zalo
Bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng có đáng ngại?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng có đáng ngại?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

30/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tình trạng chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh và các bé nhỏ là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt sẽ thường xuất hiện ở giai đoạn khi trẻ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé đến 1 tuổi vẫn ngủ chảy nước miếng khiến cho bố mẹ lo lắng cho sức khỏe của con. Vậy nguyên nhân nào khiến bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng? Tình trạng này có đáng lo ngại hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời cho những thắc mắc trên của bố mẹ.

Tình trạng bé ngủ chảy nước miếng thường xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng tuổi ( Ảnh: sưu tầm Bé Ngủ Ngon)

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ngủ hay mở mắt có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng nhiều

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ 1 tuổi chảy nước miếng nhiều vào đêm. 

Mọc răng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ chảy nước miếng nhiều. Ở giai đoạn 1 tuổi, răng của trẻ bắt đầu phát triển và bắt đầu mọc, khi răng bắt đầu nhú ra khỏi nướu sẽ có thể làm cho trẻ khó chịu và tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường, chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng chảy nước dãi. Bố mẹ hoàn toàn có thể nhìn thấy hành động của trẻ, bé thường xuyên có các biểu hiện như là cắn hay mút tay làm cho tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác khi bé mọc răng như khó chịu, không ngủ được, bị sốt nhẹ và đặc biệt là nhai tất cả mọi thứ đang cầm trên tay. 

Mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến bé ngủ chảy nước miếng ( Ảnh: sưu tầm Vinmec)

Do thực phẩm cay nóng hoặc quá ngọt

Các thức ăn trong thực đơn của trẻ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng. Khi bố mẹ cho bé ăn các thức ăn ngọt hoặc cay nóng, tuyến nước bọt của bé có thể bị kích thích ra nhiều hơn để trung hòa lượng đường và giảm vị cay nóng.

Do vệ sinh răng miệng kém

Một nguyên nhân khác khá phổ biến hiện nay mà bố mẹ thường ít chú ý đến, đó chính là quá trình vệ sinh răng miệng cho bé. Việc tiết ra nhiều nước bọt chỉ là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi răng miệng bé không được vệ sinh kỹ, nước bọt tiết ra có chức năng rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hay vi khuẩn ở vùng xung quanh miệng.

Bé bị ngạt mũi hoặc do cấu tạo quai hàm

Bố mẹ nên chú ý khi nhận thấy bé thường có thói quen mở miệng trong thời gian dài, thì có thể là do bé đang bị ngạt mũi hoặc có khả năng là cấu tạo quai hàm và khuôn miệng của bé hơi đặc biệt, dẫn đến việc bé gặp khó khăn trong việc khép môi lại. Điều này làm cho trẻ dễ bị tiết ra nhiều nước bọt hơn ngay cả trong khi ngủ.

Đường tiêu hoá của trẻ không tốt:

Khi trẻ gặp các vấn đề về hệ tiêu hoá như viêm ruột, đau bụng tiêu chảy,... nước bọt của trẻ cũng tiết ra nhiều hơn bình thường. Nước bọt có chức năng dung hòa môi trường axit trong dạ dày con người. Việc các bé được cho nếm một số thức ăn chứa nhiều axit như cam, nho hay chanh có thể làm kích thích tuyến nước bọt của trẻ tiết ra nhiều hơn để  giúp hạn chế chứng đau bụng và giúp cho hệ tiêu hóa của bé được ổn định hơn.

Các vấn đề về tiêu hoá khiến bé dễ tiết nước bọt ra nhiều hơn(Ảnh: sưu tầm H&H Nutrition)

Viêm dạ dày và trào ngược dạ dày 

Cơ thể của bé khi 1 tuổi, các chức năng nội tạng vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ, vì thế van thực quản của các bé có thể bị đóng, mở bất kỳ lúc nào. Điều đó trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho bé dễ bị trào ngược axit, gây nôn ói. Trong trường hợp này, để làm dịu thực quản bị kích thích, giúp bé giảm cảm giác nóng rát ở cổ họng, tuyến nước bọt sẽ chảy ra nhiều hơn. 

Các bệnh về hô hấp

Khi trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi,... hoặc các bệnh có những triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở, có thể làm bé phải dùng miệng để thở. Chính vì vậy, khi ngủ việc dùng miệng để thở sẽ khiến dòng chảy của nước miếng dễ trào ra ngoài hơn.

Những vấn đề về bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân khiến bé 1 tuổi ngủ chảy nước bọt( Ảnh: sưu tầm MamiBuy)

Làm thế nào để ngăn việc chảy nước miếng khi ngủ của trẻ 1 tuổi?

Mặc dù tình trạng chảy nước miếng ở trẻ nhỏ là một hiện tượng phổ biến nhưng bố mẹ cũng không nên xem nhẹ và bỏ qua. Nếu bé 1 tuổi vẫn có tình trạng này diễn ra nhiều, bố mẹ cần theo dõi kỹ càng và đưa bé đi kiểm tra khi phát hiện những triệu chứng như chảy dãi quá nhiều, bé cảm thấy khó chịu dễ thức giấc,.... Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn không mắc những bệnh như viêm dạ dày, viêm họng nhưng vẫn bị chảy nước miếng khi ngủ, bố mẹ vẫn có thể giúp bé hạn chế chảy nước bọt tại nhà bằng những biện pháp sau:

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Bố mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, hạn chế các thức ăn quá ngọt hoặc các thực phẩm cay nóng. Các loại thức ăn có tính axit cao như chanh, bưởi sẽ làm trẻ chảy nhiều nước dãi hơn, không nên đưa vào thực đơn của trẻ thường xuyên.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Với trẻ từ khi sinh đến khi 1 tuổi, bố mẹ nên thường xuyên lau lợi cho bé để vệ sinh miệng, sau 2 tuổi, khi các răng đã cứng cáp thì hướng dẫn bé đánh răng và chăm sóc răng miệng cẩn thận. 

Xử lý thói quen xấu khi ngủ của trẻ

Trẻ em thường có thói quen khi ngủ sẽ cầm nắm một đồ vật như thú bông, búp bê,... hoặc một số bé sẽ có thói quen mút tay khi đi ngủ. Bố mẹ cần giúp trẻ điều chỉnh những thói quen này bằng cách đặt các đồ vật ở xa vị trí nằm của bé, khi bé vào giấc hãy nhẹ nhàng rút tay bé ra khỏi miệng và đặt bé ở tư thế nằm thoải mái nhất. Với những thói quen này, bố mẹ cần phải kiên trì và nhẹ nhàng giúp con thay đổi từng ngày.

Một số biện pháp khác

Ngoài những cách trên, bố mẹ cũng có thể giúp bé hạn chế tiết ra nhiều nước bọt khi ngủ bằng các cách sau:

  • Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa: Khi ngủ, đặt trẻ nằm ngửa vì ngủ nghiêng hoặc ngủ sấp đều là những tư thế dễ khiến trẻ chảy dãi nhiều.

  • Khi bé bắt đầu mọc răng, bố mẹ nên massage nướu bé nhẹ nhàng bằng ngón tay để giảm bớt khó chịu. 

  • Bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát được các dấu hiệu bất thường.

Luôn giữ răng miệng sạch sẽ (Ảnh: sưu tầm Báo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Có thể thấy tình trạng chảy nước dãi ở trẻ 1 tuổi là một hiện tượng bình thường và khá phổ biến. Thế nhưng, việc chăm sóc và theo dõi sát sao bé ở từng chi tiết nhỏ  để tránh tình trạng bé 1 tuổi ngủ chảy nước miếng là điều mà bố mẹ không nên xem nhẹ. Monkey mong rằng với những chia sẻ ở bài viết trên có thể giúp ba mẹ bảo vệ sức khoẻ của bé con một cách tốt nhất.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ là do đâu?

 

 
Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!