zalo
[Cập nhật 2024] Bảng chiều cao trẻ sơ sinh chuẩn WHO theo tháng từ 0 - 1 tuổi
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Cập nhật 2024] Bảng chiều cao trẻ sơ sinh chuẩn WHO theo tháng từ 0 - 1 tuổi

Phương Đặng
Phương Đặng

22/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chiều cao trẻ sơ sinh là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sự tăng trưởng đầu đời của trẻ. Ba mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu tiêu chuẩn, sự phát triển chiều cao của trẻ sơ sinh cùng các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng trưởng tốt nhất trong bài viết này.

Bảng chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng tuổi

Chiều cao là 1 trong các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của trẻ trong năm đầu đời. Theo đó, nếu bé trai và bé gái đạt được chỉ số trung bình chuẩn hoặc nằm trong giới hạn WHO thì được coi là phát triển tốt.

Bảng chuẩn chiều dài của bé sơ sinh 

Cập nhật dữ liệu từ WHO 2024, chiều dài chuẩn của bé sinh đủ tháng, khỏe mạnh và không có bệnh lý bẩm sinh lúc đẻ và khi tròn 12 tháng tuổi lần lượt là:

Khi mới chào đời:

Bé trai: Trung bình (TB) = 49.9cm & Giới hạn chuẩn khoảng 48 - 51.8cm.

Bé gái: Trung bình (TB) = 49.1cm & Giới hạn chuẩn khoảng 47.3 - 51cm.

Khi bé tròn 1 tuổi:

Bé trai: Trung bình (TB) = 75.7cm & Giới hạn chuẩn khoảng 73.4 - 78.1cm.

Bé gái: Trung bình (TB) = 74cm & Giới hạn chuẩn khoảng 71.4 - 76.6cm.

Trường hợp trẻ sinh non thiếu tháng, một số bé có kèm bệnh lý bẩm sinh hoặc ảnh hưởng từ mẹ trong thai kỳ thì chiều dài khi mới chào đời thường đạt khoảng …. Sau sinh, bé có thể không đạt được mức cân chuẩn như các bé cùng tuổi nhưng nếu mức tăng hàng tháng đều đặn và đủ mức trung bình thì con vẫn được đánh giá là tăng trưởng tốt.

Mặt khác, vẫn có trường hợp ngoại lệ các bé sinh non tăng cân nặng, chiều cao chuẩn tương đương các bé sinh đủ tháng. Quan trọng nhất là ba mẹ cần biết cách theo dõi, đánh giá sức khỏe và chăm sóc bé đúng cách.

Hướng dẫn tra cứu và đánh giá chiều cao của bé 

Để theo dõi chiều cao mỗi tháng, ba mẹ nên đối chiếu với chỉ số và giới hạn chuẩn theo WHO.

Bảng đo chiều cao của trẻ sơ sinh - Bé trai 0 - 1 tuổi. (Ảnh: WHO)Bảng đo chiều cao của trẻ sơ sinh - Bé gái 0 - 1 tuổi. (Ảnh: WHO)Đối chiếu trên bảng dữ liệu của WHO, bạn sẽ xác định được chiều cao của bé so với mức trung bình có chênh lệch nhiều không, có nằm trong giới hạn cho phép (mức (-1) đến (+1)) không. Nếu có là bé đạt tiêu chuẩn và ngược lại là chưa đủ chuẩn.

Trẻ sơ sinh phát triển chiều cao như thế nào là tốt?

Sự phát triển chiều cao chuẩn của bé sơ sinh từ 0 - 12 tháng gồm 2 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: 0 - 6 tháng mức tăng chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng là 2.5cm/tháng.

Giai đoạn 2: 7 - 12 tháng mức tăng trung bình là 1.5cm/tháng

Trường hợp các bé sinh non, thiếu tháng hoặc có bệnh lý bẩm sinh thì có thể không đạt được mức trung bình này. Do đó, ba mẹ cần theo dõi chỉ số chiều cao của con theo tháng, nếu có chênh lệch lớn kèm theo dấu hiệu suy giảm sức khỏe thì cần cho bé thăm khám, kiểm tra thường xuyên.

Ngoài ra, đối với cả trẻ sinh đủ tháng và thiếu tháng, nếu bé chỉ phát triển chiều cao mà không tăng cân thì chưa thể đánh giá là tốt. Ba mẹ cần đối chiếu với cân nặng để nhận định chính xác nhất.

Xem thêm: [Cập nhật] Bảng cân nặng trẻ sơ sinh mỗi tháng chuẩn WHO 2024

Đánh giá sức khỏe qua chiều cao cân nặng thế nào là chuẩn?

Trước khi đánh giá sự tăng trưởng của trẻ, bạn cần biết cách đo chiều cao, cân nặng đúng cách, sau đó đối chiếu theo dữ liệu chuẩn của WHO để có kết quả chính xác.

Đo chiều cao đúng cách

Để xác định chiều cao của trẻ sơ sinh, ba mẹ cần thực hiện 2 bước đo như sau:

Bước 1: Đặt bé nằm dọc theo thước đo, điều chỉnh cho người bé đúng tư thế: Đầu, lưng, vai, chân thẳng hàng và chạm sát mép thước.

Bước 2: Tiến hành đọc số đo gồm cả số chẵn và số lẻ.

Đo chiều dài đúng cách giúp đánh giá chuẩn sự tăng trưởng của bé. (Ảnh: Shutterstock)Đo cân nặng đúng tiêu chuẩn

Tương tự cách đo chiều dài của bé sơ sinh, bạn cần đo cân nặng của bé theo quy trình bước dưới đây:

Bước 1: Đặt cân ở mặt phẳng rộng rãi và điều chỉnh cân về số 0.

Bước 2: Cởi bỏ mũ, áo khoác, giày dép (nếu có) và các phụ kiện không cần thiết để giảm bớt sai số. Ngoài ra, ba mẹ nên cho trẻ cân vào buổi sáng khi đã vệ sinh và chưa ăn gì.

Bước 3: Đặt bé lên cân và tiến hành đọc chỉ số. Lưu ý nhìn thẳng vào giữa mặt cân để xác định được số đo chính xác nhất.

Đối chiếu trên bảng chuẩn WHO

Sau khi tiến hành đo cân nặng, chiều dài của trẻ, bạn cần đối chiếu với bảng chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng thể chất. Ba mẹ có thể dựa vào bảng đo chiều dài - cân nặng tương ứng của WHO để xác định mức độ tăng trưởng của bé trai, bé gái nhà mình. Ý nghĩa các mức độ cụ thể là:

Mức 1: số đo đạt chuẩn 

Mức 2: có nguy cơ thấp còi/ to cao vượt chuẩn

Mức 3: nghiêm trọng

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Gen di truyền, giới tính, chiều dài lúc mới sinh, v.v… là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé sơ sinh 0 - 1 tuổi. Vậy chúng thực sự ảnh hưởng như thế nào?

Gen di truyền

Đây là yếu tố quyết định đến 23% số đo chiều cao của trẻ. Vì vậy, ba mẹ có thể tính toán chiều dài của con qua số đo của bố mẹ theo công thức:

Chiều cao bé trai = [(chiều cao mẹ + 15) + chiều cao bố] / 2

Chiều cao bé gái = [(chiều cao bố - 15) + chiều cao mẹ] / 2

Giới tính

Thông thường, trong cùng 1 độ tuổi bé trai cao hơn bé gái từ 0.7 - 1cm, tuy nhiên vẫn có trường hợp ngược lại. Mặt khác, cơ chế phát triển chiều cao của bé trai cũng có sự khác biệt với bé gái nên ngay cả khi còn nhỏ hay trưởng thành thì bé trai hầu như vẫn cao hơn.

Bé trai thường cao hơn bé gái khi mới sinh và trưởng thành. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chiều cao của trẻ mới sinh

Chiều dài lúc mới chào đời cũng ảnh hưởng tương đối đến sự phát triển chiều dài sau đó. Đặc biệt, có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa bé sinh đủ tháng và thiếu tháng, bé khỏe mạnh và có bệnh lý bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng từ mẹ, v.v…Thông thường, những bé phát triển bình thường trong bụng mẹ và ra đời đủ tháng thì chiều cao hay cân nặng cũng đều đạt chuẩn và tăng với tốc độ ổn định hơn các bé có vấn đề sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng 

Trong các yếu tố ảnh hưởng, tỷ lệ tác động của dinh dưỡng đến chiều cao là 32%. Đây cũng là yếu tố dễ can thiệp nhất trong trường hợp bé cao hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn. Do đó, nếu muốn cải thiện chiều cao thì cần quan tâm đến vấn đề này đầu tiên.

Vận động thể chất

Bên cạnh dinh dưỡng thì yếu tố vận động cũng quyết định đến 20% chiều cao của trẻ. Khi áp dụng các biện pháp cải thiện chiều cao, ba mẹ cũng cần đưa yếu tố này vào và điều chỉnh song song. Cụ thể, đối với trẻ sơ sinh thì bạn cần khuyến khích con vận động với tần suất hợp lý và nên thực hiện các bài tập giúp tăng chiều dài phù hợp với bé từ 0 - 1 tuổi.

Vận động thể chất ảnh hưởng 20% chiều cao của bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giấc ngủ của trẻ

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết hormone tăng trưởng. Nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ ngủ sâu, ngủ đủ thì kết quả sự phát triển chiều dài xương sẽ đạt được mức tối đa. Ngoài ra, nếu được đặt đúng nằm đúng tư thế, xương của trẻ sẽ không bị áp lực cản trở, từ đó giúp trẻ cao hơn sau mỗi đêm.

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ

Ngoài các chỉ số chiều cao, cân nặng, ba mẹ cần đánh giá sự phát triển chung của con qua các kỹ năng giao tiếp, khả năng nhận thức và quan hệ tình cảm, xã hội của bé. Trong 12 tháng đầu tiên, bé đã có nhiều thay đổi đáng kể về:

Thể chất

Con có thể tự đứng dậy, đi men theo điểm tựa chắc chắn.

Dễ dàng thay đổi tư thế nằm, ngồi khi được đặt trên giường.

Có thể nhìn mục tiêu (món đồ chơi, người quen) và di chuyển nhanh về hướng đó.

Nhận thức

Trẻ có khả năng nhận biết một số đồ vật qua những đặc điểm quen thuộc.

Biết phân biệt thời gian ngày và đêm, ba mẹ có thể quan sát qua thói quen ngủ của con.

Phân biệt các loại âm thanh, hình ảnh khác nhau và bộc lộ sự yêu ghét đối với những âm thanh, hình ảnh đó.

Giao tiếp

Bé có thể diễn đạt yêu cầu thông qua các cử chỉ lắc đầu, vươn tay chỉ trỏ.

Con sẽ khóc hoặc cất tiếng gọi ê a khi không có bố mẹ ở gần.

Bé có thể trò chuyện cùng ba mẹ. (Ảnh: Shutterstock)

Quan hệ tình cảm và xã hội

Ở giai đoạn này, trẻ đã hiểu tương đối lời của bố mẹ và có thể bắt chước hành động mà chúng ta lặp lại nhiều lần.

Đôi khi bố mẹ khó chịu, bé cũng có thể nhận ra và phản ứng lại.

Bé tỏ ra thích thú khi gặp các bạn cùng tuổi.

Giải pháp tối ưu cải thiện chiều cao cho trẻ 0 - 12 tháng

Nhằm giúp bé đạt được tiêu chuẩn tăng trưởng chiều cao và cân nặng, ba mẹ cần hiểu rõ cách chăm sóc và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phù hợp với thể trạng và thói quen của con.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ và bé 

Như đã đề cập, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng và dễ can thiệp nhất khi bé có vấn đề về chiều cao. Để trẻ 0 - 1 tuổi đạt được chiều cao chuẩn, ba mẹ cần chú ý cải thiện chế độ ăn uống cho cả mẹ và bé. 

