zalo
[Mới nhất] Biểu đồ phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn cập nhật đến 2024
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Mới nhất] Biểu đồ phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn cập nhật đến 2024

Phương Đặng
Phương Đặng

11/01/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Biểu đồ phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh và các tiêu chí là thước đo chuẩn đánh giá cân nặng của bé. Cùng với đó, những phương pháp được gợi ý trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ an tâm về các chỉ số cân nặng cũng như sức khỏe của con.

1. Sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh 

1.1. Biểu đồ phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh 0 - 1 tuổi

Cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Qua đó, ba mẹ vừa nắm được trọng lượng của con vừa đánh giá hình thể, sức khỏe của bé một cách toàn diện. Đặc biệt, với sự trợ giúp của sơ đồ phát triển cân nặng được WHO cập nhật dữ liệu hàng kỳ, ba mẹ có thể dễ dàng theo dõi sự tăng trưởng trong 1 -  2 năm đầu đời của bé.

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng bé gái. (Ảnh: https://www.who.int/)

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng bé trai. (Ảnh: https://www.who.int/)

1.2. Cách tra cứu biểu đồ phát triển cân nặng của trẻ

  • Trên mỗi sơ đồ tăng trưởng cân nặng có 5 đường với 3 màu khác nhau. Trong đó:

  • Đường xanh lá là đường chuẩn, biểu thị cân nặng trung bình ở mỗi độ tuổi mà bé cần đạt được. 

  • Đường màu đỏ là giới hạn 2SD, thể hiện mức cân nặng của bé thiếu cân (-2SD) hoặc thừa cân (2SD) mức độ 1. 

  • Tương tự đường màu đen 3SD cho biết chỉ số trọng lượng của bé bị suy dinh dưỡng (-3SD)  hoặc béo phì (3SD) là mức độ 2.

Nếu cân nặng của con chạm mốc 2SD hoặc 3SD, bạn cần cho bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp giúp con tăng trưởng cân nặng bình thường.

1.3. Các giai đoạn phát triển chiều cao cân nặng của trẻ

BÉ TRAI

BÉ GÁI

Năm:

tháng

Thiếu chuẩn cấp 2

Thiếu chuẩn cấp 1

Trung bình chuẩn

Vượt chuẩn cấp 1

Vượt chuẩn cấp 2

Năm:

tháng

Thiếu chuẩn cấp 2

Thiếu chuẩn cấp 1

Trung bình chuẩn

Vượt chuẩn cấp 1

Vượt chuẩn cấp 2

0

2.5

2.9

3.3

3.9

4.4

0

2.4

2.8

3.2

3.7

4.2

1

3.4

3.9

4.5

5.1

5.8

1

3.2

3.6

4.2

4.8

5.5

2

4.3

4.9

5.6

6.3

7.1

2

3.9

4.5

5.1

5.8

6.6

3

5

5.7

6.4

7.2

8

3

4.5

5.2

5.8

6.6

7.5

4

5.6

6.2

7

7.8

8.7

4

5

5.7

6.4

7.3

8.2

5

6

6.7

7.5

8.4

9.3

5

5.4

6.1

6.9

7.8

8.8

6

6.4

7.1

7.9

8.8

9.8

6

5.7

6.5

7.3

8.2

9.3

7

6.7

7.4

8.3

9.2

10.3

7

6

6.8

7.6

8.6

9.8

8

6.9

7.7

8.6

9.6

10.7

8

6.3

7

7.9

9

10.2

9

7.1

8

8.9

9.9

11

9

6.5

7.3

8.2

9.3

10.5

10

7.4

8.2

9.2

10.2

11.4

10

6.7

7.5

8.5

9.6

10.9

11

7.6

8.4

9.4

10.5

11.7

11

6.9

7.7

8.7

9.9

11.2

12

7.7

8.6

9.6

10.8

12

12

7

7.9

8.9

10.1

11.5

Từ 0 - 1 tuổi, trẻ sơ sinh trải qua 3 giai đoạn tăng trưởng cân nặng, mỗi thời kỳ số đo trọng lượng tăng lên khác nhau thể hiện qua sự thay đổi ngoại hình của bé. Cụ thể 3 mốc phát triển cân nặng gồm:

  • Giai đoạn 1: 0 - 3 tháng

Trong 3 tháng đầu trẻ sơ sinh tăng cân nhanh từ 1 - 1.2kg/ tháng. Trung bình khi mới sinh, bé gái nặng khoảng 3.2kg và bé trai nặng 3.3kg. Sau 3 tháng đầu, cân nặng của bé gái có thể đạt từ 5.2 - 6.6kg và bé trai là 5.7 - 7.2kg. Tuy nhiên, nếu cả hai bé vượt quá tiêu chuẩn này, con đã có nguy cơ thừa cân.

