Trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là tình trạng khiến cha mẹ rất lo lắng và hoang mang vì không biết con em mình có đang bị bệnh hay gặp vấn đề gì đó về tinh thần hay không. Tuy nhiên hiện tượng trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình và khóc lên thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên hãy cùng Monkey tìm hiểu về vấn đề này cũng như cách giải quyết qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng có đáng ngại?
Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét
Do yếu tố thể trạng cơ thể và môi trường
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là do yếu tố môi trường xung quanh tác động. Có thể là do sự thay đổi về môi trường bên ngoài như không gian ngủ thay đổi cũng có thể khiến các bé khó ngủ và khi ngủ giật mình rồi khóc thét.
Ngoài ra, còn có thể do thể trạng của các bé quá yếu nhưng ban ngày lại vui chơi quá nhiều sẽ dễ khiến cho các bé ban đêm gặp phải ác mộng, sợ hãi, tỉnh giấc và quấy khóc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của các bé.
Do yếu tố tinh thần
Nếu trẻ 1 tuổi ngủ giật mình liên tục thì nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý, tinh thần của trẻ. Do các bé mới 1 tuổi, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn toàn, còn rất nhạy cảm với những tác động xung quanh dù nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu các bé gặp phải một điều gì đó hoảng sợ vào ban ngày cũng sẽ khiến ban đêm đi ngủ bị giật mình và khóc thét.
Bé cần sự chăm sóc
Với những bé 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có thể là bé đang muốn tìm bố mẹ để được ăn, thay tã, hoặc cơ thể cảm thấy không khỏe,...Vì bé còn nhỏ nên chỉ có thể biểu hiện qua tiếng khóc, vậy nên cha mẹ cần chú ý và kiểm tra xem liệu bé có đang cần sự giúp đỡ của mình không nhé!
Bé đạt một mốc phát triển mới (mọc răng, tập ngồi bô, cai sữa…)
Đến một giai đoạn nhất định, khi bé đạt được những cột mốc mới như: mọc răng, cai sữa, tập ngồi bô,... cơ thể đang có sự thay đổi để thích ứng với những hiện tượng mới này cũng sẽ khiến bé chưa quen và chưa ổn định dẫn đến việc hay tỉnh giấc và khóc đêm.
Lịch sinh hoạt không phù hợp
Nếu thói quen sinh hoạt hàng ngày của các bé không được ổn định hay thay đổi, biến động và không phù hợp sẽ dễ khiến cơ thể chưa thích ứng được ngay nên cũng có thể khiến các bé ngủ không ngon giấc, dễ giật mình thức giấc và khóc quấy lúc nửa đêm.
Nỗi lo sợ xa cách
Vì các bé còn rất nhỏ nên luôn cần sự chăm sóc bảo vệ của cha mẹ bên cạnh nên nếu các bậc phụ huynh cho các bé ngủ một mình khi còn quá nhỏ sẽ làm cho các bé cảm thấy không an toàn, luôn có cảm giác bất an và lo sợ khi xa cha mẹ nên các bé sẽ ngủ không sâu và ngon, dễ bị tỉnh giấc, giật mình và khóc thét khi đang ngủ.
Do yếu tố bệnh lý
Một trong những nguyên nhân khác gây nên tình trạng bé 1 tuổi ngủ bị giật mình nữa có thể là do yếu tố bệnh lý trong cơ thể khiến các bé ngủ không ngon. Vì các bé còn quá nhỏ chưa thể nói được, nên khi gặp vấn đề gì thì chỉ có thể khóc lên mà thôi, tuy nhiên những lúc như vậy cha mẹ cần phải để ý đến các biểu hiện của bé.
Nếu tình trạng này còn tiếp tục như vậy và không có dấu hiệu giảm thì nên đưa các bé đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị. Một số bệnh lý gây nên tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét như:
-
Trào ngược dạ dày: Dạ dày bị khó chịu dẫn đến các bé ngủ không ngon, khiến trẻ giật mình và khó ngủ.
-
Thiếu canxi: Có thể dẫn tới chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn, hay ra mồ hôi trộm, còi xương hoặc bé hay bị rướn người và giật mình trong lúc ngủ.
-
Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như dây thần kinh bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh cũng có thể gây ra các triệu chứng khiến bé 1 tuổi ngủ bị giật mình.
-
Ngoài ra một số bệnh lý khác như: viêm tai giữa, viêm họng, giun sán, bệnh tim, thiếu máu, cơ thể suy nhược,...cơ thể khó chịu và yếu dễ khiến các bé bị mơ hoảng và giật mình trong khi ngủ.
Bé ngủ hay giật mình có ảnh hưởng như thế nào?
Trẻ em thường xuyên giật mình, khóc đêm bất thường, quấy khóc trong thời gian dài liên tục không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả mẹ của bé.
Ảnh hưởng đến mẹ
-
Stress sau sinh: Mẹ mới sinh con lại phải thức chăm con ngủ không ngon dễ dẫn tới stress sau sinh, lâu ngày có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm.
-
Mất sữa, sức khỏe suy giảm: Mẹ phải thức đêm chăm con thường xuyên, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tình trạng mẹ bị mất sữa và sức khỏe cũng không được đảm bảo.
Ảnh hưởng đến bé
-
Trẻ thường xuyên khóc đêm dễ khiến trẻ ăn không ngon và giảm thèm ăn
-
Làm chậm khả năng phát triển trí tuệ, giảm khả năng nhận thức và học tập của trẻ.
-
Hormone tăng trưởng sản sinh không đủ khiến trẻ bị chậm tăng cân và chậm phát triển chiều cao.
-
Giấc ngủ không ngon làm ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ.
-
Tăng áp lực máu lên não dẫn đến tình trạng huyết áp cao.
-
Gây áp lực lớn lên tim, tim đập nhanh liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
-
Làm tăng nguy cơ đột tử
Trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình ban đêm phải làm sao?
Việc trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là tình trạng không hề tốt đối với sự phát triển của trẻ, vì vậy sau khi đã tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng này thì cha mẹ nên tìm cách khắc phục và chấm dứt ngay vấn đề này ở trẻ.
Đối với những bé 1 tuổi chưa biết tự ngủ
Bước 1: Các mẹ nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ để xem nguyên nhân gây nên tình trạng giật mình khóc đêm của trẻ có phải là do trẻ bị ốm, mọc răng hay do cơ thể của trẻ có chỗ nào khó chịu hoặc do sinh hoạt ăn uống ban ngày có gì không phù hợp với trẻ hay không.
Bước 2: Tiến hành sắp xếp, xây dựng lại lịch sinh hoạt hàng ngày ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi của bé sao cho phù hợp. Cần quan sát bé để điều chỉnh lịch sinh hoạt sao cho đảm bảo cho bé luôn ngủ đủ giấc vào cả ban ngày và ban đêm. Không nên cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày (chỉ nên cho bé ngủ ngày 1 - 2 tiếng) hoặc nếu không ngủ ngày thì cho bé ngủ đêm sớm hơn (giấc ngủ đêm lý tưởng của bé 1 tuổi khoảng 10 - 12 tiếng/ngày) . Nên tích trữ năng lượng ăn vào ban ngày để cắt ăn đêm ở bé để bé không phải thức giấc vì đói. Ngoài ra cần phải đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất cho các hoạt động thể chất của bé trong một ngày.
Bước 3: Nên xây dựng thói quen đi ngủ cho bé và lặp đi lặp lại mỗi ngày như massage nhẹ nhàng, kể chuyện hay trò chuyện cùng bé trước khi đi ngủ và kết thúc bằng việc mẹ rời phòng khi đã đặt bé xuống giường trước khi bé ngủ. Như vậy sẽ giúp bé học được cách tự ngủ và tiếp tục ngủ lại nếu có giật mình tỉnh giấc nửa đêm. Phụ huynh có thể tham khảo về các chương trình Monkey Stories hoặc VMonkey với rất nhiều những câu chuyện thiếu nhi để bé nghe trước khi đi ngủ.
Đối với những bé 1 tuổi đã biết tự ngủ
Nếu bé đã biết cách tự ngủ nhưng lại gặp tình trạng tỉnh giấc và khóc thét giữa đêm thì mẹ cần giúp bé xây dựng được thói quen tự ngủ trở lại.
Bước 1: Nếu bé giật mình và khóc, mẹ khoan hãy dỗ dành bé mà trước hết hãy chờ xem bé có tự nín không, nếu không mẹ hãy vào phòng và bế bé lên và kiểm tra tình trạng xem bé có bị ốm hoặc cần giúp đỡ gì không.
Bước 2: Sau đó mẹ hãy nhẹ nhàng vỗ về bé và thì thầm trấn an với bé rằng không sao đâu cho đến khi bé bình tĩnh trở lại.
Bước 3: Khi bé đã bình tĩnh lại mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé lại giường ngủ để bé tự quay trở lại giấc ngủ.
Nếu bé lại tiếp tục khóc thì mẹ hãy lặp lại như trên và tăng thời gian mẹ vỗ về bé. Bé sẽ dần quen và học được cách tự ngủ sau mỗi lần phản ứng khác nhau của mẹ.
Hiện tượng trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần phải tìm hiểu ra được nguyên nhân và tìm cách khắc phục ngay tình trạng này ở trẻ. Hy vọng với những thông tin trẻ sẽ giúp ích được cho quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng các trẻ của cha mẹ.
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi gắt ngủ xử lý như thế nào?