zalo
Trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh có nguy hiểm không?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh có nguy hiểm không?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

31/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Rất nhiều phụ huynh hiện đang mắc kẹt trong sự lo âu bởi nhịp thở của bé không bình thường, cụ thể hơn là thở mạnh ở trẻ. Nếu ba mẹ đang tìm kiếm những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp cho vấn đề trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh thì bài viết sau đây chính là nguồn thông tin bổ ích và cần thiết nhất.

Nhận biết nhịp thở bình thường của trẻ 1 tuổi

Nhịp thở của người lớn và trẻ sơ sinh có sự khác biệt nên ba mẹ không cần lo lắng nếu bé thở mạnh hoặc không ổn định. Các cơ quan hô hấp của trẻ 1 tuổi vẫn còn yếu, đang trong quá trình phát triển khỏe mạnh nên cách vận hành cũng như hít thở sẽ không giống người lớn. 

Dưới đây là các đặc điểm nhận biết nhịp thở bình thường của trẻ 1 tuổi: 

  • Trẻ thở bằng mũi nhiều hơn miệng.

  • Thềm ngực của trẻ so với người lớn sẽ mềm hơn

  • Hệ thống hô hấp của trẻ 1 tuổi cũng có diện tích nhỏ hơn so với người lớn nên việc lưu thông luồng khí sẽ bị cản trở nhiều hơn

Các cơ quan hô hấp của trẻ 1 tuổi vẫn còn yếu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhi khoa, nhịp thở bình thường của trẻ 1 tuổi thuộc tầm khoảng từ 24 - 30 nhịp/phút. Trong quá trình lưu thông khí, trẻ có thể ngừng khoảng 5 giây giữa các nhịp thở. Khi trẻ lớn dần, khoảng cách nhịp thở sẽ mất dần. 

Nếu ba mẹ vẫn còn lo lắng về vấn đề này, hãy thử kiểm tra bằng những cách sau đây để xem xem nhịp thở của con có bình thường hay không:

  • Tập trung lắng nghe nhịp thở của bé: Áp tai vào miệng và mũi của trẻ và nghe xem tiếng thở có đều đặn, tiếng thở có khò khè hay bị nghẹt không

  • Quan sát sự chuyển động lên xuống của ngực trẻ, để chắc chắn rằng nó chuyển động khớp với nhịp thở của bé. 

Nếu ba mẹ nhận thấy các bé có những biểu hiện như thở mạnh, thở nhanh gấp gáp, phát sốt hoặc thở nặng nề, thì có thể trẻ đang gặp các bệnh lý về đường hô hấp. Việc ba mẹ cần làm là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám chữa kịp thời, tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. 

Nhịp thở bình thường của trẻ 1 tuổi khoảng từ 24 - 30 nhịp/phút (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu bé 1 tuổi ngủ thở mạnh

Nếu trẻ thở mạnh với tần suất ít nhưng vẫn ăn uống và sinh hoạt vui chơi bình thường, vui vẻ thì ba mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện sau thì ba mẹ cần lưu ý để đề phòng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ:

1. Ngực phập phồng mạnh

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất và có thể quan sát trực tiếp đó là chuyển động lên xuống ở cơ ngực của trẻ diễn ra mạnh mẽ, có phần gấp gáp và không đều đặn. Biểu hiện bất thường ở đây là vùng giữa bụng và ngực của trẻ bị hõm sâu vào khi hít thở.

Rất có thể trẻ đã mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc nặng hơn là bệnh viêm phổi. Ba mẹ không được chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám bệnh ngay khi phát hiện được điều bất thường.

2. Thở ra tiếng

Nếu ba mẹ nghe được rõ ràng tiếng thở khi trẻ hô hấp, đặc biệt là tiếng thở mạnh, rõ ràng. Có nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng mũi, viêm đường hô hấp, dẫn đến cản trở sự lưu thông của khí.

3. Hơi thở nặng nề, khò khè

Trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh còn bao gồm dấu hiệu đó là việc trẻ thở khò khè. Đây là hiện tượng xảy ra do tắc nghẽn đường hô hấp ở trẻ, gây khó khăn trong việc hít thở và đôi lúc nghe như tiếng ngáy. 

Nếu bé thở khò khè đi kèm với các biểu hiện như sốt, ho, biếng ăn, mệt mỏi,...thì hãy đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán bệnh và thăm khám.

Ba mẹ không được chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám bệnh ngay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh bụng phập phồng

1. Sức đề kháng yếu

Vào khoảng thời gian đầu, cơ thể của bé vẫn còn rất non yếu. Sức đề kháng chưa được nạp đầy đủ và hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó khả năng chống chọi với những nguy cơ về viêm đường hô hấp như nghẹt mũi, viêm nhiễm, cảm mạo,... còn rất yếu. 

Những bệnh lý này một khi mắc phải sẽ gây khó chịu cho trẻ khi hít thở. Do đó trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh phần lớn là do những yếu tố này.

2. Hệ hô hấp chưa hoàn thiện

Trẻ 1 tuổi vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển dần. Vì vậy, các cơ quan hô hấp cũng như sức đề kháng còn kém là điều dễ hiểu. Trẻ 1 tuổi còn nhỏ nên các bộ phận đóng vai trò trong việc điều tiết hô hấp vẫn còn nhỏ, hẹp. Điều này dẫn đến việc khí lưu thông không dễ dàng, dễ bị tắt nghẽn và cản trở, gây nên hiện tượng bé 1 tuổi thở mạnh

Hệ hô hấp của trẻ 1 tuổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3. Dị ứng thời tiết

Trẻ 1 tuổi dễ nhạy cảm với môi trường xung quanh, bao gồm nhiệt độ, khí hậu, ánh sáng,... Khi trẻ đột ngột chuyển sang một thời tiết khác, một môi trường khác mà chưa kịp thích ứng, trẻ sẽ bị dị ứng và gây ra tiếng thở mạnh khi ngủ.

4. Các bệnh lý mà trẻ mắc phải

Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây nên việc bé 1 tuổi ngủ thở mạnh. Trẻ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản cấp tính,... làm ảnh hưởng không tốt đến việc hít thở và lưu thông khí.

Do đó, trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu khi hít thở bình thường. Trong lúc ngủ, để chống chọi với sự khó chịu này, trẻ sẽ thở mạnh, phát ra tiếng thở khò khè. Ba mẹ cần điều trị kịp thời vì nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh có nguy hiểm không?

Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh và người lớn không giống nhau. Nếu các bé thở mạnh nhưng vẫn ăn uống đều đặn, sinh hoạt mạnh khỏe và ngủ đúng giờ giấc, trong giấc ngủ không bị rối loạn thì đừng quá lo lắng. Vì đây chỉ là đặc điểm của trẻ 1 tuổi - độ tuổi mà hệ hô hấp chưa hoàn thiện, gây nên một số cản trở do hạn hẹp về diện tích thành ngực.

Tùy theo biểu hiện để xác định nguy cơ sức khỏe ở bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặt khác, nếu trẻ 1 ngủ ngủ thở mạnh kèm theo đó là các biểu hiện nguy hiểm như đã nói ở trên thì trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ và quan tâm chăm sóc, tăng cường sức đề kháng của trẻ một cách chu đáo.

Xem thêm: Trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ có đáng lo ngại?

5. Cách xử trí khi trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh an toàn hiệu quả

Trong giấc ngủ, nếu mẹ phát hiện trẻ thở mạnh, hãy thử thực hiện những cách sau đây để điều hòa lưu thông khí giúp trẻ thoải mái hơn:

  • Điều chỉnh tư thế nằm: Trẻ thở mạnh có thể do tư thế nằm chưa được thoải mái (nằm sấp, nằm đè cánh mũi,...) gây khó khăn trong việc hít thở. Ba mẹ hãy thay đổi tư thế nằm lại cho bé, cho bé nằm thăng và ngửa để bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

  • Vệ sinh mũi hằng ngày: Ba mẹ dùng một lượng nước muối sinh lí thích hợp và vừa đủ để rửa mũi, họng và tai cho bé mỗi ngày. Việc này sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn tác động đến hệ hô hấp của bé. Tần suất vệ sinh cho trẻ khoảng 2 - 3 lần/ tuần, hoặc nếu trẻ có biểu hiện mạnh về vấn đề ngủ thở mạnh, ba mẹ nên vệ sinh cho trẻ 2 lần/ngày.

  • Khám sức khỏe cho trẻ đều đặn: Ba mẹ cần đưa bé đi tái khám và kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Nếu phát hiện tình trạng bệnh của bé, hoặc chứng ngủ thở mạnh mãi vẫn không hết, ba mẹ cần gặp bác sĩ ngay để chữa trị dứt điểm cho bé

Điều chỉnh tư thế nằm, vệ sinh mũi và khám sức khỏe đều đặn cho trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, ba mẹ đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để giúp bé cải thiện tình trạng thở mạnh khi ngủ. Trẻ 1 tuổi ngủ thở mạnh sẽ không còn là nỗi lo nếu các bậc phụ huynh quan tâm săn sóc sức khỏe của con mình chu đáo, kỹ lưỡng và thường xuyên. Bảo vệ sức khỏe cho bé cũng là cách giữ gìn niềm hạnh phúc to lớn của gia đình.

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!