Cha mẹ có con trong giai đoạn từ 0 - 12 tháng đều chú ý đến chỉ số cân nặng của bé và thường lo lắng liệu dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân có phải là nguy cơ suy dinh dưỡng hay không? Cùng Monkey đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình trạng trẻ không tăng cân nhé.
Trẻ sơ sinh không tăng cân có phải dấu hiệu suy dinh dưỡng?
Giai đoạn sơ sinh là một giai đoạn rất nhạy cảm bởi em bé sẽ có những thay đổi về cơ thể. Thông thường, trải qua những tháng tuổi sơ sinh, trẻ đều tăng các chỉ số về chiều cao và cân nặng trong một ngưỡng nhất định.
Trung bình mỗi ngày trong 3 tháng đầu đời, trẻ có thể tăng ít nhất 30 gram. Đến khoảng 3-6 tháng tuổi, trọng lượng tăng trưởng này sẽ giảm còn 20 gram mỗi ngày. Một số bé có thể bị giảm cân nặng trong 2 tuần đầu sau khi chào đời và sẽ nhanh chóng lấy lại cân nặng cũng như tăng cân đều đặn khi đã quen với cuộc sống bên ngoài.
Trẻ được chẩn đoán là suy dinh dưỡng khi có sự sụt giảm đáng kể về tốc độ tăng trưởng nói chung bao gồm: chỉ số về chiều cao, cân nặng, chu vi đầu,... Thế nhưng, tùy vào thể trạng và tốc độ phát triển riêng của từng bé, có những bé tăng trưởng chậm hoặc thậm chí là không tăng cân trong một tháng. Do đó, nếu em bé nhà bạn không tăng cân hoặc tăng cân chậm hơn tiêu chuẩn, không chắc chắn là trẻ đang trong trạng thái suy dinh dưỡng. Vậy nên, cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình có tốc độ phát triển khác với những bé khác.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh không tăng cân trong tháng?
Tại sao trẻ sơ sinh không tăng cân đúng chuẩn? Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm phát triển trọng lượng cơ thể? Thực tế, có vô vàn lời giải đáp cho vấn đề này, dưới đây hãy cùng Monkey điểm qua những nguyên nhân căn bản và thường gặp nhất.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không tăng cân vì sao?
Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ sơ sinh không tăng cân có thể đến từ nguồn dinh dưỡng chưa thực sự đảm bảo trong sữa mẹ. Hay nói cách khác, sữa mẹ chưa cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết để trẻ sơ sinh phát triển cân nặng.
Hoặc mẹ cho con bú sai cách, tư thế cho con bú khiến trẻ không thoải mái dẫn đến cách ngậm ti không đúng gây ảnh hưởng đến lực mút sữa của trẻ. Mẹ nên quan sát bé và điều chỉnh tư thế bú sao cho con được thoải mái nhất để con có thể ăn đủ lượng sữa cần thiết trong mỗi cữ bú.
Trong quá trình bú mẹ, nguyên nhân trẻ không tăng cân có thể là do các vấn đề về sức khỏe: hệ tiêu hóa, dạ dày, tiêu chảy, bệnh gan mãn tính,...Hay cơ thể trẻ không dung nạp được Lactose - một nguồn carbohydrate quan trọng cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh uống sữa công thức không tăng cân?
Bên cạnh sữa mẹ, sữa công thức chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con. Thế nhưng, việc pha sữa công thức không đúng cách có thể khiến con không hấp thụ một cách tốt nhất. Ngoài ra, các cữ sữa công thức, cữ sữa mẹ và chế độ ăn dặm nếu không tuân theo một lịch trình phù hợp cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh không tăng cân.
Tại sao trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng không tăng cân?
Có những trường hợp trẻ ăn rất tốt nhưng vẫn không thể tăng cân đúng chuẩn, nguyên nhân của tình trạng này là do hệ tiêu hóa non nớt của con không hấp thụ được toàn bộ thức ăn. Nếu bé nhà bạn gặp tình trạng này, cha mẹ nên xem xét lại chế độ ăn dặm của trẻ xem đã thực sự phù hợp với tháng tuổi của con hay chưa. Bởi rất có thể, trẻ đã ăn phải nhóm thực phẩm mà trẻ sơ sinh chưa thể tiêu hóa được.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên, quá trình trẻ sơ sinh tăng trưởng chậm còn đến từ một số nguyên nhân khác như:
-
Thói quen tắm cho trẻ sau khi bú: Điều này rất nguy hại đối với hệ tiêu hóa của trẻ khiến con khó hấp thụ dinh dưỡng để tăng cân. Việc bú no rồi đi tắm gội dễ khiến bé bị trớ, sặc, trào ngược dạ dày thực quản và không giữ được sữa trong dạ dày. Nghiêm trọng hơn, việc này còn có thể gây thiếu dưỡng khí lên não, làm chết não, cực kỳ nguy hiểm cho bé.
-
Trẻ gặp các vấn đề về miệng, họng như bị sứt môi, hở hàm ếch, nẻ môi, lở mép, nhiệt miệng, tưa lưỡi, viêm họng… đều khiến quá trình ăn uống của con gặp khó khăn dẫn đến việc trẻ khó tăng cân.
-
Hệ quả của việc bé được sinh non, chào đời khi chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất khiến trẻ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hấp thụ dinh dưỡng so với bạn bè cùng trang lứa.
Xem thêm: [Cảnh báo] 10 nguyên nhân & sai lầm khiến trẻ sơ sinh không tăng chiều cao
Giải pháp: Trẻ sơ sinh không tăng cân phải làm sao?
Hiểu được nguyên nhân gây kìm hãm sự phát triển của trẻ sơ sinh, cha mẹ cần áp dụng một số giải pháp hữu ích sau:
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé
Giải pháp tăng cân đầu tiên đó là cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé. Có rất nhiều phương pháp ăn dặm khoa học dành cho bé mà cha mẹ có thể tham khảo như: ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu Pháp hay cách ăn dặm truyền thống. Nhìn chung, tất cả các phương pháp đều cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho trẻ và chỉ khác nhau ở cách thức cho bé ăn.
Các nhóm thực phẩm tốt cho sự phát triển cân nặng của bé gồm có:
-
Khoai tây: cung cấp cho bé nguồn carbohydrate nhằm thúc đẩy năng lượng để trẻ trọng lượng.
-
Khoai lang: cung cấp cho bé đường và beta carotene giúp trẻ dễ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
-
Ngũ cốc: giàu vitamin E, chất béo, protein cần thiết cho trẻ nhỏ.
Khi trẻ đã làm quen với chế độ ăn dặm cơ bản, mẹ hãy bổ sung thêm các nguồn thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, rau củ quả… vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Xây dựng dinh dưỡng khoa học cho mẹ
Để em bé phát triển khỏe mạnh, trước tiên mẹ cũng cần bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng ở cữ gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm: giàu protein, canxi, sắt, DHA,...
-
Nhóm thực phẩm chứa nhiều protein: trứng, sữa, hạt óc chó, đậu nành, thịt nạc, hải sản, rau chân vịt, súp lơ,.. giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ phát triển mô cơ toàn diện, tăng cân nhanh hơn.
-
Nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi: tôm, tép, cua đồng, rau đay,... giúp hệ xương khớp phát triển, lớn nhanh, sức khỏe tốt. Ngược lại, nếu mẹ thiếu canxi sẽ dẫn đến hiện tượng con thấp còi, chậm lớn, hay vặn mình và khóc đêm.
-
Nhóm thực phẩm chứa sắt: cá chép, cá hồi, đậu xanh, đậu đỏ,...cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho máu, giúp máu có thể đi nuôi cơ thể tốt hơn.
-
Nhóm thực phẩm chứa nhiều DHA: lòng đỏ trứng gà, cá hồi,... có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ.
Cho trẻ bú mẹ đúng cách
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh nên mẹ cần cho bé bú đều đặn và đủ lượng sữa trong ngày. Trung bình mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm. Sữa mẹ khi mới bú thường chứa nhiều nước giúp bé đỡ khát và dòng sữa cuối mới chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân. Vậy nên, mẹ nên duy trì thời gian bú để con có thể hấp thụ được lượng chất béo có lợi đó.
Sử dụng sữa công thức theo hướng dẫn nhà sản xuất
Ngoài sữa mẹ, từ tháng tuổi thứ 6 trở đi, mẹ nên kết hợp bổ sung thêm sữa công thức để con hấp thụ những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện. Lưu ý, để sữa công thức phát huy hết tác dụng của mình, mẹ nên chú ý đến cách pha, liều lượng pha và sắp xếp lịch uống phù hợp với uống sữa mẹ.
Chăm sóc giấc ngủ của bé
Cuối cùng là giải pháp về giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển cân nặng của con. Cha mẹ tránh để bé ngủ ít vào ban ngày, điều này sẽ dẫn đến việc bé bị thiếu ngủ và sẽ quấy khóc vào ban đêm khiến chu trình giấc ngủ bị rối loạn.
Bên cạnh thời gian ngủ hợp lý, đảm bảo con yêu có không gian ngủ thoáng đãng, thoải mái, ít chịu ảnh hưởng từ môi trường như: ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng,... sẽ giúp con ngủ sâu giấc hơn.
Bài viết trên đã nêu lên những nguyên nhân và giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không tăng cân, hy vọng Monkey đã đem đến cho cha mẹ những kiến thức bổ ích về nuôi dạy trẻ.