Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng “đúng chuẩn” không chỉ tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng mà còn phải giúp con tăng cân. Vậy ba mẹ sẽ xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi như thế nào? Hãy cùng Monkey tham khảo thực đơn chuẩn theo gợi ý từ chuyên gia nhé!
Bé 7 tháng tuổi ăn được những gì?
Với giai đoạn 7 tháng tuổi, cân nặng của bé trai trung bình là 8,3kg và chiều dài đạt mức 69,2cm. Còn đối với bé gái, cân nặng khoảng 7,6kg, chiều dài trung bình là 67,3cm. Vậy bé 7 tháng ăn dặm như thế nào để con phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần? Điều này sẽ phụ thuộc vào việc ba mẹ xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đầy đủ các loại thực phẩm dưới đây:
Chất đạm
Ở giai đoạn này, mẹ cần bổ sung chất đạm vào công thức ăn dặm cho bé 7 tháng. Những loại thực phẩm giàu chất đạm mà mẹ nên sử dụng trong giai đoạn này gồm thịt lợn, trứng, đậu phụ và cá trắng.
Nhu cầu sử dụng chất đạm trong thực đơn ăn dặm bé 7 tháng là từ 23 - 25 gam một ngày. Hàm lượng chất đạm có trong 100g thực phẩm theo từng loại như sau: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà nạc có 20-21 gam đạm; cá và tôm (chỉ tính phần thịt) 16 - 18 gam đạm; trứng gà/ vịt 13-14 gam đạm.
Trái cây
Trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn dặm cho bé 7 tháng, vì nó chứa hàm lượng vitamin cao, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ lưu y, cho bé ăn trái cây từng chút, từng chút một. Sau khi trẻ đã quen với mùi vị và cách ăn thì mới bắt đầu tăng dần số lượng trong mỗi bữa cũng như đa dạng loại quả cho con.
Để bé dễ ăn hơn, mẹ có thể bỏ vỏ, hạt rồi hấp và nghiền thật nát để bé thưởng thức.
Rau xanh
Rau xanh cung cấp lượng lớn chất xơ và vitamin cho bé. Hầu hết các loại rau xanh đều sẽ thích hợp với bé, trong đó tốt nhất là rau ngót, rau dền, cải bó xôi khoai lang,… Mẹ lưu ý, không nên cho bé ăn rau sống mà hãy hấp hoặc luộc rồi xay nhỏ nấu cùng với cháo hay cắt nhỏ cho bé cầm ăn nếu áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.
Những nguyên tắc vàng xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Trong những năm đầu đời của trẻ, chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng hàng đầu. Muốn xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng một cách chuẩn chỉnh, ba mẹ hãy lưu ý những nguyên tắc “vàng” sau đây:
Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng
Mẹ cần cung cấp đủ các chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn dặm trẻ 7 tháng. Các nhóm chất này sẽ mang lại những lợi ích sau cho trẻ:
-
Nhóm chất tinh bột như gạo, bột mì, ngũ cốc sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bé hoạt động, cấu tạo nên tế bào và mô, cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
-
Nhóm chất đạm như thịt, cá, tôm, sữa, đậu, lạc, vừng, trứng…) giúp xây dựng tế bào, các cơ, xương và hỗ trợ vận chuyển các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể bé.
-
Nhóm vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả) có tác dụng duy trì chức năng sinh lý và sinh hóa của cơ thể… chuyển hóa chất, tăng sức đề kháng giúp bé chống lại các bệnh nhiễm trùng.
-
Nhóm chất béo là nguồn cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc và dung môi hòa tan các vitamin A, E, D, K… Chất béo thường có trong dầu, mỡ, bơ…
Ngoài ra, mẹ nên xen kẽ các bữa ăn ngọt và mặn để bé thay đổi khẩu vị cũng như kích thích cảm giác thèm ăn.
Lượng thức ăn vừa đủ với cân nặng của bé
Cân nặng và lượng thức ăn của bé có mối liên hệ với nhau, ví dự như một bé 8kg sẽ cần lượng thức ăn khác với bé 9kg. Do đó, mẹ hãy quan sát cân nặng để lên thực đơn phù hợp với con.