Cụ thể, trong 6 tháng đầu, khi nguồn dinh dưỡng của bé chỉ có sữa mẹ thì bạn cần tập trung đảm bảo khẩu phần với đủ các nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất, đủ lượng thực phẩm để điều tiết đủ sữa cho em bé. Ngoài ra, cần tránh 1 số thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và làm mất, giảm sữa như: cá biển, rượu bia, cà phê, thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược, đồ ăn chế biến sẵn, v.v…

Dinh dưỡng giúp mẹ khỏe con cao thông minh. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tương tự với khẩu phần của bé khi bước vào giai đoạn ăn thô từ tháng thứ 6, bạn cần cho bé ăn đủ nhóm chất, đủ lượng và cần chú ý đến độ cứng mềm của thực phẩm, độ đặc loãng và mùi vị của món ăn để trẻ tiêu hóa dễ dàng giúp tăng chiều cao thuận lợi.

Xem thêm: Bé 1 tuổi ăn gì để tăng chiều cao? Xây dựng thực đơn chuẩn thế nào?

Nâng cao sức khỏe của mẹ và bé

Sức khỏe cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và khả năng hấp thu của bé. Do đó, nếu muốn cải thiện hoặc duy trì tốc độ tăng chiều cao chuẩn cho bé thì cần tác động song song sức khỏe của cả 2 mẹ con. 

Mẹ có thể nâng cao sức khỏe bằng cách điều chỉnh dinh dưỡng và tập luyện nhẹ nhàng. Tương tự bé sơ sinh có thể tăng cường miễn dịch thông qua chế độ ăn, giấc ngủ, thói quen sinh hoạt và vận động hợp lý.

Tiêm phòng đầy đủ đúng lịch

Tiêm phòng đầy đủ là yêu cầu bắt buộc để trẻ sơ sinh phát triển chiều cao, phòng ngừa bệnh tật trong 1 năm đầu. Bé cần thực hiện tối thiểu các mũi tiêm quan trọng như: lao; viêm gan B; nhiễm khuẩn phế cầu; virut Rota; sởi, quai bị & rubella; viêm màng não nhóm B và cúm.

Cải thiện chất lượng môi trường sống

Không gian nghỉ ngơi và sinh hoạt của bé cần được đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ để duy trì một sức khỏe tốt. Mặt khác, không gian thoải mái cũng kích thích bé vui chơi, hoạt động nhiều hơn, từ đó nâng cao thể lực và tăng chiều dài hiệu quả.

Cải thiện môi trường sống là giải pháp tăng trưởng hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ khi cần thiết (men vi sinh, v.v…)

Trong trường hợp trẻ gặp vấn đề về chiều cao mà ba mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp điều chỉnh nhưng không hiệu quả thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng sản phẩm bổ sung khi cần thiết. Bạn có thể cho bé dùng vitamin dạng nhỏ giọt, canxi sữa, bột lysine, v.v… để cải thiện chiều cao.

Chiều cao trẻ sơ sinh cùng các yếu tố về thể chất, nhận thức, giao tiếp, tình cảm, v.v…có thể giúp ba mẹ đánh giá một cách tổng quan về sự phát triển đầu đời của bé. Vì vậy, nếu muốn con tăng chiều cao, cân nặng và khỏe mạnh, thông minh, ba mẹ hãy chú theo dõi , chăm sóc con đúng cách cùng với sự hỗ trợ của bác sĩ khi cần thiết nhé!

Weight-for-age: Simplified field tables - Ngày truy cập: 12/01/2024

https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/weight-for-age 

What’s the Average Baby Length by Month? - Ngày truy cập: 12/01/2024

https://www.healthline.com/health/parenting/average-baby-length#takeaway 

What is the average length for a baby? - Ngày truy cập: 12/01/2024

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324728#what-if-they-are-too-small-or-large 

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!