Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là trẻ em còn đang rất nhỏ. Đặc biệt là những người làm cha mẹ lần sẽ thường gặp rất nhiều các vấn đề khó khăn trong việc chăm sóc trẻ, đặc biệt hiện tượng hay gặp nhất là trẻ 1 tuổi gắt ngủ. Vậy hãy cùng Monkey tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ em gắt ngủ là gì và giải pháp giúp bé 1 tuổi hết gắt ngủ?
Xem thêm: Bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng có đáng ngại?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gắt ngủ của trẻ 1 tuổi
Gắt ngủ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện thường là quấy khóc trước khi ngủ hoặc khi ngủ. Đây là hiện tượng khiến cha mẹ thường bối rối và không biết làm gì để đối phó. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng gắt ngủ ở trẻ 1 tuổi như:
Tính cách
Mỗi em bé sinh ra đều có một tính cách khác nhau, có những em bé rất dễ tính, nên thích ứng với việc đi ngủ và có thể ngủ rất ngoan. Ngược lại, có một số bé rất khó tính nên khá nhạy cảm với bất kỳ sự việc nào nên có thể phản ứng dữ dội với những điều bé không thích. Những bé đó khá khó khăn trong việc dỗ dành đi ngủ và thời gian gắt ngủ cũng nhiều hơn những đứa trẻ khác.
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển
Ở một số giai đoạn, trẻ sẽ khó chịu hơn bình thường, khi bé 1 tuổi tình trạng gắt ngủ sẽ bắt đầu diễn ra nhiều hơn, cho đến khi bé được 2 - 3 tuổi thì tình trạng gắt ngủ sẽ không còn diễn ra nhiều nữa, trẻ sẽ lại trở lại bình thường.
Lịch sinh hoạt lộn xộn
Nếu trẻ em không được sắp xếp xây dựng lịch sinh hoạt cụ thể, rõ ràng mà cho các bé ăn ngủ nghỉ theo giờ giấc lộn xộn thì cũng là nguyên nhân khiến bé 1 tuổi gắt ngủ.
Quá buồn ngủ
Nếu trẻ em quá buồn ngủ mà cha mẹ không nhận ra để cho bé đi ngủ sớm khi bé có nhu cầu, dẫn đến tình trạng bé quá mệt, quá buồn ngủ nhưng lại không được ngủ đúng lúc và đủ giấc cũng sẽ khiến bé gắt ngủ nhiều.
Bị kích thích trước khi ngủ
Một số đứa trẻ cần được ở trong môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng và tiếng động trước khi bé đi ngủ. Vì vậy, cần tránh để bé nô đùa, chơi giỡn quá mức hoặc ở trong môi trường ánh sáng mạnh, âm thanh quá ồn ào sẽ ảnh hưởng và làm cho các bé khó đi ngủ.
Bị đầy bụng
Một số mẹ thường có thói quen cho bé ti sữa để cho bé đi ngủ, tuy nhiên việc ti sữa ngay trước lúc cho bé đi ngủ sẽ làm cho các bé bị đầy bụng dẫn đến gắt ngủ dữ dội.
Gặp ác mộng
Khi trẻ nhỏ đột nhiên gặp ác mộng tỉnh dậy sẽ khiến các bé sợ hãi và căng thẳng làm cho các bé khóc thét lên
Cơ thể thiếu vitamin D
Nếu cơ thể các bé không được cung cấp đủ vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng bị thiếu canxi gây nên tình trạng hay gắt ngủ, khó ngủ hoặc khóc đêm dữ dội.
Trẻ gắt ngủ đến khi nào?
Trẻ 1 tuổi gắt ngủ và sẽ hết khi:
-
Cha mẹ nhận biết được dấu hiệu mệt và biểu hiện buồn ngủ muốn đi ngủ của các bé và cho các bé đi ngủ ngay lúc các bé buồn ngủ.
-
Có một số bé phát triển rất nhanh và ngoan ngoãn nên biết cách lúc buồn ngủ sẽ tự đi ngủ, vì thế sẽ không còn gắt ngủ, khóc quấy cha mẹ nữa.
-
Bạn cũng đừng lo vì tình trạng trẻ gắt ngủ này sẽ tự hết cho đến khi các bé đã lớn hơn khoảng tầm khi các bé được 3 - 4 tuổi.
Giải pháp giúp bé 1 tuổi hết gắt ngủ
Tạo thói quen ngủ đều đặn và đúng giờ
Tạo cho các bé thói quen ngủ đều đặn và đúng giờ sẽ giúp các mẹ chủ động được hơn trong việc cho bé bú, cho đi ngủ và chăm sóc các bé theo đúng thời gian. Các bé sẽ không bị rối loạn đồng hồ sinh học và có những giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Chú ý đến các biểu hiện buồn ngủ của bé
Các mẹ nên để ý đến những biểu hiện buồn ngủ của các bé như: mắt lim dim, ngáp, biểu hiện chậm chạp,... để cho các bé đi ngủ đúng lúc tránh để các bé quá mệt, quá buồn ngủ sẽ quấy khóc rất dữ dội, khó ngủ hoặc ngủ không được sâu giấc.
Không tạo thói quen rung lắc để ru bé ngủ từ lúc mới sinh
Những thói quen vừa bế vừa đi hoặc vừa hát ru ngủ sẽ dễ khiến các bé ngủ không được sâu và khi đặt các bé xuống giường không ru nữa, các bé sẽ bị thức giấc và khóc quấy. Vì vậy bố mẹ nên cho bé làm quen với việc ngủ ở môi trường mặt phẳng, êm ái, thoáng mát, yên tĩnh ngay từ lúc mới sinh, như vậy các bé sẽ quen và ngủ ngon hơn.
Nên cho trẻ ngủ ở nơi quen thuộc
Các em bé nhỏ rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh mình vậy nên một không gian ngủ quen thuộc với đúng nôi, đúng giường và các món gối ngủ quen thuộc sẽ khiến các bé cảm thấy an tâm và ngủ ngon hơn rất nhiều. Đặc biệt nên hình thành thói quen ngủ đúng chỗ trong phòng ngủ của mình thay vì bạ đâu ngủ đó, như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Không cho bú trong lúc ngủ say
Việc các bé đang ngủ mà mẹ lại bế bé dậy cho bé bú hoặc cho ti vào miệng sẽ làm phá giấc ngủ sâu dài quan trọng, khiến các bé bị thức giấc đột ngột, làm cho các bé khó chịu và dễ quấy khóc, vì vậy mẹ đừng sợ bé bỏ 1 - 2 bữa bị đói mà phá giấc ngủ ngon của con trẻ.
Môi trường ngủ thoáng mát, ít ánh sáng và không ồn ào
Môi trường ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của các bé, nên khuyến khích cha mẹ tạo cho bé một môi trường ngủ thoáng đãng, nhiệt độ thích hợp, có ít ánh sáng và không có các tiếng động lớn quá ồn ào.
Thường xuyên vỗ về và an ủi trẻ
Những em bé nhỏ sẽ thường hay có cảm giác bất an, nếu trong lúc ngủ gặp phải ác mộng sẽ dễ khiến các bé sợ hãi và khóc thét. Khi đó hãy ôm các bé vào lòng và nhẹ nhàng vỗ về, vuốt ve để các bé giảm cảm giác bất an và cảm thấy an toàn hơn, khi đó các bé sẽ ngủ ngon hơn.
Bổ sung đủ vitamin D cho trẻ
Việc bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ sẽ giúp các bé được ngủ ngon giấc và đặc biệt trẻ 1 tuổi sẽ gắt ngủ ít hơn. Nhu cầu vitamin D cho trẻ sơ sinh và còn nhỏ là khoảng 400UI/ ngày. Cha mẹ có thể cho các bé uống các thực phẩm chức năng hoặc phơi nắng mỗi ngày khoảng 15 - 20 phút để giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D.
Cho trẻ làm quen tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên
Cho trẻ tiếp xúc với nguồn ánh sáng tự nhiên là một trong những hoạt động để tổng hợp vitamin D cho cơ thể, ngoài ra còn giúp cơ thể sản xuất ra hormone melatonin đúng thời điểm cho chu kỳ giấc ngủ giúp trẻ hình thành được nhịp sinh học ngày đêm.
Không ăn quá no khi đi ngủ
Không nên cho trẻ ăn quá no khi đi ngủ vì sẽ khiến bụng các bé bị khó chịu dẫn đến khó ngủ và cắt gắt khi đi ngủ.
Cung cấp đủ sắt
Ngoài vitamin D trẻ cũng cần được cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể thông qua các bữa ăn có nhiều thực phẩm chứa sắt như: rau xanh, đậu, các loại thịt màu đỏ,...
Không ăn đồ ăn nhiều năng lượng vào buổi tối
Các loại thức ăn chứa quá nhiều năng lượng như: đồ ngọt, trái cây ngọt,... sẽ dễ khiến trẻ bị kích thích và phấn khích hơn, khó đi ngủ, ngủ muộn, mệt mỏi và làm trẻ dễ cáu gắt hơn.
Đưa trẻ gặp bác sĩ để khám
Nếu như cha mẹ đã thực hiện các phương pháp trên hoặc thử nhiều cách mà trẻ 1 tuổi gắt ngủ không chữa được, hoặc các bé ngủ quá ít thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tránh các bé bị rối loạn giấc ngủ.
Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của mỗi đứa trẻ, vì vậy nếu bé nhà bạn ở trong tình trạng gắt ngủ thường xuyên thì nên tìm hiểu và tìm ra cách điều trị. Trên đây là những chia sẻ của Monkey về tình trạng trẻ 1 tuổi gắt ngủ, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các cha mẹ hiểu hơn về hiện tượng này cũng như tìm được giải pháp điều trị cho bé nhà mình.
Xem thêm: Bé 1 tuổi dậy muộn có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não?