zalo
Nên cho bé ăn dặm khi nào - câu trả lời từ chuyên gia
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Nên cho bé ăn dặm khi nào - câu trả lời từ chuyên gia

Lê Hương
Lê Hương

12/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Quan niệm của nhiều ba mẹ khi cho rằng bé từ 4 tháng tuổi có thể làm quen với thực phẩm ngoài sữa. Có ý kiến cho rằng 6 tháng tuổi bé mới đủ khả năng để ăn dặm. Vậy nên cho bé ăn dặm khi nào thì sẽ chính xác, giúp bé phát triển toàn diện về sức khỏe và trí tuệ.  Cùng Monkey tham khảo câu trả lời từ chuyên gia nhé!

Bé ăn dặm khi nào tốt nhất?

Hiện nay, có rất nhiều ba mẹ có con nhỏ đến tuổi ăn dặm cho rằng bé nên được ăn dặm từ tháng thứ 4 trở đi. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định nếu cho bé ăn dặm từ  tháng khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn rất non nớt có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Nên cho bé ăn dặm khi nào - câu trả lời từ chuyên gia. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đó là trẻ dễ bị còi xương, chậm lớn, thiếu sắt, thiếu máu, mẹ mất sữa, con bú giảm lượng sữa, ..nếu như mẹ cho bé ăn dặm quá sớm. Và quá muộn sau 6 tháng tuổi mới cho bé ăn thì cũng để lại những tác động không tốt đến quá trình ăn uống và phát triển sau này. 

Tốt nhất câu trả lời cho câu hỏi bé ăn dặm khi nào chính là 6 tháng tuổi. Đây là lúc bé đã có những kỹ năng cần thiết nhất để áp dụng lịch ăn dặm cho bé khoa học nhất. Bên cạnh đó, bé cũng đã bắt đầu biết nhai và nuốt, bé cần bổ sung kẽm và sắt từ thực phẩm mà trong sữa mẹ không có. 

Vì thế, tốt nhất ba mẹ nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi, không nên sớm quá hoặc muộn quá đều ảnh hưởng nhất định đến thể chất và trí tuệ cho trẻ. Để biết được khi nào con có thể ăn dặm, ba mẹ nên tham khảo thêm các dấu hiệu nhận biết dưới đây nhé!

Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Bé ăn dặm khi nào tốt nhất?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bé có thể ngồi dậy tốt

Dấu hiệu đầu tiên để ba mẹ cho bé ăn dặm chính là bé có thể ngồi dậy tốt nhờ sự hỗ trợ của người lớn. Nếu bé đã có dấu hiệu này thì việc cho bé ngồi vào ghế ăn dặm để ăn cùng mọi người trong gia đình là chuyện có thể. 

Thời điểm bé 6 tháng tuổi hầu hết sẽ có được kỹ năng này để có thể ăn dặm vừa an toàn, thuận lợi và đỡ vất vả hơn cho người chăm sóc. Bé ăn dặm khi nào cũng cần có yếu tố này để nhận biết đầu tiên. 

Bé có thể kiểm soát phần đầu tốt

Khi ba mẹ quan sát thấy bé có thể kiểm soát và điều khiển phần đầu tốt thì chứng tỏ việc ăn dặm đã đúng thời điểm. Lúc này dù áp dụng công thức ăn dặm cho bé ở phương pháp ăn dặm chỉ huy, truyền thống hay kiểu Nhật thì bé đều có thể thực hiện tốt.

Điều này giúp cho việc cho thực ăn vào miệng thuận lợi và dễ dàng hơn. Nếu bé ngồi tốt nhưng chưa thể điều khiển phần đầu thì ba mẹ hãy đợi để bé điều khiển tốt rồi mới cho bé ăn dặm nhé!

Bé có thể ngậm thức ăn và nhai 

Kỹ năng tiếp theo cho phép bé có thể ăn dặm tốt chính là bé có thể ngậm và nhai thức ăn được. Điều này là điều kiện đầu tiên để ba mẹ cho thức ăn vào miệng thì bé có thể ngậm và nhai nuốt tốt. 

Nếu bé có các dấu hiệu trên mà vẫn chưa có kỹ năng này thì ba mẹ đừng vội cho bé ăn dặm nhé. Vì đây là dấu hiệu quan trọng nhất để bé có thể tiêu hóa thức ăn ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bé có thể bốc thức ăn cho vào miệng

Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bất kể ba mẹ muốn bé ăn dặm khi nào cũng đều cần quan sát dấu hiệu bé có thể bốc thức ăn cho vào miệng hay không. Yếu tố này là dấu hiệu quan trọng nhất chứng tỏ bé có thể ăn dặm chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật.

Kỹ năng này giúp bé có thể tiếp cận với các món ăn đặc ngoài sữa và động tác nhai, nuốt và cho đồ ăn vào miệng. Dấu hiệu này đánh dấu kỹ năng bốc cầm đồ ăn tốt hơn của trẻ. Khi thấy bé có dấu hiệu này thì ba mẹ nên cho bé ăn dặm ngay để bé được làm quen với các món ăn dặm từ thực phẩm đa dạng phong phú. 

Bé tò mò về thức ăn 

Điều tiếp theo mà bé chứng tỏ đã muốn ăn dặm đó là bé tò mò về thức ăn của người lớn. Biểu hiện là bé muốn thử thức ăn của người lớn hoặc muốn nếm đồ ăn khi có người lớn cho bé.

Bé thường xuyên tỏ ra thèm, miệng liếm liên tục khi nhìn thấy đồ ăn. Nếu bé có các dấu hiệu trên đây chứng tỏ bé đã sẵn sàng cho hành trình làm quen với các thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Mới bắt đầu nên cho bé ăn dặm bao nhiêu?

Mới bắt đầu nên cho bé ăn dặm bao nhiêu? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi quan sát thấy bé có dấu hiệu muốn ăn dặm thì ba mẹ hãy tham khảo xem khi mới bắt đầu thì bé nên ăn dặm với lượng bao nhiêu là đủ. Theo các chuyên gia khẳng định bắt đầu ăn dặm thì tốt nhất ba mẹ chỉ nên cho bé thử 1 - 2 miếng để làm quen với hương vị. 

Sau đó, lượng thức ăn cho bé ăn dặm tăng lên dần dần phụ thuộc vào khẩu vị và lượng ăn của từng bé. Khi bé trên 1 tuổi thì tốt nhất ba mẹ nên cho bé ăn ngày 3 bữa cùng với sữa mẹ và sữa công thức đảm bảo lượng ăn cho bé no để phát triển thể chất, chiều cao và trí não. 

Một số phương pháp ăn dặm mẹ nên biết 

Một số phương pháp ăn dặm mẹ nên biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn dặm truyền thống

Đây là dạng ăn dặm phổ biến mà nhiều phụ huynh có con nhỏ thường áp dụng từ trước đến nay. Thế hệ trước cũng đã từng cho bé ăn dặm này và bây giờ vẫn vậy. Cụ thể cách thực hiện của ăn dặm truyền thống khá đơn giản.

Ban đầu khi bé ăn dặm thì sẽ cho bé ăn đồ ăn đặc bằng cách xay nhuyễn thức ăn thành hỗn hợp và đút cho bé ăn. Sau đó dần dần mới cho bé ăn dạng ngón và dạng cắt nhỏ. Bé ăn kiểm soát được lượng ăn nhưng chế biến mất thời gian, dễ bị thừa cân do no quá và bé khó nhai đồ ăn rắn hơn do quen với việc xay nhuyễn.

Ăn dặm BLW

Đây là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy được nhiều bà mẹ hiện đại áp dụng cho bé. Cách thực hiện đơn giản là ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, ba mẹ khuyến khích bé tự bốc ăn độc lập. Ba mẹ chỉ là người chế biến và giới thiệu các món ăn.

Bé tự chọn món ăn bé thích và tự ăn cho đến khi bé cảm thấy no. Với cách ăn này bé chủ động hơn, cách chế biến đơn giản hơn nhưng bé dễ bị hóc hay nghẹn hơn so với cách truyền thống ở trên. Ăn dặm tự chỉ huy thì bé sẽ ăn bừa bộn hơn nhưng chủ động và tự lập, phát triển được nhiều kỹ năng cơ thể hơn. 

Ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dù bé ăn dặm khi nào thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này cũng được nhiều người áp dụng thành công. Đây là cách ăn dặm từ Nhật Bản và được áp dụng bằng cách cho bé tự chọn món ăn, tự cầm đồ ăn và chế biến theo cấp độ từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng.

Cách thực hiện là bé tự ăn độc lập mà không cần người lớn cho ăn. Nước dùng nấu món ăn làm từ rau củ quả an toàn cho bé. Bé sẽ có phản xạ nhai và nuốt tốt hơn nếu áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này. Bé tự chọn món bé thích và thưởng thức khẩu vị từng món để phân biệt chính xác các món ăn mà bé đã thử. 

Ăn dặm 3in1

Ăn dặm 3in1 là phương pháp kết hợp cả 3 phương pháp trên bao gồm: Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy. Phương pháp đòi hỏi mẹ cần áp dụng để tận dụng hết ưu điểm của 3 phương pháp trên và hạn chế các nhược điểm ở từng cách ăn.

Cách thực hiện, ba mẹ cho bé ngồi ghế ăn dặm để ăn những món bé thích, đồng thời chế biến xay nhuyễn món ăn và đút cho bé ăn. Bên cạnh đó, bé vẫn được cầm nắm món ăn riêng để cảm nhận. Cách ăn dặm này phức tạp hơn nên ba mẹ cần nhiều thời gian công sức hơn. 

Ăn dặm 3 day wait 

Ăn dặm 3 day wait. (Ảnh: sưu tầm internet)

 Và công thức ăn dặm cho bé cuối cùng cho các bé mà ba mẹ nên áp dụng đó là ăn dặm 3 day wait. Điều quan trọng nhất ở phương pháp này nằm ở chỗ ăn dặm chủ yếu kiểm soát lượng ăn của bé.

Theo đó, cứ 3 ngày tăng 3 muỗng thức ăn so với ngày đầu tiên. Tùy món ăn bé thích và tăng hoặc giảm lượng đồ ăn sao cho phù hợp.

Những nguy hiểm có thể gặp khi cho con ăn dặm

Dị ứng thực phẩm

Trẻ có thể bị dị ứng thực phẩm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguy cơ bị dị ứng thực phẩm đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm là rất cao. Bởi vì khi làm quen với thực phẩm, mẹ không biết được bé có bị dị ứng hay không. Tốt nhất khi cho bé làm quen món mới nên cho lượng nhỏ. Bên cạnh đó, nếu bé có các dấu hiệu bất thường bao gồm: Tiêu chảy, sốt, mẩn đỏ, quấy khóc thường ….thì nên cho bé thăm khám và dừng ngay món ăn đó.

Nếu muốn cho bé thử thì nên để hôm sau. Hoặc cho bé ăn 3 bữa liên tục nếu bất thường thì dừng hẳn tránh gây dị ứng và ngộ độc cho bé.

Nghẹt đường thở 

Nguy cơ tiếp theo mà các ba mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm cần biết đó chính là bé có nguy cơ bị nghẹt đường thở. Nhất là với các bé ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm tự chỉ huy. Vì thế, để phòng tránh ba mẹ nên cắt đồ ăn nhỏ vừa phải và dài bằng ngón tay bé.

Điều này giúp bé cầm nắm tốt khi ăn, đồng thời cũng hỗ trợ cho bé tránh nguy cơ bị nghẹt đường thở khi đang ăn. Tốt nhất không nên để đồ ăn quá nhỏ sẽ khiến bé nuốt dẫn đến trường hợp đáng tiếc. Ba mẹ nên tham khảo cách xử lý lấy dị vật ra khỏi đường thở của bé để áp dụng sơ cứu cho bé khi cần thiết. 

Những thực phẩm cần tránh cho con ăn dặm

Mật ong

Mật ong là thực phẩm đầu tiên nên tránh cho bé ăn khi bắt đầu làm quen với thực phẩm ngoài sữa. Bởi vì trong ong có chứa một thành phần có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ dưới 12 tháng. Bởi thế, với trẻ trên 1 tuổi mới được sử dụng mật ong. 

Sản phẩm có chứa gia vị

Gia vị đặc biệt là muối và đường là những chất có tác hại cực kỳ kinh khủng đến cơ thể bé. Đặc biệt, muối làm bé có nguy cơ bị bệnh thận, hệ tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao. Còn đường cho bé sẽ làm bé mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, tốt nhất khi chế biến đồ ăn dặm cho bé tuyệt đối không dùng gia vị. Nếu dùng có thể dùng gia vị dành cho bé ăn dặm chuyên dùng để đảm bảo an toàn. 

Đồ ăn tái sống

Những thực phẩm cần tránh cho con ăn dặm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những món ăn chưa chín hẳn như trứng ốp lát không nên cho bé ăn vì có chứa vi khuẩn Salmonella  là nguy cơ gây ra các vấn đề ở hệ tiêu hóa của bé. Các món gỏi sống, cá sống cũng tuyệt đối không cho bé ăn. Mọi đồ ăn dặm của bé hãy đảm bảo được nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa. 

Nguyên hạt

Những thực phẩm nguyên hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ nhưng tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ăn. Vì nguy cơ mắc nghẹn là rất cao. Đặc biệt với những bé có tiền sử bị dị ứng thực phẩm càng cẩn thận khi sử dụng cho bé ăn dặm. 

Sữa bò 

Món ăn cuối cùng mà ba mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn dặm làm quen ngay từ đầu đó chính là sữa bò. Bởi vì, thành phần của sữa bò không đáp ứng đủ lượng sắt và các chất dinh dưỡng cho bé khiến bé có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt và các bệnh nguy hiểm khác.

Xem thêm: Chế độ ăn dặm cho trẻ: 26+ món ăn mẹ nên biết

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ câu trả lời đầy đủ và chi tiết cho câu hỏi bé ăn dặm khi nào. Đồng thời chúng tôi cũng phân tích các dấu hiệu chứng tỏ bé sẵn sàng ăn dặm và các phương pháp ăn dặm,  nguy cơ và món ăn cần tránh khi cho bé ăn dặm. Hy vọng bài viết trên giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ. 

When, What, and How to Introduce Solid Foods - truy cập ngày 12/7/2022

https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html 

Introducing solids: why, when, what and how - truy cập ngày 12/7/2022

https://raisingchildren.net.au/babies/breastfeeding-bottle-feeding-solids/solids-drinks/introducing-solids 

 

 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey