Nhiều ba mẹ thắc mắc bé đang mọc răng có nên tiêm phòng không? Đặc biệt trong trường hợp bé mọc răng bị sốt lên đến 38 độ, việc tiêm phòng sẽ cân phải cân nhắc kỹ. Dưới đây là những giải đáp từ chuyên gia cho ba mẹ về vấn đề tiêm phòng ở trẻ trong thời kỳ mọc răng.
Bé đang mọc răng có nên tiêm phòng không?
Bé mọc răng sẽ khiến nướu bị viêm đau dẫn đến nhiều dấu hiệu sức khoẻ như sốt mọc răng. Thông thường, trẻ sốt mọc răng sẽ sốt dưới 38,5 độ. Vậy, trẻ mọc răng có nên tiêm phòng không?
Trong trường hợp sốt trên 38 độ và kèm theo triệu chứng đi ngoài kéo dài, ba mẹ cần hoãn lịch tiêm phòng của con và đem con tới thăm khám bác sĩ.
Trong trường hợp con sốt nhẹ, dưới 37 độ, mẹ có thể vẫn cho con đi tiêm phòng. Tuy nhiên trước khi thực hiện tiêm phòng, mẹ cần cho con xét nghiệm sàng lọc để chắc chắn rằng con sốt mọc răng, không bị ảnh hưởng bởi bệnh nhiễm trùng, cấp tính.
Trường hợp bé tiêm phòng dại, uốn ván khi bị động vật cắn, ba mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ, tiêm phòng đồng thời kết hợp với theo dõi, điều trị sốt.
Thường thì trẻ mọc răng, sốt thường sẽ rất nhanh khỏi, sau khoảng 3 ngày. Vì thế, ba mẹ có thể cân nhắc, trong trường hợp con chưa thể tiêm đúng lịch, có thể lùi thời gian xuống muộn hơn 3-7 ngày, không ảnh hưởng tới tác dụng của vacxin.
Trẻ mọc răng có nôn không? Khi nào cần đến bác sĩ?
Trẻ mọc răng không đúng thứ tự: nguyên nhân và giải pháp
Bé mọc răng sụt cân: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp
Một số phương pháp hạ sốt mọc răng để bé tiêm phòng đúng lịch
Tiêm chủng đúng lịch đem lại hiệu quả tốt nhất cho bé. Trong trường hợp nếu không may bé bị sốt mọc răng vào lịch tiêm chủng, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Ba mẹ có thể sử dụng một số phương pháp hạ sốt mọc răng để giúp bé tiêm phòng đúng lịch.
Rơ nướu
Quá trình sưng viêm nứt làm cho bé bị sốt. Vì thế phương pháp rơ nướu cho bé bằng dịch chiết thảo dược có tác dụng làm sạch, giúp giảm viêm, hạ sốt nhanh hơn. Mẹ có thể sử dụng cách rơ nướu bằng lá hẹ, rau ngót đơn giản giúp việc hạ sốt, giảm đau tốt nhất.
Cách rơ đơn giản
-
Nghiền lấy dịch chiết từ các loại thảo dược.
-
Sau đó lấy khăn mềm, gạc mềm nhúng dịch chiết.
-
Sau đó rơ khắp xung quanh nướu răng và khoang miệng trong vòng 2-3 phút.
Lưu ý nên rơ khoảng 2-3 lần cho bé vào sáng tối. Dịch tiết và gạc phải đảm bảo đảm an toàn vệ sinh.
Chườm ấm cho bé
Trong trường hợp, bé sốt nhẹ, dưới 38 độ, mẹ có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh cho bé. Với trường hợp chườm ấm, mẹ sử dụng khăn sạch nhúng nước ấm trong khoảng 38 độ C và lau chườm toàn thân cho con giúp con tăng thoát nhiệt và hạ sốt nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé chườm lạnh bằng khăn hạ sốt chuyên dụng.
Dùng thuốc hạ sốt
Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 38 độ. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc, sẽ dẫn đến những tác dụng phụ lên gan, thận, giảm hiệu quả của thuốc.
Những lưu ý trước khi cho bé tiêm phòng mẹ cần biết
Dưới đây là những lưu ý mà ba mẹ cần biết khi cho con tiêm phòng.
-
Hãy kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên. Nếu con sốt cao, ba mẹ cần phải chờ con hết sốt, giữ thân nhiệt ổn định 2-3 ngày sau đó mới đưa con đi tiêm phòng. Trong trường hợp con sốt nhẹ dưới 38 độ C, ba mẹ có thể đưa con đi thăm khám, tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
-
Hãy thực hiện massage nướu thường xuyên cho trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn, giảm đau hiệu quả hơn.
-
Không nên cho con uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm phòng trong vòng 6 tiếng. Bởi nó có thể dẫn đến tình trạng che dấu biểu hiện sốt. Lúc này, sẽ khó theo dõi tình trạng của con chính xác được.
-
Ba mẹ nên thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc trẻ đang sử dụng, tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra khi kết hợp với vacxin.
Như vậy, trẻ đang mọc răng có nên tiêm phòng không, phụ thuộc vào nhiệt độ sốt của bé trong thời điểm tiêm phòng.
Những trường hợp không cho bé tiêm phòng ba mẹ cần biết
Dưới đây là những trường hợp không nên cho con tiêm phòng, ba mẹ nên nhớ để có thể tránh nguy hiểm cho con:
-
Trường hợp bé đang bị nhiễm khuẩn cấp tính.
-
Trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc các bệnh ngoài da.
-
Trẻ đang mắc bệnh mãn tính.
-
Trẻ đang gặp vấn đề hô hấp.
-
Trẻ mới khỏi bệnh, đang trong thời gian hồi sức.
Xem thêm: Trẻ 3 tháng mọc răng sớm: nguyên nhân và cách chăm sóc con tốt nhất
Trên đây là những thông tin giúp ba mẹ giải đáp được vấn đề bé đang mọc răng có nên tiêm phòng hay không. Trong giai đoạn con mọc răng, ba mẹ nên nắm vững cách chăm sóc con trong thời điểm này nhé! Theo dõi Monkey để biết thêm kiến thức chăm sóc bé ba mẹ nhé!
1. How Long Does It Take For The Teeth To Grow? - truy cập ngày 19/10/2022
https://www.sterlingsmilesazle.com/how-long-does-it-take-for-the-teeth-to-grow/
2. How long is too long: Are you worried about your child’s adult teeth being delayed? - truy cập ngày 19/10/2022