zalo
[Cập nhật] Bảng cân nặng trẻ sơ sinh mỗi tháng chuẩn WHO 2024
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Cập nhật] Bảng cân nặng trẻ sơ sinh mỗi tháng chuẩn WHO 2024

Phương Đặng
Phương Đặng

17/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh (kg) được cập nhật dữ liệu mới nhất cung cấp các chỉ số trung bình, giới hạn trên (+2SD) và giới hạn dưới (-2SD) giúp ba mẹ theo dõi và đánh giá cân nặng, sức khỏe của bé chuẩn nhất.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn WHO 2024

Theo dõi bảng cân nặng tiêu chuẩn trẻ sơ sinh, hiểu cách xem, cách đo là giải pháp giúp ba mẹ đánh giá trọng lượng, tình trạng sức khỏe của bé hiệu quả nhất.

Bảng thống kê cân nặng của trẻ thế nào là chuẩn?

Nhằm xác định và theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng, đảm bảo con phát triển khỏe mạnh, ba mẹ cần tìm bảng cân nặng chuẩn có đầy đủ các tiêu chí dưới đây để việc đánh giá đạt kết quả tốt nhất:

  • Bảng theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh cần có đủ các mốc thời gian theo tháng tuổi của bé.

  • Bảng được phân chia rõ ràng các chỉ số của bé trai và bé gái.

  • Đối với thông số cân nặng cần có đủ 3 mức: giới hạn dưới, trung bình và giới hạn trên. Dựa vào 3 mốc này, ba mẹ có thể biết tình trạng cân nặng của bé là đủ, thiếu hay thừa chuẩn.

  • Toàn bộ số liệu cần được cập nhật đầy đủ theo năm dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Nên tìm bảng cân nặng của trẻ ở đâu?

Ba mẹ có thể tìm kiếm bảng cân nặng chuẩn của bé ở nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên so sánh các bảng được cung cấp dữ liệu từ Tổ chức y tế thế giới WHO. Cách tốt nhất là tải trực tiếp từ website của họ để được cập nhật số liệu mới và chuẩn nhất.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh trai và gái. (Ảnh: WHO)

Mặt khác, ba mẹ cũng có thể theo dõi bảng trọng lượng trên một số website bệnh viện lớn hoặc xem trực tiếp tại các phòng khám nhi khoa, trung tâm tiêm chủng, v.v… Đặc biệt, ba mẹ có thể nhờ y tá, điều dưỡng tại đây cân đo trọng lượng, chiều dài cho con và so sánh với bảng tiêu chuẩn. Sau đó, với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ có thể giúp con duy trì hoặc cải thiện cân nặng, sức khỏe hiệu quả nhất.

Ý nghĩa bảng đo trọng lượng của bé

Cân nặng của bé không đơn thuần là một chỉ số. Thông qua con số này, ba mẹ có thể nắm được tình trạng thừa, thiếu, đủ cân và sức khỏe hiện tại của trẻ. Cụ thể:

  • Dựa vào 3 mốc chỉ số trên bảng, bạn có thể biết được con đang thừa hay thiếu bao nhiêu cân ở độ tuổi tương ứng. 

  • Số cân trung bình cần đạt được ở các mốc tuổi tiếp theo.

  • Kết hợp với tổng quan ngoại hình của bé để đánh giá bé có khỏe mạnh, phát triển bình thường hay không. Một số trường hợp bé nhẹ cân hơn một chút nhưng do chiều dài giới hạn nên thân hình của bé vẫn vừa vặn, không ốm vặt và gặp các vấn đề về sức khỏe. 

Hướng dẫn xem bảng cân nặng của bé sơ sinh

Cách xem bảng đo cân nặng trẻ sơ sinh rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần thực hiện 3 bước: Đo trọng lượng, tra cứu chỉ số chuẩn tương ứng với độ tuổi của con và so sánh với 3 mốc cân nặng trên bảng.

Theo đó, bé nhà bạn sẽ thuộc 1 trong 3 trường hợp:

  • Bé thiếu cân/ nhẹ cân: Số đo của bé nằm dưới giới hạn 1 

  • Bé đủ cân: Khi bé đạt cân nặng chuẩn, bằng chỉ số trung bình 

  • Bé thừa cân: Vượt chuẩn khi số đo của con cao hơn giới hạn 1 của bảng cân nặng chuẩn.