  • Giai đoạn 2: 4 - 6 tháng

Ở mốc này, tốc độ phát triển cân nặng giảm khoảng 50% so với 3 tháng đầu, tức 500 - 600g/tháng. Ba mẹ cần lưu ý sau 6 tháng, trọng lượng của bé sau 6 tháng đầu chỉ nên đạt mức tối đa là 9.3kg với bé gái và 9.8kg với bé trai.

  • Giai đoạn 3: 6 - 12 tháng tuổi

Khi bé tròn 1 tuổi, cân nặng của con sẽ gấp khoảng 3 lần cân nặng lúc mới sinh. Cột mốc cuối cùng trong năm đầu tiên, con sẽ tăng từ 300 - 400g/tháng. Mức cân nặng an toàn cho trẻ sau 1 năm là 8.6 - 10.8kg với bé trai và 7.9 - 10.1kg với bé gái.

Xem thêm: [Cập nhật] Bảng cân nặng trẻ sơ sinh mỗi tháng chuẩn WHO 2021

2. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng cân nặng và sức khỏe của bé sơ sinh

Kết hợp với bảng chỉ số cân nặng chuẩn, ba mẹ cần xem xét một số tiêu chí để đánh giá cân nặng và tình trạng sức khỏe của bé. Bằng cách này, ba mẹ có thể tìm được phương pháp duy trì, cải thiện phù hợp với thể trạng của con mà vẫn đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêu chuẩn nào đánh giá cân nặng của bé tốt nhất? (Ảnh: https://www.shutterstock.com/)

2.1. Số cân hiện tại

Thông qua biểu đồ và bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể xác định được mức cân của con đã đạt hay chưa. Tuy nhiên, bạn cần biết cách đo cân nặng đúng cho bé trước khi đối chiếu trên bảng. 

Để đo cân nặng cho con, bạn thực hiện như sau:

  • Đặt cân ở mặt phẳng, nếu là cân treo đồng hồ hoặc cân đòn treo, bạn nên treo ở nơi chắc chắn để đảm bảo an toàn khi cân bé cũng như độ chính xác của chỉ số.

  • Điều chỉnh cho kim cân về số 0 để kết quả chính xác nhất.

  • Bỏ mũ, áo khoác, giày dép và đồ không cần thiết để nâng mức độ chuẩn của số đo.

  • Đặt bé lên cân chắc chắn, giữ tư thế chuẩn. Nhìn thẳng giữa mặt cân để đọc số đo, sau đó so sánh với bảng. Lưu ý, nên cân cho bé vào buổi sáng, khi con mới ngủ dậy và chưa ăn gì.

Thực hiện đối chiếu trên bảng cân nặng chuẩn, bé sẽ thuộc 1 trong 3 trường hợp:

Số cân = mức trung bình (TB): trẻ phát triển bình thường.

Số cân < (-2SD): trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân

Số cân > (2SD): trẻ bị thừa cân, có nguy cơ béo phì 

2.2. Số cân thay đổi theo tháng hoặc giai đoạn

Ở mỗi cột mốc phát triển, số cân tăng lên có sự khác nhau theo 3 giai đoạn đã nêu trên. Ba mẹ cần so sánh với các mốc này để đánh giá tình trạng cân nặng của con đã đạt chuẩn ở độ tuổi hiện tại chưa.

2.3. Sự phát triển về hình thể

Ba mẹ không nên quá chú trọng vào cân nặng mà nên xem xét đến chiều dài và tổng quan ngoại hình cũng như sức khỏe của bé. Trường hợp bé có số cân lớn nhưng chiều dài tốt hoặc bé nhẹ cân nhưng chiều dài giới hạn và thân hình vừa vặn thì bạn có thể an tâm. Đặc biệt, nếu con ăn ngon, ngủ đủ và chơi ngoan thì bạn không cần quá lo lắng mà hãy tập trung bồi bổ để bé khỏe hơn.

3. Phương pháp cải thiện cân nặng cho bé sơ sinh nhẹ cân thừa cân

Thừa hoặc thiếu cân đều phản ánh tiêu cực về sức khỏe của bé. Ba mẹ cần tác động đến các nguyên nhân khiến cân nặng của con không đạt chuẩn như: môi trường sống, dinh dưỡng, sức khỏe, v.v… để cải thiện chỉ số, nâng cao sức khỏe của trẻ trong tương lai.

3.1. Cách cải thiện cân nặng cho bé nhẹ cân 

Đối với bé nhẹ cân, bạn nên chú ý đến những lý do phổ biến như cho bé bú sai cách, chưa đủ liều lượng, tình trạng nôn trớ hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Theo đó, bạn nên áp dụng các phương pháp dưới đây:

3.1.1. Cho con bú đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ cho con bú đúng tư thế, đủ liều lượng, bé sẽ phát triển bình thường. Khi bú, mẹ nên cho bé bú hết sữa đầu và sữa cuối để con được tiếp nhận đầy đủ kháng thể cùng các dưỡng chất. Lưu ý, cho bé bú hết một bên bầu vú này rồi mới chuyển sang bên còn lại. Điều này giúp con hấp thu toàn bộ dinh dưỡng trong sữa đồng thời hạn chế tình trạng tắc tia sữa ở mẹ.

Bú đúng cách giúp bé tiếp nhận đủ dinh dưỡng tăng cân tốt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

3.1.2. Bổ sung sữa ngoài

Nếu mẹ ít sữa, mẹ có thể chọn phương án dặm thêm sữa ngoài cho con. Quan trọng là bạn cần tìm được dòng sữa phù hợp với cơ thể để bé hấp thu tốt nhất. Mẹ không nên chạy theo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn nếu lượng sữa không đủ cho bé bú, bé có thể sẽ quấy khóc nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

3.1.3. Dinh dưỡng của mẹ

Nhằm nâng cao chất lượng sữa, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm tốt, đủ 4 nhóm chất tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo quan trọng trong mỗi bữa ăn để con được hấp thu nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất.  

3.1.4. Massage cho bé

Sự thoải mái cùng tinh thần vui vẻ cũng giúp bé tăng cân dễ dàng. Bên cạnh những động tác massage, mẹ hãy kết hợp trò chuyện hoặc hát cho con nghe, mang lại nguồn cảm xúc tích cực cho bé mỗi ngày.

3.2. Tối ưu sự phát triển cân nặng cho bé thừa cân

Trái ngược với những bé nhẹ cân, với các bé bị thừa cân, đặc biệt là bé có nguy cơ béo phì, ba mẹ nên chú trọng vào dinh dưỡng và vận động của con. Cụ thể:

Mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng, nếu khẩu phần lượng lớn là tinh bột hay chất béo không tốt, thiếu rau, đạm thì thành phần sữa cũng tương tự. Bé rất nhanh tăng cân nhưng chủ yếu là mỡ mà không phát triển vào cơ, xương. Mặt khác, nếu dặm thêm sữa ngoài, bạn cũng nên xem xét đổi loại sữa vì một số dòng có thành phần chú trọng tăng cân nhanh.

Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến tình trạng thừa cân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cuối cùng, quan trọng ở cả trẻ thiếu cân và thừa cân đó là vận động. Trong giai đoạn 6 tháng đầu, con có thể rất ít hoạt động và mẹ cần đảm bảo về dinh dưỡng, giấc ngủ và tinh thần để bé tăng cân. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối, khi con có thể bò, trườn, ngồi và chập chững đi, bạn nên cùng con thực hiện các động tác nhẹ nhàng để đảm bảo cân nặng vừa phải cũng như tăng sự linh hoạt cho cơ thể.

Sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, v.v…Bảng, biểu đồ cân nặng và các tiêu chí là thước đo giúp ba mẹ xác định mức độ cân nặng an toàn cho sức khỏe của con. Cùng với các phương pháp chia sẻ trên đây, ba mẹ sẽ phần nào bớt lo lắng và việc nuôi con sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey