zalo
Chế độ ăn dặm cho trẻ: 26+ món ăn mẹ nên biết
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Chế độ ăn dặm cho trẻ: 26+ món ăn mẹ nên biết

Lê Hương
Lê Hương

07/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chế độ ăn dặm được xây dựng dựa vào các yếu tố độ tuổi, nhu cầu dưỡng chất, thể trạng của bé ... Để chuẩn bị tốt cho con khi bước vào thời kỳ ăn dặm, ba mẹ nên tìm hiểu về chế độ ăn dặm cho trẻ theo các độ tuổi. Cùng Monkey tìm hiểu về ăn dặm ngay sau đây nhé!

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Khi nào nên cho bé ăn dặm? (Ảnh: sưu tầm internet)

Thời điểm tốt nhất nên cho bé ăn dặm dành cho các chuyên gia là sau 6 tháng. Đây là thời điểm hệ tiêu hoá của bẻ đã hoàn thiện và có thể tiếp nhận thực phẩm ngoài. Sau 6 tháng, bên cạnh sữa mẹ, bé đã bắt đầu cần bổ sung thêm các thực phẩm và dưỡng chất khác. 

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm mà ba mẹ nên lưu ý đó là: 

  • Cân nặng của bé bắt đầu tăng nhanh, cụ thể là có thể tăng gấp đôi so với cân nặng mới sinh. 

  • Bé đã bắt đầu có thể tự kiểm soát được đầu và cổ của mình. 

  • Hoặc các bé cứng cáp có thể ngồi được và đã bắt đầu quan tâm đến đồ ăn. 

Chế độ ăn dặm cho trẻ gồm các dưỡng chất gì?

Chế độ ăn dặm cho trẻ gồm các dưỡng chất gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

  • Nhóm tinh bột: tinh bột cung cấp năng lượng cho trẻ, tinh bột chuyển hóa thành glucose. Thành phần tinh bột hỗ trợ phát triển hệ thần kinh đồng thời tăng cường hồng cầu.  

  • Nhóm viatim, khoáng, chất xơ: các loại dưỡng chất này giúp thanh lọc cơ thể của trẻ và hỗ trợ tiêu hoá tốt và tăng cường hệ miễn dịch. 

  • Nhóm sữa và sản phẩm từ sữa bổ sung thêm các dưỡng chất và thành phần không có trong sữa mẹ. Thành phần dưỡng chất này giúp bé phát triển cơ và chiều cao tốt hơn. 

  • Nhóm chất béo: Chất béo giúp kích thích những cơn thèm ăn và hỗ trợ bé hấp thụ tốt vitamin các loại như A, B, C,.. Đây cũng là dưỡng chất giúp kích thích những cơn thèm ăn của bé. 

26+ thực đơn ăn dặm cho trẻ mẹ nên biết

Cháo bí đỏ

Món cháo bí đỏ thơm ngon. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bí đỏ thơm ngon là món ăn mà nhiều bé yêu thích. Đặc biệt là màu sắc bí đỏ hấp dẫn khiến bé thích thú hơn khi ăn. Đây cũng là lý do mà các mẹ đều yêu thích lựa chọn món cháo bí đỏ cho con. 

Để làm món cháo bí đỏ, trước tiên mẹ cần chuẩn bị khoảng 20g bí đỏ, thêm 2 thìa cà phê. Cách làm đơn giản: hấp chín bí đỏ nghiền nhuyễn sau đó nấu theo tỉ lệ 1 gạo 10 nước, rây bí đỏ mịn và trộn bí đỏ vào cháo trắng cho bé ăn. 

Súp khoai lang

Món súp khoai lang cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Món súp khoai lang cần chuẩn bị khoảng nửa củ khoai lang, thêm thành phần sữa mẹ hoặc sữa công thức 50ml. Cách làm đơn giản chỉ cần hấp chín khoai, nghiền nhuyễn sau đó cho vào lò nướng nướng chín. Tiếp theo là thêm sữa vào khoai và nấu nhỏ lửa, rây mịn bột và cho bé ăn.

Cháo yến mạch

Món cháo yến mạch. (Ảnh: sưu tầm internet)

Món cháo yến mạch cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho bé. Mẹ có thể nấu bằng nguyên liệu 50g yến mạch cán nhỏ và thêm 60ml sữa mẹ. Cách làm đơn giản là nấu chín, nghiền nhuyễn và thêm sữa vào, rây mịn ra. 

Súp đậu

Cách làm súp đậu đơn giản. (Ảnh: sưu tầm internet)

Món súp đậu là loại thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất giúp bé dễ hấp thu thức ăn. Mẹ cần chuẩn bị khoảng 30g đậu và 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cách nấu đơn giản sau khi sơ chế sạch đậu, ngâm sơ nước lạnh khoảng 10p. Sau đó mẹ luộc chín mềm lên và nghiền nhuyễn ra, cuối cùng cho đậu vào sữa và nấu nhỏ. 

Bơ nghiền sữa

Món bơ nghiền sữa cung cấp nhiều hàm lượng chất béo cho bé. Mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 30g bơ chín và 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cách làm đơn giản: ban đầu mẹ lấy vỏ bơ đi, thái lát bơ thành từng miếng mỏng sau đó nghiền nhuyễn và trộn với sữa. Rây mịn cho bé ăn. 

Cháo hạt sen

Cháo hạt sen. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo hạt sen hỗ trợ giấc ngủ ngon, tăng cường phát triển trí não cho bé. Mẹ cần chuẩn bị khoảng 30g hạt sen, 2 thìa cà phê cháo trắng. Phần hạt sen tách bỏ tâm sen, luộc chín mềm hạt sen sau đó nghiền nhuyễn ra. Tiếp theo lấy nước hầm hạt sen với cháo, rây cháo mịn và cho bé ăn. 

Cháo cà rốt ngô ngọt

Cháo ngô. (Ảnh: sưu tầm internet)

Món cháo cà rốt ngô ngọt giúp bé tăng khả năng ăn thô. Mẹ có thể cho bé gặm thử ngô ngọt và cà rốt đã luộc mềm. Trước tiên cần chuẩn bị khoảng 1cm ngô ngọt cắt khúc, cà rốt khoảng 20g, thêm 2 thìa cà phê cháo trắng. Sau đó xay mịn cà rốt và ngô, cho vào cháo khi đã gần chín và rây mịn. 

Canh củ cải 

Canh củ cải. (Ảnh: sưu tầm internet)

Mẹ cần chuẩn bị khoảng 60g củ cải trắng, 5 g vỏ cam khô và 2 quả táo gai, cùng 5g đường phèn. Cách làm đơn giản, chỉ cần rửa sạch củ cải trắng, thái miếng và rửa sạch táo gai sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu. Sau đó khoảng 10 phút thì vớt vỏ cam ra bỏ đi, cuối cùng cho bé ăn cùng súp. 

Cháo lòng đỏ trứng

Cháo lòng đỏ trứng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo lòng đỏ trứng cần những nguyên liệu cơ bản là gạo, 1 quả trứng, sữa cám. Cách làm đơn giản, trước tiên ngâm gạo vào nước lạnh sau đó nấu cháo. Tiếp theo lấy 1 quả trứng và hấp bằng xửng hấp, sau đó lấy lòng đỏ tán nhuyễn ra. 

Sau khi ủ bột sữa, thì trộn đều lòng đỏ trứng vào và cho thêm súp lơ xanh ép vào cháo chuối.

Rau xanh xay nhuyễn

Mẹ có thể cho bé ăn tổng hợp các loại rau như cải nhỏ, cải thảo, xà lách, và các loại rau xanh khác. Quy trình làm đơn giản, trước tiên là rửa sạch rau sau đó cho vào nồi luộc chín, vớt ra. Tiếp theo là chuẩn bị 1 cái bát nhỏ để đun sôi nước. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thức ăn ra và dùng rây lọc để bỏ phần nước cốt rau. 

Khoai tây nghiền

Khoai tây nghiền. (Ảnh: sưu tầm internet)

Món khoai tây nghiền, trước tiên gọt vỏ khoai tây, cắt thành từng lát mỏng. Tiếp theo, cho vào nước lạnh và nấu khoảng 20 phút. Khi khoai chín thì cho ra bát và nghiền nhuyễn rồi cho bé ăn. 

Táo xay

Chế biến món ăn dặm táo xay đơn giản. (Ảnh: sưu tầm internet)

Món táo xay cắt thành từng miếng, sau đó hấp cách thuỷ trong thời gian 25 phút. Tiếp theo là nghiền nát bằng thìa rồi cho bé ăn. 

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho trẻ 

Nêm nếm gia vị, tăng tốc ăn thô nhanh,... là những vấn đề ba mẹ cần lưu tâm khi thực hiện chế độ ăn dặm cho trẻ. Cụ thể: 

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Không dùng gia vị khi bé dưới 1 tuổi

Bé dưới 1 tuổi không nên sử dụng gia vị. Bởi vì, đây là thời điểm hệ tiêu hoá của bé vẫn chưa hoàn thiện. Khi sử dụng các loại gia vị, đặc biệt là muối sẽ làm cho hệ tiêu hoá của bé gặp vấn đề. Chế độ ăn dặm của bé dưới 1 tuổi nên bắt đầu với ăn dặm ngọt trước, mặn sau. 

Nên kết hợp các loại xương, thịt, rau củ hầm 

Để món ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng hơn, mẹ nên kết hợp nước dùng là nước ninh xương, nước luộc thịt, kèm rau củ hầm. Có nước dùng sẽ giúp món ăn hấp dẫn hơn, và nhiều dưỡng chất hơn. 

Đảm bảo đồ ăn nghiền nhuyễn dễ nuốt  

Bé mới ăn dặm và trong giai đoạn dưới 2 tuổi vẫn chưa hoàn thành răng. Vì thế, ba mẹ nên lưu ý khi làm đồ ăn dặm cần nghiền nhuyễn ra dễ nuốt. Thức ăn có độ thô quá sẽ khiến bé dễ bị hóc nghẹn. 

Không cho bé ăn lại đồ cũ 

Đồ ăn dặm chỉ nên nấu vừa đủ, cho bé ăn 1 lần trong ngày. Đồ ăn cũ, nguyên liệu đã nấu bỏ tủ lạnh sẽ giảm hàm lượng dưỡng chất và có thể sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của con. 

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng: chế độ dinh dưỡng và các món ăn

Chế độ ăn dặm cho trẻ cần được xem xét kỹ lưỡng. Bởi thành phần dưỡng chất cho những tháng năm đầu đời của bé vô cùng quan trọng. Ba mẹ nếu như không đủ kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển toàn diện của con. 

What to feed your baby - truy cập ngày 7/7/2022

https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/around-6-months/ 

Feeding your baby: 6–12 months - truy cập ngày 7/7/2022

https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!