Đối với trường hợp bé quá nhẹ cân hay thừa cân vượt mức chuẩn quá nhiều, ba mẹ có thể cho bé đi kiểm tra và xin lời khuyên của bác sĩ. Nếu con số không đáng kể, bạn có thể tìm hiểu những yếu tố và nguyên nhân khiến số đo của con không đạt chuẩn.

Xem thêm: [CHÚ Ý] Trẻ sơ sinh không tăng cân có phải dấu hiệu suy dinh dưỡng?

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh

Cân nặng và ngoại hình của trẻ sơ sinh ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: gen di truyền, môi trường sống, sức khỏe của mẹ và bé, v.v… 

Yếu tố di truyền

Gen di truyền - Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé sơ sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số nghiên cứu khoa học và những bằng chứng thực tế cho thấy cân nặng, chiều cao và đặc biệt là ngoại hình của trẻ đều được “kế thừa” từ ba mẹ hoặc người lớn trong gia đình. Ngoài ra, các yếu tố như nhóm máu, lượng mỡ, v.v… cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ.

Môi trường sống tác động đến sự phát triển cân nặng của trẻ

Môi trường sống gồm phòng ngủ của bé và các không gian vui chơi, ăn uống, thực hiện các hoạt động khác cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. Nếu một trong hai khu vực này không an toàn, vệ sinh thì sức khỏe của bé có thể bị suy giảm bởi bụi bẩn, vi khuẩn và các yếu tố có hại trong môi trường.

Sức khỏe của mẹ lúc mang thai

Tâm trạng và sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ bầu bí ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hình thể của con. Mặt khác, chúng cũng phần nào xây dựng nên tính cách của bé sau khi chào đời. Điều này lý giải vì sao bác sĩ thường khuyên mẹ bầu cần thoải mái, vui vẻ và tập luyện nhẹ nhàng để bé được tiếp nhận nguồn năng lượng tích cực nhất trước khi chào đời.

Dinh dưỡng của mẹ và bé sơ sinh

Đối với những em bé mới sinh, dinh dưỡng ban đầu rất quan trọng. Sau sinh, sữa là nguồn thức ăn duy nhất giúp bé phát triển cân nặng tốt nhất. Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì chất lượng sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của bé. 

Trong trường hợp bé bú sữa ngoài hoàn toàn hoặc kết hợp với sữa mẹ thì nguồn sữa này cần phù hợp với thể trạng của bé. Một số trẻ sơ sinh dị ứng với thành phần trong sữa mẹ, sữa công thức đều có thể khiến cân nặng không đạt chuẩn. 

Chu kỳ cân nặng của trẻ sơ sinh

Quá trình tăng cân của bé có sự thay đổi giữa các cột mốc quan trọng. Trong đó, theo lịch ở 3 tháng đầu tiên, bé sẽ tăng khoảng 125g/tuần hoặc 600g/tháng. Ba mẹ nên dựa vào số cân nặng chuẩn của bé khi sinh và số đo hiện tại để đánh giá sức khỏe của bé. Một số bé sinh non, thiếu tháng, cân nặng có thể nhẹ hơn so với bé đủ tháng.

Chu kỳ cân nặng có tác động đến thể trạng của bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tham khảo thêm: [Thắc mắc] Trẻ sơ sinh tăng cân nhanh có nguy hiểm không?

Phương pháp cải thiện trọng lượng của trẻ sơ sinh

Ba mẹ nên làm gì để cải thiện số đo cân nặng của trẻ? Dưới đây là một số giải pháp cũng như lời khuyên của bác sĩ nhi khoa giúp bạn điều chỉnh, tăng trưởng cân nặng và sức khỏe của con hiệu quả trong thời gian ngắn:

Chú trọng sức khỏe trong thời kỳ mang thai

Sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng và sau khi sinh. Trong thời gian này, mẹ cần ăn uống đầy đủ nhóm chất, tuyệt đối không ăn kiêng để cung cấp dinh dưỡng nuôi thai nhi. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp tập luyện nhẹ nhàng, điều độ để đưa luồng khí sạch giúp bé hít thở dễ dàng. Giữ gìn tâm trạng thoải mái để bé được tiếp nhận nguồn năng lượng tích cực, trở thành đứa trẻ hạnh phúc khi chào đời.

Nâng cao chất lượng môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh tại phòng ngủ và các không gian hoạt động của bé cần được đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thông thoáng nhằm giúp bé phát triển tốt nhất. 

Theo đó, phòng ngủ của bé cần thoáng mát, không mùi, nôi hoặc giường đủ lớn để bé nằm được thoải mái. Điều này không chỉ giúp bé ngủ ngon mà còn giúp bé nằm đúng tư thế, không ảnh hưởng đến xương khớp, đảm bảo con phát triển khỏe mạnh và đúng chuẩn.

Bên cạnh đó, không gian hoạt động khác của trẻ cũng cần thoáng sạch, không nên có quá nhiều cây cối hay vật trang trí vì có thể gây mất an toàn, hấp dẫn côn trùng lạ không tốt cho sức khỏe của con.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ là tiền đề phát triển cân nặng và sức khỏe tốt nhất cho bé. Đặc biệt, nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì dinh dưỡng sau sinh càng phải đảm bảo đủ nhóm chất, thực phẩm sạch và an toàn.

Dinh dưỡng khoa học nâng cao chất lượng sữa mẹ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các mẹ không cần chú trọng độ đặc của sữa mà hãy quan tâm đến thành phần trong sữa có đủ để giúp con tăng cân, tăng miễn dịch hay không. Mặt khác, lượng sữa mẹ ít hay nhiều tùy thuộc vào cơ địa, cụ thể là sức chứa của bầu vú nên các mẹ cũng không nên lo lắng, vội vàng bổ sung ngũ cốc, các loại thuốc gọi sữa trước khi tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số trường hợp lạm dụng có thể khiến chất lượng sữa giảm khiến bé gặp vấn đề về tiêu hóa.

Tăng cường hoạt động thể chất cho bé

Đối với trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên, bé sẽ chỉ tập làm quen với việc lật, lẫy, trườn và ngắm nhìn xung quanh. Tuy nhiên, với những trẻ đã biết bò, biết ngồi hoặc chập chững đi ở những tháng cuối trong năm đầu tiên, ba mẹ nên cho con thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng nhằm tăng sự linh hoạt của cơ thể, giúp bé khỏe mạnh, hoạt bát hơn.

Một số bài tập được khuyến khích như các động tác cho tay và chân dưới đây ba mẹ có thể áp dụng:

Động tác 1: Ở tư thế nằm ngửa, di chuyển tay bé lên xuống dọc theo cơ thể nhằm kích thích các cơ phần vai, tăng sự dẻo dai của bộ phận này.

Động tác 2: Dang tay trẻ sang ngang, sau đó đưa tay bắt chéo trước ngực để mở rộng phần vai.

Động tác 3: Di chuyển tay bé lên xuống xen kẽ theo chiều dọc cơ thể nhằm tăng sự linh hoạt phần khớp vai. Khi bé đã đủ cứng cáp, mẹ có thể xoay tròn để vùng vai khỏe mạnh hơn.

Động tác 4: Trong tư thế nằm ngừa, tay nắm vào phần gối của con, kéo chân lên xuống về phía bụng. So le một chân co, một chân duỗi như động tác đạp xe để tăng sức mạnh lên các cơ khớp gối, háng của con.

Động tác 5: Giữ hai chân trẻ chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại từ bụng sang hai bên, rồi kéo xuống dưới. Bằng cách này, cơ đùi trong và chân của con sẽ được phát triển tối đa cả về sức mạnh và chiều dài.

Trên đây là thông tin về bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn nhất cùng một số chia sẻ về sự phát triển của bé trong năm đầu tiên. Ba mẹ hãy tham khảo và áp dụng để “nuôi con không còn là cuộc chiến” nhé!

What’s the Average Baby Weight by Month? - Ngày truy cập: 15/01/2024

https://www.healthline.com/health/parenting/average-baby-weight 

Your baby's weight and height - Ngày truy cập: 15/01/2024

https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/height-weight-and-reviews/baby-height-and-weight/

Weight-for-age: Simplified field tables - Ngày truy cập: 15/01/2024

https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/weight-for-age

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey