Bước sang tháng thứ 6, các bé đã có thể ăn dặm và phát triển nhanh hơn. Ba mẹ cần phải chuẩn bị cho con những thực phẩm và thực đơn ăn dặm phù hợp để đảm bảo xây dựng cho con chế độ ăn tốt nhất. Cùng tham khảo qua thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng dưới đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần dưỡng chất gì?
Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bé cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác nữa. Trong chế độ ăn dặm của bé 6 tháng tuổi nên đảm bảo có các dưỡng chất sau đây:
Tinh bột
Thành phần tinh bột cần thiết trong khẩu phần ăn dặm hằng ngày của trẻ 6 tháng tuổi. Bởi đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ các năng lượng cho bé phát triển toàn diện. Tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành glucose cung cấp năng lượng phát triển hệ thống thần kinh trung ương, tăng hồng cầu. Hàm lượng tinh bột cho bé trên 6 tháng ăn dặm khoảng 60-120g/ngày.
Mẹ có thể bổ sung hàm lượng tinh bột cho bé bằng gạo, bánh mì hay các thành phần hạt dinh dưỡng.
Chất đạm
Chất đạm được xem là thành phần chất nền quan trọng với sự sống của mỗi người. Thành phần đạm được cấu thành từ axit amin, có tác dụng vận chuyển các phân tử và cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.
Thành phần đạm còn hỗ trợ sản sinh thêm các tế bào mới, bảo vệ cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch tốt, thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ba mẹ có thể bổ sung hàm lượng đạm cho con qua các loại thực phẩm như cá ngừ, thịt bò, thịt lợn,...
Chất béo
Nhóm chất béo không chỉ đem lại năng lượng cho bé mà còn kích thích những cơn thèm ăn của bé. Đồng thời đây là thành phần dưỡng chất giúp cơ thể bé tăng cường khả năng hấp thu các loại vitamin hòa tan như A, D, E, K.
Mẹ có thể bổ sung thành phần mè, dầu oliu, dầu đậu nành,... với hàm lượng 10ml mỗi ngày vào đồ ăn dặm của bé.
Vitamin A, C, D
Các loại vitamin là thành phần không thể thiếu trong việc bổ sung dưỡng chất cho bé. Thành phần vitamin A giúp sáng mắt, khoẻ da. Để bổ sung vitamin A, mẹ có thể tăng cường thực phẩm như cà rốt, bông cải xanh, đậu nành cho bé. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh virus lây nhiễm. Các loại hoa quả cam bưởi xoài có chứa nhiều vitamin C. Thành phần vitamin B, D có trong thực phẩm rau củ hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp thần kinh phát triển mạnh.
Nhóm thực phẩm cần trong chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng
Trái cây rau củ
Ba mẹ có thể bổ sung rau củ đầy đủ cho bé trong các món ăn dặm. Đặc biệt là các loại rau xanh như rau cải, súp lơ, khoai tây, cà rốt,... Nhóm rau củ vừa giúp bé bổ sung hàm lượng vitamin, chất xơ, khoáng đầy đủ vừa giúp thanh lọc cơ thể.
Ngũ cốc và hạt dinh dưỡng
Ngũ cốc và hạt dinh dưỡng bổ sung thành phần tinh bột cho bé. Đây là một trong những thành phần cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Thành phần ngũ cốc và hạt dinh dưỡng không chỉ bổ sung năng lượng mà còn hỗ trợ tăng cường trí tuệ.
Các loại thịt trắng
Các loại thịt trắng chứa hàm lượng protein cung cấp năng lượng cho bé. Các loại thịt trắng nên bổ sung trong bữa ăn dặm cho con đó là thịt ức gà, thịt lợn,... Mẹ có thể chế biến thành súp, cháo.
Sữa công thức
Sau 6 tháng, bên cạnh việc bổ sung sữa mẹ, nên cho bé uống thêm sữa công thức. Sữa công thức bổ sung thêm các thành phần dưỡng tổng hợp không có trong sữa mẹ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa công thức. Vì thế mẹ nên chú ý lựa chọn sữa có thương hiệu và đảm bảo an toàn nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ba mẹ tham khảo
Bơ nghiền
Bơ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong thành phần bơ có chứa đủ chất đạm khoảng 1.9g, tinh bột khoảng 2.3g, chất xơ 0.5g và các thành phần chất sắt, magie, đồng, kali,...
Mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng bơ nghiền nhuyễn, thêm chút sữa công thức hoặc sữa mẹ để tạo mùi vị gần gũi và giúp bé hấp thụ tốt hơn. Nên dùng máy xay để xay nhuyễn bơ, tránh trường hợp bé ăn bị hóc do thức ăn chưa nát.
Chuối nghiền
Thành phần của chuối có chứa khoảng trung bình 89 calo, 75% nước, protein, và các loại đường, chất xơ, chất béo. Mẹ có thể xay trực tiếp chuối chín với sữa công thức hoặc sữa mẹ và cho con ăn vào buổi tối.
Bí đỏ nghiền
Trong thành phần bí đỏ có chứa khoảng 9mg photpho, 23 mg canxi, magie, sắt và các loại vitamin C, D,... Mẹ có thể chế biến thành súp bí đỏ thịt gà, cháo bí đỏ,... đổi cách nấu giúp bé không bị chán.
Cháo gạo lứt
Trong thành phần của gạo lứt có chứa khoảng 216 calo, 3,5 gam chất xơ, chất béo và thành phần B1, B3, B5, C,... Bên cạnh các giá trị dinh dưỡng, thành phần gạo lứt còn giúp bổ sung năng lượng an toàn, hỗ trợ sự phát triển sức khỏe toàn diện cho bé.
Cháo cà rốt
Cháo cà rốt cung cấp hàm lượng sắt, vitamin B1, C và A tốt cho thị lực và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của bé. Mẹ ninh cà rốt với gạo và cho thêm chút nước hầm xương sẽ giúp dưỡng chất đầy đủ hơn. Cháo cà rốt không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn có khả năng hỗ trợ phòng chống bệnh trẻ nhỏ.
Lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Nên kết hợp nhiều loại thức ăn
Ba mẹ nên kết hợp đa dạng hoá các loại thức ăn cho bé để không gây nhàm chán. Bé mới tập ăn dặm, ba mẹ nên cố gắng càng giúp con làm quen với nhiều thực phẩm càng tốt. Để có thể giúp con tập làm quen thực phẩm tốt hơn, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm 3 day wait nhé!
Sử dụng thực phẩm sạch
Trẻ em có hệ tiêu hoá rất nhạy cảm. Vì thế, thực phẩm ăn uống cần đảm bảo an toàn, đáp ứng an toàn thực phẩm và có kiểm duyệt thực phẩm dùng được cho trẻ em.
Chỉ nên cho bé bắt đầu với lượng ít
Mới bắt đầu thời gian ăn dặm, bé cần làm quen dần. Vì thế, nguyên tắc quan trọng mẹ nên nhớ đó là chỉ nên cho con ăn lượng ít. Có thể tăng từ ít lên nhiều và nên có thời gian ăn cố định.
Xem thêm: Mách mẹ 5 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng thơm ngon bổ dưỡng
Hiểu rõ các nhóm thành phần dưỡng chất và lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chi tiết sẽ xây dựng được hàm lượng dinh dưỡng tốt cho bé. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ba mẹ đồng hành tốt hơn cùng con trên con đường ăn dặm nhé!
Age-by-age guide to feeding your baby - truy cập ngày 5/7/2022
https://www.babycenter.com/baby/solids-finger-foods/age-by-age-guide-to-feeding-your-baby_1400680
6 Months Old Baby Food Ideas - truy cập ngày 5/7/2022
https://parenting.firstcry.com/articles/6-month-old-baby-food-ideas-chart-recipes-and-feeding-tips/