zalo
Cách đo chiều cao trẻ sơ sinh dự đoán chính xác sự phát triển của bé
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Cách đo chiều cao trẻ sơ sinh dự đoán chính xác sự phát triển của bé

Phương Đặng
Phương Đặng

26/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đo chiều cao là cách giúp bố mẹ theo dõi tốt nhất quá trình phát triển của bé. Thực hiện cách đo chiều cao trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng chuẩn? Làm thế nào để phụ huynh chọn được dụng cụ đo chiều cao cho kết quả chính xác nhất?

Đặc điểm phát triển chiều cao trẻ sơ sinh 

Cân nặng và chiều cao của trẻ em sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Cụ thể là:

  • Giai đoạn bào thai: Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương đã bắt đầu phát triển. Trẻ sơ sinh có thể đạt chiều cao trên 50cm nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

  • Giai đoạn 0 - 3 tuổi: Trẻ 1 tuổi tăng khoảng 25cm so với lúc sơ sinh và đạt 75cm. Trẻ 2 tuổi có thể cao thêm 10cm, đạt mức trung bình từ 85 đến 86cm. Trẻ 3 tuổi tăng 5 - 8cm mỗi năm cho đến khi dậy thì.

  • Dậy thì: Trẻ tăng trung bình 8 - 12cm mỗi năm cho đến 20 tuổi.

Trẻ dưới 3 tuổi tăng chiều cao khá nhanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc đo cân nặng, đo chiều cao trẻ sơ sinh định kỳ giúp bố mẹ theo dõi tình trạng phát triển thể chất, kiểm soát nguy cơ thừa dinh dưỡng gây tăng cân hoặc nguy cơ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Vậy đâu là con số chiều cao trẻ sơ sinh chuẩn nhất? Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra bảng chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng cụ thể như sau:

Bảng đo chiều cao trẻ sơ sinh. (Ảnh: WHO)

Theo đó, các mẹ nên đo chiều dài trẻ sơ sinh để biết được quá trình phát triển cụ thể nhưng không phải ngày nào cũng đo. Tần suất đo quá dày sẽ khiến mẹ không nhận thấy được sự phát triển của bé. Do đó, mẹ hãy đo chiều cao của bé mỗi 3 tháng một lần, sử dụng cùng một thước đo chiều cao cho bé sơ sinh để tránh sự chênh lệch giữa các dụng cụ.

Hướng dẫn cách đo chiều cao trẻ sơ sinh

Đo chiều cao cho trẻ sơ sinh như thế nào để có kết quả chính xác nhất? Theo nguyên tắc, nếu bé dưới 24 tháng thì gia đình nên đo chiều dài khi trẻ nằm. Mẹ hãy chuẩn bị thước đo chiều cao trẻ sơ sinh đúng chuẩn, đặt ở nơi bằng phẳng, không có độ phồng, chẳng hạn như mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà.

Đo chiều dài khi nằm ở trẻ sơ sinh dưới 24 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình đo chiều dài, cần ít nhất 2 người thực hiện và hỗ trợ. Cách đo chiều cao của trẻ sơ sinh đúng chuẩn như sau:

  • Bước 1: Cởi giày dép, mũ nón của bé sơ sinh ra.

  • Bước 2: Đặt bé nằm ngửa trên thước đo, giữ cho đầu bé chạm vào cạnh thước.

  • Bước 3: Một người giữ thẳng đầu bé, người kia giữ thẳng đầu gối của bé, để chân bé thẳng đứng.

  • Bước 4: Người giữ đầu gối điều chỉnh thanh trượt của dụng cụ đo chiều cao di động cho đến khi ép vào lòng bàn chân của bé.

  • Bước 5: Đọc kết quả và ghi số cm với số lẻ.

Cách đo chiều dài cho trẻ sơ sinh này có thể được thực hiện tại nhà với kết quả chính xác, được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn.

Dụng cụ đo chiều cao cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Thước đo chiều cao trẻ sơ sinh Seca 210 của Đức là loại dụng cụ chuẩn cho kết quả chính xác được bác sĩ khuyên dùng.

  • Giá bán: 1.400.000 đồng.

  • Chất liệu: Nhựa

  • Đặc điểm thiết kế: Tiết kiệm không gian, gọn nhẹ. Phần đầu tấm đo được cố định, phần chân có thể trượt giúp định vị chiều cao trẻ.

  • Nơi mua: Sàn thương mại điện tử uy tín, cửa hàng, nhà thuốc bán vật dụng y tế cho trẻ.

Thước đo chiều cao trẻ sơ sinh Seca

Xem thêm: [Cập nhật 2022] Bảng chiều cao trẻ sơ sinh chuẩn WHO theo tháng từ 0 - 1 tuổi

Nên làm gì khi trẻ không đạt chuẩn chiều cao?

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, các yếu tố như dinh dưỡng, môi trường sống, vận động, giấc ngủ… có ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao của bé. Bên cạnh hướng dẫn đo chiều cao cho trẻ sơ sinh thì bố mẹ hãy “bỏ túi” các phương pháp sau nhằm kích thích chiều cao của trẻ phát triển tối đa:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến 32% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sơ sinh. Trong suốt thai kỳ và thời gian cho con bú, mẹ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, nhất là sắt, đạm, canxi, iot, photpho, axit folic, vitamin D, axit béo không no… Sau khi sinh, bé cần duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Trẻ cần được xây dựng khẩu phần ăn uống khoa học đúng theo từng độ tuổi để phát triển và tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Tình trạng thiếu dinh dưỡng có khả năng khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng. Ngược lại, trẻ nạp thừa năng lượng sẽ bị thừa cân, béo phì.

Trong bữa ăn, bé cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm tinh bột (bánh mì, cơm, khoai, ngô…), chất đạm (cá, thịt, trứng, đậu phụ…), chất béo (sữa và các chế phẩm từ sữa, dầu mỡ…) và các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu.

Cuối cùng, các thực phẩm giàu canxi như tôm cua, đậu phụ, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau có màu xanh đậm cần được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ giúp vận chuyển canxi, hỗ trợ xương phát triển.

Khuyến khích trẻ vận động

Vận động với tần suất vừa phải, phù hợp thể trạng có công dụng kéo dài cơ, cho xương chắc khỏe, tăng cường sản sinh hormone tăng trưởng GH làm tăng chiều dài xương, kích thích sụn tăng trưởng.

Cho bé vận động 30 - 60 phút mỗi ngày để kích thích phát triển chiều cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với các bé dưới 3 tuổi, bố mẹ hãy khuyến khích cho con chơi trò vận động tay chân. Ở những bé lớn hơn, phụ huynh hãy cho trẻ làm quen với các môn thể thao như bóng chuyền, bơi lội, bóng rổ… mỗi ngày 30 đến 60 phút.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ của trẻ

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và vận động thì thói quen hàng ngày cũng chi phối nhất định đến quá trình bé tăng trưởng chiều cao, nhất là giấc ngủ.

Hệ xương sẽ hoạt động mạnh khi bé ngủ, đặc biệt là vào khung giờ 22h đến 4h sáng mỗi ngày, đỉnh điểm là lúc 0h. Bố mẹ hãy tập cho bé thói quen ngủ sớm, đối với trẻ chưa đi học là 21h và trước 22h đối với bé đã đi học.

Để bé ngủ ngon và sâu, bố mẹ cần chú ý đến không gian phòng ngủ và quần áo thoải mái khi đi ngủ. Hãy tạo một bầu không khí thoáng mát, yên tĩnh, sạch sẽ, chăn gối mềm mại, dễ chịu cho bé nhé!

Cải thiện tư thế từ sớm

Những thói quen về tư thế khi còn nhỏ cũng góp phần giúp bé đạt vóc dáng lý tưởng sau này. Việc ngồi sai tư thế quá lâu khi học bài, đeo cặp xách quá nặng so với cơ thể sẽ tác động đến xương khớp, gây cong vẹo cột sống, gù lưng… Hệ lụy là trẻ khó phát triển chiều cao.

Phụ huynh nên điều chỉnh tư thế đứng cho bé trong những hoạt động thường ngày. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần luyện cho bé đứng thẳng, ngồi thẳng lưng nhằm tạo thói quen tốt ngay từ nhỏ.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng chiều cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Kiểm tra và tầm soát sức khỏe, dinh dưỡng toàn diện cho bé sẽ giúp phụ huynh nắm bắt chính xác, sớm phát hiện vấn đề mà con yêu đang gặp phải, có biện pháp hữu ích can thiệp kịp thời.

Chiều cao và cân nặng của bé cũng là chỉ số quan trọng cảnh báo tình trạng sức khỏe bên trong. Mỗi 6 tháng, bố mẹ hãy đưa bé đi thăm khám tại các địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín 1 lần nhé!

Trong những năm đầu đời, bố mẹ cần theo sát quá trình tăng trưởng và phát triển của bé qua chỉ số chiều cao và cân nặng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp phụ huynh biết cách đo chiều cao trẻ sơ sinh đúng chuẩn như thế nào. Bố mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất để bé phát triển toàn diện nhé!

Virtual care: How to accurately measure your child’s height and weight at home - Ngày truy cập: 25/04/2022

https://www.aboutkidshealth.ca/article?contentid=3910&language=english#:~:text=years%20of%20age-,If%20your%20child%20is%20an%20infant%20or%20under%20two%20years,the%20help%20of%20two%20caregivers

What’s the Average Baby Length by Month? - Ngày truy cập: 25/04/2022

https://www.healthline.com/health/parenting/average-baby-length

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!