này cũng tương tự như những triết lý giáo dục sớm hiện nay, được áp dụng phổ biến trong độ tuổi từ sơ sinh đến 6 tuổi. Đây được xem là thời kỳ vàng để con học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn cần thiết để định hình nhân cách cho con sớm hơn. Khi con học được cách tự lập, cũng là lúc cha mẹ an tâm hơn, thoải mái hơn trên con đường định hướng tương lai của trẻ sau này.
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi
0-6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu rất lớn, chính vì thế cha mẹ không nên bỏ qua thời điểm quý báu này. Hãy cố gắng nghĩ cách để kích hoạt khả năng tiếp thu thông qua kích thích các giác quan. Đây là một trong những phương pháp giáo dục sớm của Nhật được áp dụng rất hiệu quả cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi.
Kích hoạt thị giác
Phụ huynh cần quan tâm bao bọc trẻ trong không gian đa dạng với những màu sắc. Chẳng hạn như tường nhà có những bức tranh phong cảnh, thiên nhiên, kệ trang trí của bé trưng bày những món đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên, màu sắc tươi sáng…
Kích hoạt thính giác
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật thông qua kích hoạt thính giác là cách rất hiệu quả. Hãy mở cho trẻ nghe những bản nhạc được chọn lọc kỹ lưỡng để bé nghe và làm quen, thể hiện được cảm xúc khi nhạc được nổi lên.
Kích thích xúc giác
Trẻ sẽ nhanh chóng học được cách để điều chỉnh cảm nhận không gian, vị trí của mẹ…Có thể dùng những vật dụng cảm quan để kích thích trẻ cầm nắm, sờ vào vật nhẹ, nặng, sần sùi, nhẵn mịn… Đặc biệt, hãy để trẻ được cầm nắm đồ vật mỗi ngày như nắm ngón tay cha, mẹ để con có xúc giác phát triển tốt nhất.
Kích thích vị giác
Cách kích thích vị giác hiệu quả nhất cho bé chính là dùng một chút khăn thấm các loại nước đun sôi để nguội như nước có vị ngọt, nước lạnh, vị chua, mặn để bé nếm…
Kích hoạt khứu giác
Bé sẽ cảm nhận được hương thơm đến từ quần áo, sữa tắm gội, hương hoa, mùi sữa thơm… Nhờ vậy, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt với những mùi hương đa dạng khác nhau. Đây đều là những phương pháp giáo dục sớm của Nhật hiệu quả mà ba mẹ nên áp dụng. Để giúp bé trở thành người thông minh, phát triển năng lực toàn diện.
Xem thêm: So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia - Hiểu đúng để chọn đúng
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật Shichida nổi tiếng cho trẻ từ 6 tháng - 6 tuổi
Shichida là một trong những phương pháp giáo dục sớm của Nhật toàn diện nhất hiện nay. Mô hình này được áp dụng cho trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, giúp trẻ lớn lên ngày càng hoàn thiện tốt hơn, bồi đắp năng lực của bản thân.
Khởi nguồn của phương pháp giáo dục Shichida
Phương pháp giáo dục sớm Shichida là phương pháp có nguồn gốc từ Nhật Bản, xuất hiện vào những năm 1960. Phương pháp này được gọi tên theo chính người sáng lập là giáo sư Makoto Shichida (1929 - 2009). Ông là nhà giáo dục có sự ảnh hưởng lớn, với hơn 40 năm cống hiến hết mình cho nghiên cứu phát triển não bộ và chương trình giáo dục sớm cho trẻ nhỏ.
Vào năm 1970, Giáo sư Makoto Shichida thành lập nên Viện Giáo dục Trẻ em Shichida, sau đổi tên thành Viện Giáo dục Shichida . Đến nay, mô hình giáo dục của ông đã tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới, được xem là phương pháp tiên tiến phù hợp cho bé từ 6 tháng – 6 tuổi. Một số thành công mà mô hình giảng dạy sớm cho trẻ này đạt được tính đến thời điểm hiện tại là:
-
Áp dụng tại trên 14 quốc gia trên thế giới và không ngừng mở rộng thêm như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đài Loan,Trung Quốc, Canada, Hồng Kông và Việt Nam.
-
Đã có hơn 500 trung tâm – Viện Giáo dục Shichida được ra đời.
-
Hơn 1 triệu trẻ em và những nghiên cứu sinh tại các trường Đại học lớn đã và đang tiếp cận mô hình giáo dục này.
Độ tuổi phù hợp để áp dụng phương pháp giáo dục Shichida
Như những gì mà Monkey đã chia sẻ, phương pháp giáo dục sớm của Nhật Shichida được áp dụng rộng rãi và phù hợp cho trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 6 tuổi. Đây cũng là giai đoạn và độ tuổi giáo dục đặc biệt mà phương pháp này muốn định hướng đến.
Theo nhiều chuyên gia, đây chính là thời điểm cần thiết để tiếp nhận kiến thức trong sự phát triển của trẻ. Chính vì thế nên bố mẹ nên để con được tiếp cận sớm, mang đến cho trẻ nền giáo dục về tâm hồn. Từ đó, con có cơ hội tiếp nhận và phát triển một lượng tri thức khổng lồ, nhân cách bao dung, cơ thể khỏe mạnh cùng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
Phương pháp giáo dục Shichida đem lại những gì cho trẻ?
Phương pháp giáo dục sớm của Nhật hướng đến một nền giáo dục toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là những bài học để giúp con phát triển mọi mặt từ trí óc, tinh thần, thể chất. Đặc biệt nhất là chú trọng đến sự phát triển trí não của trẻ, bởi đây chính là nền tảng quyết định kết quả cho những hoạt động khác. Phương pháp giáo dục sớm của Nhật Shichida đem đến cho trẻ:
Phát triển trí óc
Phương pháp Shichida đặc biệt quan tâm đến sự phát triển cân bằng của bán cầu não hai bên. Bởi mỗi bên bán cầu lại đóng một vai trò nhất định, không giống nhau. Nếu như bán cần não trái chịu trách nhiệm phân tích thông tin, tiếp nhận từng bước trên những cơ sở. Bán cầu não phải lại có khả năng nhanh chóng tiếp nhận một lượng lớn thông tin qua những cảm nhận và hình ảnh.
Thế nên, việc giúp trẻ có thể cân bằng được cả hai bán cần não sẽ giúp hỗ trợ mở rộng kiến thức, tăng cường khả năng xử lý thông tin. Đồng thời, khơi gợi niềm đam mê học hỏi trong bé, nâng cao bồi đắp kiến thức mới một cách hiệu quả.
Những vấn đề giáo dục khác
Bên cạnh sự hỗ trợ về trí óc, phương pháp giáo dục sớm của Nhật còn hỗ trợ cho trẻ về những mặt như:
-
Giáo dục tinh thần: Hình thành ý thức đạo đức và nhân cách từ sớm như sự yêu thương, nhường nhịn, tự trọng, nhạy bén…
-
Giáo dục thể chất: Có nhiều hoạt động, bài tập phù hợp để trẻ trở nên khỏe mạnh hơn.
-
Giáo dục dinh dưỡng: Dinh dưỡng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự lớn lên của trẻ. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu sẽ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. Đây là một trong những điểm mới so với những phương pháp giáo dục khác đang hiện hành.
Hướng dẫn áp dụng phương pháp Shichida
Để định hướng để cho trẻ phát triển một cách tốt nhất, trước tiên, cha mẹ cần có sự nhìn nhận chính xác. Để áp dụng phương pháp giáo dục sớm của Nhật Shichida một cách hiệu quả, cha mẹ cần nhìn nhận trẻ trên 6 quan điểm như sau:
Không tập trung vào khuyết điểm
Con trẻ sinh ra đều là những cá nhân xuất sắc và hoàn hảo, trong đó sự phát triển của mỗi đứa trẻ lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường và các dạy dỗ của ba mẹ. Chính vì vậy, cha mẹ cần có cân bằng giữa hai điều là sự nghiêm khắc và tình yêu thương.
Hãy luôn khen ngợi con, khuyến khích con làm những điều tốt đẹp, chỉ đúng lỗi và dạy cách để con tự khắc phục. Ba mẹ hãy luôn nhớ rằng, không có đứa trẻ hư chỉ có những đứa trẻ hành động chưa đúng.
Không xem con là hoàn thiện- nhưng là hoàn hảo
Ba mẹ đừng quá xem trạng thái hiện giờ của con là hoàn thiện, bởi thực tế trong mỗi giai đoạn trưởng thành, con sẽ bộc lộ nhiều điều cần phải chỉnh sửa, uốn nắn. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự kiên trì và nỗ lực mỗi ngày của ba mẹ.
Mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh và yếu riêng, chính vì thế hãy động viên con để khuyến khích con khắc phục được những điểm yếu và tập trung vào điểm mạnh của con. Hãy luôn trân trọng và khen ngợi con, để con có thêm động lực, tự tin phát triển những gì mình đang có.
Không cầu toàn
Nhiều phụ huynh luôn muốn điều khiển con của mình dựa trên những hình mẫu đã tạo dựng sẵn. Điều này vô hình chung khiến trẻ khó chịu, rơi vào trạng thái căng thẳng, khiến cho mối quan hệ gia đình càng trở nên xa cách, kìm hãm năng khiếu của con. Hãy để con lớn khôn, cha mẹ giống như người dẫn đường đồng hành ở bên cạnh trẻ.
Không so sánh
Việc so sánh con của mình với những đứa trẻ khác sẽ càng mang đến sự chán nản cho trẻ. Mỗi đứa trẻ có định hướng phát triển riêng, cá tính và sở thích hoàn toàn khác nhau. Hãy giáo dục con phát triển những kỹ năng và phù hợp chính là mang đến hạnh phúc cho con.
Không đề cao kết quả
Giáo dục là giúp con có thể phát triển những tài năng của riêng mình, bên cạnh những kiến thức, cần dạy trẻ phẩm chất đạo đức. Đừng nhìn vào điểm số mà hãy quan sát sự nỗ lực của con mà trân trọng và khuyến khích sự cố gắng đó.
Một trong những ứng dụng định hướng giáo dục sớm và phát triển toàn diện hiện nay được quan tâm chính là bộ ứng dụng học tập của Monkey. Đây là những phần mềm giúp phát triển ngôn ngữ, toán học, ngoại ngữ và cả những cảm xúc và nhân cách. Con sẽ vừa học, vừa chơi tiếp thu một cách tự nhiên những kiến thức mà app chia sẻ. Chắc chắn đây là lựa chọn để tiếp thêm sức mạnh thành công trong tương lai của con trẻ.
Như vậy, Monkey đã chia sẻ những thông tin bổ ích về phương pháp giáo dục sớm của Nhật. Đây là một trong những phương pháp hàng đầu nên áp dụng cho trẻ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đừng quên lựa chọn Monkey để trở thành “quân sư” tốt nhất cho con mẹ nhé.