Vấn đề “bé 7 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ” hay “bé 7 tháng ăn dặm mấy bữa” sẽ tùy thuộc vào nhu cầu hàng ngày của bé. Trung bình, bé 7 tháng tuổi có thể ăn từ 2 – 3 bữa ăn dặm kết hợp với 3 – 4 cữ sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, một số bé có thể ăn nhiều hoặc ít hơn so với mức trung bình.
Nếu trong 2 tháng con không tăng cân hoặc tăng quá ít thì có thể thực đơn đang bị thiếu hụt dinh dưỡng và mẹ cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
Cho con ăn đúng giờ, lịch trình khoa học
Ăn đúng giờ với một lịch trình khoa học là quy tắc vô cùng quan trọng để bé tăng cân đều. Do đó mẹ hãy xây dựng một thời gian biểu cho con thật phù hợp. Đồng thời duy trì cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức khoảng 600 - 700ml/ ngày.
Khi chế biến đồ ăn cần phải hạn chế nêm nếm gia vị như muối, đường, nước mắm,... Nếu bé ăn cháo, mẹ hãy nấu theo tỉ lệ 1:7, tức là 10 gam gạo thì cần 70ml nước.
Những thực phẩm bé chưa ăn được
Bên cạnh vấn đề trẻ “7 tháng ăn dặm được những gì” thì các loại thực phẩm cần tránh cho bé ở giai đoạn này bao gồm:
-
Mật ong: Mật ong thường chứa bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ngộ độc. Tuy nhiên, đường ruột của người lớn có thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này nhưng ở trẻ nhỏ thì không, điều này dẫn đến ngộ độc và nguy hiểm tính mạng.
-
Sữa bò và sữa đậu nành: Trẻ 7 tháng chưa thể tiêu hóa các protein trong sữa bò và sữa đậu nành, điều này sẽ ảnh hưởng đến thận của bé. Do đó, ba mẹ không nên dùng sữa bò và sữa đậu nành để chế biến đồ ăn dặm cho bé 7 tháng.
-
Các thức ăn dạng khối lớn: Với những thức ăn có dạng khối lớn có thể mắc kẹt trong cổ họng của bé. Vì vậy, ba mẹ nên cắt thức ăn thành những miếng không lớn hơn 1⁄2 kích thước ban đầu của thức ăn.
-
Rau sống: Các loại sống chứa nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
-
Các loại thức ăn khác bao gồm: Thức ăn dính (kẹo cao su, thạch, kẹo dẻo, phô mai chảy…); đậu phộng; sô cô la; các loại thịt chế biến sẵn hoặc nước sốt công nghiệp (thịt xông khói, xúc xích)… vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Cháo dashi
Nguyên liệu:
-
Nước dùng dashi, thường là các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, súp lơ,...
Cách chế biến:
-
Nấu nước dashi: Mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc. Với khoảng 250 gram rau củ thì mẹ sử dụng 800 - 1.000 ml nước để nấu cho rau củ chín mềm. Sau khi chín, mẹ vớt phần rau củ ra rồi nghiền hoặc ray. Phần nước còn lại trong nồi chính là nước dashi.
-
Nấu cháo bằng nước dashi: Vo sạch gạo để loại bỏ bụi bẩn. Cho gạo và nước dùng dashi vào nồi với tỉ lệ 1 : 5. Mẹ có thể điều chỉnh lượng nước để làm cháo loãng hay cháo đặc tùy vào sở thích của bé. Hầm cháo đến khi cháo chín nhừ thì cho phần rau củ đã nghiền nhuyễn vào cháo. Vậy là mẹ đã có món cháo nấu cùng nước dùng dashi cho bé rồi!
Cháo rau ngót
Nguyên liệu:
-
30 gam thịt lợn nạc
-
30 gam rau ngót
-
Bột ăn dặm hoặc gạo
Cách làm:
-
Thịt lợn nạc băm hoặc xay nhỏ
-
Rau ngót rửa sạch rồi băm nhỏ
-
Đun nóng dầu ô liu rồi cho thịt lợn vào xào săn lại
-
Dùng bột ăn dặm ngâm với nước hoặc gạo vo sạch rồi đem nấu nhừ. Khi cháo đã chín, mẹ cho rau ngót và thịt lợn vào khuấy đều. Để cháo sôi khoảng 2-3 phút thì tắt bếp. Vậy là mẹ đã bổ sung thêm được một món ăn vào danh sách thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé 7 tháng tuổi rồi nhé.
Cháo dashi bí đỏ
Nguyên liệu:
-
30 gam bí đỏ
-
Gạo hoặc bột ăn dặm
Cách làm:
-
Mẹ gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch rồi cắt khúc. Với 30 gam bí đỏ thì mẹ sử dụng khoảng 800 - 1.000 ml nước. Nấu cho bí đỏ chín mềm. Sau khi bí đỏ đã chín, mẹ vớt phần rau củ quả ra nghiền hoặc rây.
-
Gạo vo sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho gạo và nước dùng dashi vào nồi với tỉ lệ 1 gạo 5 nước. Mẹ có thể điều chỉnh lượng nước để làm cháo loãng hay đặc tùy theo khả năng ăn của bé. Hầm cháo đến khi chín nhừ thì có thể cho phần rau củ đã được nghiền nhuyễn vào. Vậy là mẹ đã có món cháo dashi bí đỏ cho bé rồi!
Cháo súp lơ xay
Nguyên liệu:
-
Thịt bò
-
Súp lơ
-
Phô mai
-
Bột ăn dặm hoặc gạo
-
Dầu oliu
Cách chế biến:
-
Súp lơ rửa sạch, cắt miếng rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng phô mai.
-
Thịt bò băm hoặc xay nhuyễn.
-
Dùng bột ăn dặm ngâm với nước hoặc gạo vo sạch rồi đem nấu nhừ. Cho thịt bò và súp lơ vào khuấy đều.
-
Để thêm khoảng 5-7 phút thì mẹ hãy tắt bếp, đổ bột ra bát và trộn thêm 1 thìa dầu oliu là có thể cho bé thưởng thức.
Bí xanh nước dashi
Nguyên liệu:
-
30 gam bí xanh
-
Gạo
Cách làm:
-
Mẹ gọt vỏ bí xanh rồi rửa sạch, cắt khúc. Với 30 gam bí xanh thì mẹ sử dụng khoảng 800 - 1.000ml nước.
-
Nấu cho bí xanh chín mềm rồi vớt ra nghiền hoặc rây.
-
Gạo vo sạch rồi cho vào nước dùng dashi với tỉ lệ 1 gạo 5 nước. Mẹ có thể điều chỉnh lượng nước để làm cháo loãng hay đặc tùy lựa chọn.
-
Hầm cháo cho đến khi chín nhừ rồi thêm phần rau củ đã được nghiền nhuyễn vào khuấy đều. Vậy là mẹ đã hoàn thành được thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng.
Cà rốt trứng gà mồng tơi
Nguyên liệu cần có:
-
Gạo dẻo: 100 gam
-
Nếp: 30 gam
-
Nước dùng: 1,2 lít
-
Rau mồng tơi: 100 gam
-
2 quả trứng gà
-
Hành tím bào 40 gam
-
Hành lá: 3 tép
-
Dầu ô liu
Cách nấu:
-
Gạo và nếp vo sạch, nấu với nước dùng
-
Rau mồng tơi cắt nhỏ
-
Hành tím phi vàng đều
-
Đập ra chén 2 quả trứng, cắt nhỏ hành lá và đánh đều
-
Khi cháo chín nhừ thì cho rau mồng tơi, trứng gà vào khuấy đều
-
Tắt bếp, đổ cháo ra bát rồi cho 1 muỗng dầu ô liu vào.
-
Mẹ hãy để nguội rồi cho bé thưởng thức.
Xem thêm: Gợi ý top 5+ bánh ăn dặm cho bé 7 tháng tốt nhất hiện nay
Cháo cá hồi
Nguyên liệu:
-
Cá hồi 30 gam
-
Bí đỏ 20 gam
-
Gạo
-
Dầu ô liu
-
Hành củ
Cách làm:
-
Vo gạo cho sạch rồi nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.
-
Cá hồi rửa sạch, để ráo, thái miếng nhỏ.
-
Hành củ bóc vỏ, phi vàng với dầu ô liu. Cho cá hồi vào xào, có thể dùng thìa tán nhỏ vì cá hồi rất mềm.
-
Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, luộc chín rồi dùng thìa cơm nghiền nhuyễn.
-
Tiếp đó mẹ hãy cho phần cá hồi đã xào vào nồi cháo rồi đun sôi.
-
Tắt bếp, múc cháo ra tô cho nguội để bé ăn.
Cháo rong biển cá bào
Nguyên liệu:
-
15 cm rong biển.
-
10 gram cá ngừ thái lát mỏng phơi khô.
-
1 lít nước.
Cách làm:
-
Rửa sạch rong biển, sau đó cắt thành các miếng nhỏ và ngâm trong 30 phút.
-
Sau đó đun sôi rong biển 30 giây rồi vớt ra.
-
Cho cá ngừ khô (hay còn gọi là cá bào) vào nồi nước luộc rong biển. Đun trong 30 giây rồi lọc lấy bã cá ngừ khô.
-
Cho phần nước dashi rong biển cá bào nấu với gạo đã vo sạch theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước. Khi cháo đã chín nhừ thì mẹ đổ ra bát cho nguội rồi để bé thưởng thức.
Súp cà rốt rau dền
Nguyên liệu:
-
Rau dền
-
1/3 củ cà rốt
-
Táo
-
60ml nước dashi
-
1 thìa bột năng
Cách làm:
-
Rau dền nhặt bỏ lá úa, cà rốt gọt vỏ rồi mang đi rửa sạch. Luộc cà rốt và rau dền chín, sau đó băm hoặc xay nhỏ.
-
Táo rửa sạch gọt vỏ, mài nhuyễn và ép lấy nước.
-
Cho tất cả vào nước dashi đun trong khoảng 5 phút với lửa nhỏ.
-
Pha bột năng với 3 thìa nước rồi từ từ rót vào nồi, đun cho đến khi tạo thành món súp sền sệt là món ăn đã thành công.
Cháo yến mạch cá trê
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Yến mạch: 300 gram
-
Cá trê khoảng 200 gram
-
Đậu Hà Lan
-
Dầu ô liu
Cách thực hiện:
-
Ngâm yến mạch trong khoảng 20 phút, sau đó khuấy đều cho tan ra
-
Cá trê làm sạch, hấp chín rồi gỡ bỏ xương, băm nhuyễn và phi cùng với hành cho thơm. Đậu Hà Lan rửa sạch rồi xay nhuyễn.
-
Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi thì cho yến mạch đã khuấy tan vào đảo đều. Tiếp theo là cho thịt cá cùng đậu Hà Lan vào khuấy cùng. Đun cháo trong 15 phút thì tắt bếp và múc ra bát cho nguội để bé ăn
Cháo rau ngót khoai tây tôm
Nguyên liệu:
-
Gạo
-
2 con tôm
-
1/2 củ khoai tây
-
50 gram rau ngót
Cách chế biến:
-
Gạo bạn vo sạch rồi nấu nhừ.
-
Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở phần lưng và băm nhỏ ra.
-
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi băm hoặc xay nhuyễn.
-
Rau ngót nhặt lấy lá và rửa sạch, sau đó xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
-
Cho 1 muỗng canh dầu ô liu vào chảo, đun nóng rồi cho tôm vào xào nhanh. Khi tôm đã săn lại thì mẹ hãy tắt bếp.
-
Cho khoai tây, tôm vào nấu với cháo trong 5 phút nữa thì cho tiếp rau ngót vào khuấy đều. Đun thêm 2 - 3 phút nữa thì tắt bếp là mẹ đã hoàn thành được một bữa ăn thơm ngon, bổ dưỡng trong chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi rồi.
Cháo thịt gà yến mạch
Nguyên liệu:
-
Thịt gà 100 gram
-
Yến mạch 200 gram
-
½ củ cà rốt
-
Hành tím 2 củ
-
Dầu ô liu
Cách làm:
-
Rửa thịt gà, bỏ da và để ráo nước. Mẹ cho thịt gà vào máy xay nhuyễn vừa phải hoặc băm nhỏ.
-
Hành tím bóc vỏ và băm nhuyễn.
-
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái sợi nhuyễn.
-
Mẹ cho 1 muỗng canh dầu ô liu vào nồi rồi phi thơm hành tím. Khi hành vàng, mẹ cho thịt gà vào xào chín. Sau đó đổ 1 lít nước vào thịt gà, đậy nắp và nấu trên lửa lớn. Khi nước sôi, cho yến mạch vào và đảo đều, đun trong 5 phút thì cho cà rốt vào và nấu trong 15 phút.
Cháo yến mạch bí xanh
Nguyên liệu:
-
Yến mạch cán 50 gram
-
Bí xanh 100 gram
-
Thịt lợn băm 50 gram
-
Hành tím 1 củ
-
Dầu ô liu
Cách làm:
-
Hành bóc vỏ băm nhuyễn.
-
Bí xanh gọt vỏ thái miếng nhỏ.
-
Cho một chút dầu ô liu vào chảo rồi phi thơm hành tím. Khi hành vàng thì cho thịt băm vào xào chín.
-
Khi thịt săn lại mẹ hãy thêm chút nước rồi cho bí xanh vào đảo chung thêm 2 phút.
-
Đổ thêm 100ml nước đun cho đến khi bí chín nhừ thì dùng thìa tán nhuyễn.
-
Đậy nắp nồi đun cho đến khi sôi thì cho yến mạch vào, trộn đều và nấu thêm 10 phút thì tắt bếp, để nguội cho bé thưởng thức.
Cháo thịt bò
Nguyên liệu:
-
Thịt bò 100 gram
-
Cháo trắng
-
1/2 quả ớt chuông
-
Ngô bao tử và phô mai
Cách làm:
-
Ớt chuông và ngô rửa sạch, băm nhỏ.
-
Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn rồi xào săn lại, tiếp đến thì cho ớt và ngô vào xào.
-
Khi mẹ đã nấu chín cháo thì cho hỗn hợp thịt bò, ớt chuông và ngô bao tử vào nấu thêm 3-5 phút. Tắt bếp và cho nửa viên phô mai vào đảo đều, để nguội rồi đút cho bé ăn.
Cháo bột gà cà rốt
Nguyên liệu:
-
Thịt gà 100 gram
-
1/2 củ cà rốt
-
Bột gạo
Cách làm:
-
Thịt gà rửa sạch rồi xay nhuyễn, xào săn với dầu ăn
-
Cà rốt gọt vỏ, xay nhuyễn
-
Hòa bột với nước, nấu trên bếp cho sôi rồi đổ gà và cà rốt vào
-
Đến khi bột chín sánh mịn lại thì tắt bếp, để nguội cho bé ăn.
Xem thêm: Top 10 mì ăn dặm cho bé 7 tháng ngập ngoại giá tốt
Như vậy, Monkey đã chia sẻ cho mẹ các thông tin chi tiết về thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi được gợi ý từ chuyên gia hàng đầu. Hy vọng những công thức trên đây sẽ giúp mẹ xây dựng được thực đơn ăn dặm vừa thơm ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho bé. Đừng quên theo dõi các bài viết của Monkey để “bỏ túi” thêm nhiều thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ nhé!
1. 7-month-baby Diet: An Authoritative Guide by Our Experts - truy cập ngày 22/8/2022
https://www.healthhub.sg/live-healthy/2021/meal-ideas-month-7
2. 7 months weaning planner - truy cập ngày 22/8/2022
https://www.ellaskitchen.co.uk/helpful-stuff/weaning-planner-7-months